Trung Quốc điều tra các quan chức tham nhũng “chết bất thường”
Chính quyền Trung Quốc đã khởi động một chiến dịch điều tra các “cái chết bất thường” của Đảng viên nước này sau khi hàng loạt quan chức tự sát giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình đang được đẩy mạnh.
Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập chi nhánh tại An Huy của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã Tống Bân. (Ảnh: China Daily)
Hãng thông tấn AFP cho hay Đảng cộng sản Trung Quốc đã chuyển các biểu mẫu tới các quan chức trên toàn đất nước, yêu cầu họ khai thông tin về các Đảng viên “chết bất thường” từ tháng 12/2012 đến nay, thời điểm mà ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch và bắt đầu chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” không khoan nhượng.
Cơ quan điều tra yêu cầu các quan chức địa phương phải liệt kê thông tin về các trường hợp tự tử của các đảng viên, trong đó có phương thức tự tử và việc họ có bị điều tra tham nhũng trước khi chết hay không.
Từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành một đợt trấn áp tham nhũng mạnh tay đối với cả những “hổ lớn” cho đến những “ruồi nhỏ”, các quan chức cấp cao và cấp thấp trong bộ máy chính quyền Trung Quốc.
IB Times dẫn một bản báo cáo cho thấy 54 quan chức Trung Quốc đã “chết một cách bất thường” trong năm 2013, năm đầu tiên ông Tập lên nắm quyền. Trong số 5 quan chức này, 40% số người chết là do tự tử.
Video đang HOT
Trong năm 2014, nhiều quan chức lớn của Trung Quốc đã tự tử, trong đó có Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập chi nhánh tại An Huy của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã Tống Bân. Ông này đã tự tử tại văn phòng vào cuối tháng 4 năm ngoái.
Đầu năm nay, báo chí Trung Quốc đưa tin Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch đã định nhảy lầu tự tử khi biết ông sắp bị “sa lưới”. Khi bị bắt chiều hôm 4/1, ông Dương đã lao ra cửa sổ văn phòng, toan nhảy lầu tự vẫn nhưng không thành.
AFP dẫn lời giáo sư Lin Zhe của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc năm ngoái nhận định tự tử đã trở thành một “lỗ hổng pháp lý để các quan chức tham nhũng thoát tội”. Giáo sư Lin nói các quan chức bị nghi tham nhũng “sẵn sàng chết để bảo vệ chức vị, danh dự và bảo toàn khối tài sản đã kiếm được cho gia đình. Khi chết đi, thu nhập bất chính của họ sẽ không bị tịch thu”.
China Daily bình luận cái chết của quan chức đang bị điều tra tham nhũng có thể bảo vệ được các tham quan khác, thường là những người có chức vụ cao hơn trong đường dây. Bởi khi kẻ bị tình nghi chết, các cuộc điều tra sẽ bị dừng lại.
Thoa Phạm
Theo AFP
Trung Quốc: Bí thư Thành ủy Nam Kinh toan nhảy lầu trước khi bị bắt
Báo chí Trung Quốc đưa tin Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch đã định nhảy lầu tự tử khi biết ông sắp bị "sa lưới". Có ý kiến cho rằng đối với các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc, tự tử là một quyết định có thể hiểu được.
Cựu Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch. (Ảnh: Telegraph)
Ông Dương Vệ Trạch (52 tuổi) từng là Bí thư Thành ủy Nam Kinh, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh Giang Tô trước khi bị "ngã ngựa" hồi đầu tháng này.
Báo Changjiang Times của Trung Quốc mới đây cho hay khi bị bắt chiều hôm 4/1, ông Dương đã lao ra cửa sổ văn phòng, toan nhảy lầu tự vẫn nhưng không thành.
Chiều hôm 4/1, ông Dương đang chủ trì cuộc họp ở thành ủy Nam Kinh thì nhận được điện thoại thông báo ông là mục tiêu điều tra chống tham nhũng. Ông Dương sau đó đã ngồi hút thuốc tại văn phòng trong khoảng 15 phút.
Đến khi ông Dương nhìn thấy các nhân viên điều tra đã tới trụ sở cơ quan, ngay lập tức ông lao về phía cửa sổ để tự tử nhưng đã bị ngăn lại.
Đến tối ngày 4/1, trang web của Ủy ban giám sát kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) đăng thông báo cho biết, Dương Vệ Trạch đang bị điều tra do bị tình nghi "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", cụm từ thường ám chỉ các quan chức tham nhũng.
Theo China News, ông Dương từng nắm giữ chức vụ Bí thư Thành ủy thành phố Vô Tích và Thị trưởng thành phố Tô Châu, đều thuộc tỉnh Giang Tô. Bắt đầu từ tháng 3/2011, ông đảm nhận vị trí Bí thư Thành ủy thành phố Nam Kinh.
Bình luận về trường hợp tự tử của ông Dương, báo China Daily nhận định xét về lợi ích kinh tế, quyết này là hoàn toàn hợp lý bởi lợi ích nó mang lại lớn hơn cái giá phải trả.
"Cái chết của quan chức đang bị điều tra có thể bảo vệ được các tham quan khác, thường là những người có chức vụ cao hơn trong đường dây. Bởi khi kẻ bị tình nghi chết, các cuộc điều tra sẽ bị dừng lại".
"Hơn nữa, khi chết đi mà không vướng vào tội danh nào, các quan chức này cũng có thể bảo vệ phần lớn tài sản cho gia đình", China Daily cho hay.
Báo trên cũng nhận định rằng nhiều quan chức ở khu vực Nội Mông và tỉnh Giang Tô đã tự tử từ năm 2012 đến nay và có một bộ phận trong số đó có liên quan đến các cuộc điều tra tham nhũng.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
Cựu quan chức Trung Quốc ra tòa vì nhận hối lộ ngọc bích "khủng" Phó tỉnh trưởng An Huy, Trung Quốc, Ni Fake đã thú tội nhận hối lộ 13 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 45 tỷ đồng), trong đó, hầu hết là dưới dạng ngọc bích. Trong khối tài sản của mình, ông Ni Fake cũng không chứng minh được nguồn gốc số tiền 5,8 triệu nhân dân tệ. Lời nhận tội của vị...