Trung Quốc đình chỉ đối thoại kinh tế với Australia
Bắc Kinh thông báo đình chỉ vô thời hại Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc – Australia, kênh liên lạc quan trọng giữa hai nước.
“Dựa trên thái độ của chính phủ Australia với sự hợp tác Trung Quốc – Australia, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc quyết định đình chỉ vô thời hạn tất cả các hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế Chiến lược hai nước”, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc thông báo trên trang web ngày 6/5.
Bắc Kinh cáo buộc giới chức Canberra đã thực hiện loạt biện pháp phá vỡ các hoạt động trao đổi và hợp tác bình thường giữa Trung Quốc – Australia vì “tư duy Chiến tranh Lạnh và quan điểm phân biệt đối xử”.
Quốc kỳ Australia tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi tháng 4/2016. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Australia ngay lập tức gọi quyết định của Trung Quốc là “đáng thất vọng”. Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cũng khẳng định Đối thoại Kinh tế Chiến lược Australia – Trung Quốc vốn cung cấp diễn đàn quan trọng cho hợp tác hai nước.
Thủ tướng Australia Scott Morrison trong khuôn khổ cuộc đối thoại kinh tế với Trung Quốc năm 2017 đã gặp các nhà đầu tư lớn của nước này cùng Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia He Lifeng để thảo luận về “cơ hội cho các doanh nghiệp hai nước”.
Tuy nhiên, quan hệ Bắc Kinh – Canberra nhanh chóng trở nên nghiêm trọng sau đó khi Australia năm 2018 cấm gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tham gia mạng 5G. Australia gần đây tiếp tục ban hành luật chống can thiệp nước ngoài, được cho là nhắm vào Trung Quốc, và liên tục chỉ trích Bắc Kinh về nguồn gốc Covid-19, nhân quyền và luật an ninh Hong Kong.
Trung Quốc bất ngờ dịu giọng với Australia, kêu gọi Canberra 'tăng cường sự tin cậy lẫn nhau'
Ngày 9/12, một người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia nói rằng, Bắc Kinh hy vọng Canberra nỗ lực hơn nữa để tăng cường tin cậy lẫn nhau.
Một người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia nói rằng, Bắc Kinh hy vọng Canberra nỗ lực hơn nữa để tăng cường tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ song phương trở lại quỹ đạo đúng đắn. (Ảnh minh họa. Nguồn: News.com.au)
Người phát ngôn này cho rằng, cái gọi là những mối quan ngại của Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Simon Birmingham về sự tôn trọng của Bắc Kinh đối với Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Australia (ChAFTA) là hoàn toàn vô căn cứ.
"Trên thực tế, Trung Quốc đã tích cực thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Các loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Australia đã được hạ thấp trong 6 năm liên tiếp kể từ 2015. Hiện nay, khoảng 95% hàng hóa nhập khẩu từ Australia được hưởng mức thuế bằng 0", người phát ngôn trên khẳng định.
Người này lưu ý, trái lại, Chính phủ Australia từ năm 2018 đã từ chối 10 dự án đầu tư của Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia hoặc lợi ích quốc gia.
"Mối quan hệ lành mạnh và ổn định giữa Trung Quốc và Australia phục vụ những lợi ích cơ bản của cả hai bên. Chúng tôi hy vọng Australia có thể nỗ lực hơn nữa để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác song phương phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Australia để đưa quan hệ song phương quay trở lại quỹ đạo đúng đắn một cách sớm nhất có thể", người phát ngôn này nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ trưởng Birmingham đã cáo buộc Trung Quốc phá hoại "tinh thần và nội dung" của ChAFTA và các nghĩa vụ của Bắc Kinh theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong bối cảnh cường quốc châu Á này gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào hàng xuất khẩu của Australia.
Trong một báo cáo theo yêu cầu của Thượng viện Australia, ông Birmingham cho biết, các biện pháp của chính phủ Trung Quốc nhằm vào hàng hóa của Australia làm dấy lên lo ngại về việc Bắc Kinh không tuân thủ nội dung và tinh thần của ChAFTA, cũng như các nghĩa vụ WTO.
Theo Bộ trưởng Birmingham, Trung Quốc đang phớt lờ các quy định của ChAFTA yêu cầu 2 bên tổ chức những cuộc họp và đánh giá thường xuyên.
Sau một thời gian đầu tuân thủ các cam kết song phương, Chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây đã thiếu hợp tác trong việc sử dụng các cấu trúc này.
Ông Birmingham khẳng định, việc Trung Quốc áp đặt "các biện pháp ngăn chặn và hạn chế" đối với một loạt hàng hóa và dịch vụ của Australia trong những tháng gần đây là vi phạm ChAFTA được ký kết vào năm 2015.
Australia yêu cầu Trung Quốc làm rõ lệnh cấm nhập khẩu than Chính phủ Australia đang yêu cầu Trung Quốc làm rõ việc cấm nhập khẩu than của nước này trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Canberra và Bắc Kinh ngày càng leo thang. Chính phủ Australia đang yêu cầu Trung Quốc làm rõ việc cấm nhập khẩu than của nước này. Ảnh" Bloomberg Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết...