Trung Quốc điều tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo ra đảo Hải Nam
3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã được đưa đến vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam.
Thông tin trên được tờ Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada đưa ra ngày 25/5.
Theo tờ báo trên, các hình ảnh vệ tinh trên mạng cho thấy 3 chiếc tàu ngầm này có vẻ ngắn hơn những chiếc tàu ngầm loại 094 lớp Jin.
Một chiêc tàu ngầm loại 094 lớp Jin (Ảnh Kanwa Defense Review)
Do 3 chiếc tàu ngầm này mang theo 12 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2, nên chúng có thể là phiên bản tàu ngầm loại 094 hoặc 096 lớp Tang mang tên lửa đạn đạo.
Video đang HOT
Theo tờ Kanwa Defense Review điều này cho thấy Trung Quốc đang xây dựng thêm nhiều tàu ngầm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân chiến lược.
Đảo Hải Nam là căn cứ tiền đồn của Hải quân Trung Quốc để Hải quân nước này điều các tàu chiến tới Biển Đông. Điều này lý giải cho sự xuất hiện của 3 chiếc tàu ngầm nói trên trong khu vực.
Tờ Kanwa Defense Review cho hay, với sự xuất hiện của 3 tàu ngầm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân chiến lược nói trên, Trung Quốc khả năng phóng ra ít nhất 36 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tờ báo này cũng nói thêm rằng nhiều hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy tàu ngầm loại 092, lớp Xia vẫn nằm trong cảng Hải quân ở Hải Nam và có thể thay thế các tàu ngầm loại 094 trong thời gian tới.
Theo Trần Khánh
VOV online
Giàn khoan Trung Quốc: Tổng thống Aquino lo Philippines là "nạn nhân" tiếp
Tổng thống Philippines Aquino cảnh báo Bắc Kinh có thể lập lại chiến thuật đưa giàn khoan vào vùng biển mà Trung Quốc tranh chấp với các nước khác và lần này, có thể là trong vùng biển của Philippines.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines Aquino trong cuộc gặp chiều nay tại Phủ tổng thống Philippines tại Manila (Ảnh Nhật Bắc).
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Financial Times, Tổng thống Philippines cáo buộc Trung Quốc đang chơi "một trò chơi bên miệng hố chiến tranh nguy hiểm và chính sách ngoại giao pháo hạm", có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Tổng thống Philippines cho biết ông đã nhận được các báo cáo về các vụ tàu nghiên cứu, thăm dò của Trung Quốc vào gần khu vực dầu lửa Galoc, cách bờ biển đảo Palawan của nước này khoảng 60 hải lý.
Khi nhắc đến cách thức Trung Quốc gây ra căng thẳng trong quan hệ với các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, Tổng thống Philippines nói: "Bình thường, những gì xảy ra đối với Việt Nam thì cuối cùng cũng sẽ xảy ra đối với Philippines".
Tổng thống Philippines: Ủng hộ VN kiện Trung Quốc
Sau khi nhắc lại rằng ông không hề muốn khiêu khích Trung Quốc, Tổng thống Aquino kêu gọi Bắc Kinh tránh có các hành động đơn phương, đi ngược lại Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông, được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002.
Theo lãnh đạo Philippines, 10 nước thành viên ASEAN, trong đó, một số nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, cần có "một tiếng nói mạnh mẽ và rõ ràng", về cách thức giải quyết những tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông với từng nước liên quan, trong khuôn song phương và chống lại các đề xuất "quốc tế hóa", đàm phán đa phương giải quyết tranh chấp.
Tuần trước, trong chuyến công du Manila, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc. Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, Tổng thống Aquino cho biết ông ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc và cam kết sẽ chia sẻ với Việt Nam về cách thức kiện lên tòa án trọng tài về công ước luật biển của Liên hợp quốc ở La Hay.
Ông Aquino cũng đưa ra các bức ảnh chụp mà theo ông chứng tỏ dự án bồi đắp đất của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma. Các bức ảnh có vẻ như cho thấy hoạt động tạo đảo cát ở những vùng nước nông từ tháng 2-3 vừa qua.
Ông Aquino cho biết thêm, nếu chính sách bên miệng hố chiến tranh của Trung Quốc dẫn đến thương vong, thì tình hình càng trở nên phức tạp. "Một khi có tổn thất mạng sống, tình hình thậm chí càng trở nên phức tạp hơn", ông cảnh báo.
Theo Dantri
Luật Biểu tình - "món nợ" phải trả sớm cho dân! Phát biểu tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, do chưa có khung pháp lý nên cơ quan nhà nước lúng túng trong hành xử về việc tụ tập đông người biểu thị lòng yêu nước. Đại biểu còn cho rằng đây là "món nợ" Quốc hội cần trả sớm cho dân. Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều...