Trung Quốc điều thêm gần 20 tàu bảo vệ giàn khoan
Khi tàu kiểm ngư tiến vào khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, các tàu Trung Quốc đồng loạt hú còi, tăng tốc để ép hướng di chuyển.
Thông tin về diễn biến ngoài hiện trường giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép xâm phạm vùng biển của Việt Nam, chiều 25.6, Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Trung Quốc tiếp tục đưa thêm nhiều tàu bảo vệ giàn khoan.
So với ngày 24.6, số lượng tàu Trung Quốc đã tăng lên gần 20 chiếc. Tại hiện trường, lực lượng kiểm ngư phát hiện Trung Quốc có khoảng 117 – 123 tàu. Cụ thể có 41 – 43 tàu hải cảnh, 13 – 15 tàu vận tải, 17 – 19 tàu kéo, 40 tàu cá vỏ sắt và 6 tàu quân sự.
Khoảng 7 giờ sáng cùng ngày, các tàu kiểm ngư của ta phát hiện 1 máy bay trinh sát cánh bằng, bay ở độ cao 1.500 mét trinh sát xung quanh giàn khoan.
Tàu Trung Quốc lao ra chặn tàu kiểm ngư Việt Nam tiến vào khu vực hạ đặt giàn khoan – Ảnh: Độc Lập
Trong ngày 25.6, các tàu kiểm ngư Việt Nam duy trì các hoạt động đấu tranh ở khoảng cách cách giàn khoan từ 9 – 11 hải lý. Nhưng khi các tàu của ta cơ động, tìm cách tiến sâu vào giàn khoan thì bị các đội tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần và tàu kéo Trung Quốc dàn hàng ngang hú còi, đồng loạt tăng tốc vây hãm, ép hướng tàu kiểm ngư ra xa giàn khoan.
Có thời điểm, các tàu Trung Quốc áp sát, chỉ còn cách tàu Việt Nam khoảng 100 mét đe dọa, sẵn sàng phun nước, đâm vao vào phương tiện của ta.
Video đang HOT
Cũng theo Cục Kiểm ngư, ngư dân Việt Nam vẫn bám trụ, hành nghề khai thác thủy hải sản trong vùng biển phía tây – tây nam giàn khoan thuộc ngư trường truyền thống Hoàng Sa.
Ở vùng biển có ngư dân của ta hành nghề, 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc đi kèm, hậu thuẫn cho 40 tàu cá vỏ sắt chèn ép, ngăn cản các tàu cá Việt Nam hoạt động, không cho tiến sâu, tiếp cận vùng biển gần giàn khoan để khai thác hải sản.
Theo Thanh Niên
Tại sao đến nay Việt Nam vẫn chưa dùng Hải quân ở Hoàng Sa?
Âm mưu thực sự của Trung Quốc là lợi dụng cái cớ đó để tập trung lực lượng, tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích "bóp chết từ trong trứng nước" Hải quân và Không quân Việt Nam.
Đến thời điểm này đã là hơn 1,5 tháng kể từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế nước ta. Tuy vậy hiện nay chúng ta vẫn đang hết sức kiềm chế trong các hoạt động chống lại sự vi phạm quyền chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Vậy lý do của sự kiềm chế này là gì, liệu có phải chúng ta đang "sợ" Trung Quốc?
"Quân đội chúng ta chưa bao giờ sợ Trung Quốc" - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Ảnh: Trọng Thiết.
PV đã có cuộc trao đổi với Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân để hiểu rõ về vấn đề này.
Theo vị Chuẩn đô đốc thì quân đội chúng ta chưa bao giờ sợ Trung Quốc. Trong khi đó tư tưởng của Trung Quốc từ trước đến nay luôn có ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn" và mong muốn độc chiếm Biển Đông.
Với âm mưu trên chắc hẳn Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tại đây. Tuy vậy trong thời đại này họ không thể vô cớ tấn công chúng ta, hay một nước nào khác.
Xét tới tình hình hiện nay, không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác đều đánh giá lực lượng hải quân Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng. Chỉ đến khi hoàn thiện thì đây sẽ là một lực lượng đáng gờm trong khu vực.
Hiện tại quân chủng Hải quân và Phòng không - Không quân của chúng ta đã được trang bị một số phương tiện, khí tài tương đối hiện đại, bao gồm trên không, tàu mặt nước và tàu ngầm cùng hệ thống các cảng quân sự, cơ sở hậu cần...
Tuy nhiên xét trên tổng thể lực lượng này chưa hoàn thiện và dựa vào mua sắm là chính. Chính vì thế Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian này để "bóp chết từ trứng nước" quân chủng Hải quân và Không quân của chúng ta.
Các hành động của họ ở Biển Đông, trực tiếp hiện nay là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam chính là muốn có một cái cớ để thực hiện âm mưu thâm độc đó.
Vị trí đặt của giàn khoan Hải Dương 981 cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ. Nơi này chỉ cách đảo Hải Nam 200 hải lý, trong khi đó lực lượng hải quân của ta tại vùng biển này hầu như chưa có gì, chỉ có cảnh sát biển và ngư dân.
Trong trường hợp xảy ra đụng độ, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng không quân, hải quân, tên lửa bờ đang được biên chế tại Hải Nam để đánh trả chúng ta. Nhưng nếu đi xa hơn rõ ràng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.
Trong tình hình hiện nay chúng ta phải hết sức bình tĩnh để tránh mắc bẫy Trung Quốc".
Vị Chuẩn đô đốc cũng cho rằng việc tiêu diệt giàn khoan Hải Dương 981 không phải là một nhiệm vụ khó đối với hải quân và không quân. Nhưng chắc hẳn Trung Quốc đang trông đợi cho chúng ta phạm phải sai lầm này, từ đó họ sẽ lu loa lên với thế giới về một Việt Nam muốn "hạ nhục Trung Quốc", một Việt Nam hung hăng, thích gây chiến để rồi "dạy cho Việt Nam một bài học đau đớn".
Âm mưu thực sự của Trung Quốc là lợi dụng cái cớ đó để tập trung không quân, hải quân và cả quân đoàn pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích xóa sổ lực lượng đánh biển của Việt Nam. Và khi lực lượng này bị suy yếu thì việc Trung Quốc chiếm các đảo tại quần đảo Trường Sa là tất yếu. Mộng độc chiếm Biển Đông sẽ được thực hiện sớm hơn, hệ lụy sẽ khó lường.
Do đó trong tình hình hiện nay chúng ta phải hết sức bình tĩnh, thậm chí là nhịn nhục để tránh gây ra xung đột, mắc vào chiếc bẫy mà Trung Quốc đã giăng ra.
Tuy vậy nếu họ tiếp tục hung hăng quá mức chắc chắn sẽ xảy ra đụng độ, vì vậy chúng ta cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất này một cách toàn diện, nhanh chóng, và vững chắc. Trên cơ sở huy động tối đa sức mạnh toàn dân và tranh thủ sự phối hợp của bạn bè quốc tế một cách thiết thực, hợp lý nhất.
Theo Infonet
Tàu kiểm ngư 951 bị đâm tơi tả, Trung Quốc vẫn tiếp tục uy hiếp Dù đã bị tàu Trung Quốc đâm tơi tả ngày hôm trước, nhưng ngày 24/6, tàu kiểm ngư 951 vẫn tiếp tục bị tàu kéo số 32 và tàu 284 của Trung Quốc áp sát, ngăn cản... Tàu kiểm ngư 951 bị đâm tơi tả, Trung Quốc vẫn tiếp tục uy hiếp Tàu cá Trung Quốc ép, hăm dọa tàu cá Việt Nam...