Trung Quốc điều tàu cỡ lớn tuần tra biển Đông
Trung Quốc lại có thêm hành động gây căng thẳng khi điều tàu tuần tra Hải tuần 21 đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sacủa Việt Nam.
Cổng thông tin China.org.cn ngày 16.1 đưa tin tàu Hải tuần 21 vừa rời cảng tại thành phố Hải Khẩu thuộc tỉnh Hải Nam để trực chỉ đến cái gọi là “TP.Tam Sa”. Đây là thành phố mà Bắc Kinh thành lập hồi tháng 7.2012 nhằm kiểm soát phi pháp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thuộc biên chế Cơ quan An toàn hàng hải Hải Nam, tàu Hải tuần 21 dài 93,2 m, trọng tải 1.500 tấn, có bãi đáp trực thăng và đạt tốc độ tối đa khoảng 40 km/giờ. Tầm hoạt động của tàu này lên đến 7.408 km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Đây là lần đầu tiên một tàu tuần tra cỡ lớn như vậy thuộc Cục An toàn hàng hải (MSA) Trung Quốc được điều xuống biển Đông. Vốn dĩ, các tàu của MSA là một trong năm lực lượng tàu tuần tra dân sự với tổng số hơn 300 chiếc mà Trung Quốc đang triển khai. Gần đây, MSA liên tục có nhiều động thái tăng cường lực lượng để kiểm soát các vùng biển. Hồi tháng 7.2012, cơ quan này hạ thủy tàu Hải tuần 01 có trọng tải đến 5.418 tấn nhưng chưa rõ thời điểm chính thức hoạt động. Ngoài ra, MSA còn sở hữu tàu Hải tuần 11 và Hải tuần 31 đều có trọng tải trên 3.000 tấn.
Việc Trung Quốc điều tàu Hải tuần 21 đến biển Đông gây nhiều quan ngại – Ảnh: China.org.cn
Việc điều động tàu Hải tuần 21 đến biển Đông được trang China.org.cn đưa tin vào ngày 27.12.2012 khiến dư luận quốc tế không khỏi lo ngại. Ngay sau khi có thông tin này, tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez khẳng định hành động của Trung Quốc đi ngược với tuyên bố tuân thủ Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982. Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan An toàn hàng hải Hải Nam Nguyễn Thụy Vân tuyên bố việc bổ sung tàu Hải tuần 21 đã chấm dứt tình trạng thiếu tàu tuần tra cỡ lớn tại biển Đông. Như vậy, rõ ràng Bắc Kinh đang liên tục đẩy mạnh các hành động nhằm thâu tóm biển Đông.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã ngày 16.1 đưa tin hàng chục chiến đấu cơ J-10 vừa tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật của hạm đội Đông Hải, hoạt động tại khu vực biển Hoa Đông. Theo Đài CNTV, số máy bay này thực hành sắp xếp theo 10 kiểu đội hình khác nhau và sử dụng các kỹ thuật tiếp cận mục tiêu từ khoảng cách hơn 1.000 km. Cuộc tập trận còn có sự tham gia của các thiết bị gây nhiễu điện từ. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Hoa Đông liên tục căng thẳng vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Cũng trong ngày 16.1, báo Want China Times (Đài Loan) đưa tin chiến đấu cơ Trung Quốc và máy bay quân sự Mỹ vừa “vờn nhau” gần Senkaku/Điếu Ngư. Theo đó, vụ việc xảy ra vào ngày 10.1 khi 2 chiến đấu cơ Trung Quốc bất ngờ xuất kích bám theo 1 máy bay tuần tra P-3C và 1 máy bay vận tải C-130 của quân đội Mỹ xuất hiện tại khu vực trên. Cả hai bên đều chưa lên tiếng về thông tin này.
Theo TNO
Trung Quốc "làm luật" trên biển Đông
Trung Quốc được cho là đang nghiên cứu đưa ra luật nhằm biện minh cho những cuộc tuần tra ngang ngược của họ trên biển Đông.
Nhận định trên nằm trong "Báo cáo An ninh Trung Quốc 2012" của Viện Nghiên cứu quốc phòng (NIDS) thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, theo Kyodo News ngày 20.12. Báo cáo được đưa ra giữa lúc khu vực đang căng thẳng do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên biển Đông và Hoa Đông.
Theo báo cáo, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ quan liên quan đến biển đã đề nghị thực thi một "luật cơ bản về biển" cùng chiến lược thống nhất để bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ cùng những quyền lợi kinh tế và an ninh". Các chuyên gia của NIDS nhận định đạo luật nói trên còn nhằm biện minh cho các hành động đơn phương của Trung Quốc trên biển, đơn cử như quy định về khám xét, bắt bớ tàu ngang ngược do chính quyền tỉnh Hải Nam đưa ra và sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2013.
Tàu Ngư chính 310 của Trung Quốc từng vi phạm chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Báo cáo nói trên cũng ghi nhận sự "hợp tác rõ ràng" giữa PLA và các cơ quan ngư chính, hải giám Trung Quốc trong các hành động trên biển. NIDS cảnh báo rằng với việc tăng cường phối hợp này, Bắc Kinh có thể thực thi "các biện pháp hung hăng hơn". Báo cáo dẫn chứng vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines hồi tháng 4. Khi đó, tàu PLA và các tàu ngư chính, hải giám đã lập "mặt trận thống nhất" để ép Philippines rút tàu khỏi khu vực.
Thời gian qua, Trung Quốc có nhiều hành động gây quan ngại trên biển nhưng báo chí nước này lại thường xuyên lớn tiếng chỉ trích các bên khác. Mới đây, tờ Nhân Dân nhật báo ngày 13.12 đăng xã luận lớn tiếng gọi Philippines là một "anh hề" nhằm phản ứng việc nước này nhất trí để Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại đây.
Chuyển động của Mỹ
Trong một diễn biến liên quan, với nỗ lực hướng sang châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ sẽ thực hiện "các bước ban đầu" nhằm thiết lập quan hệ quân sự với Myanmar. AFP ngày 20.12 dẫn lời một quan chức Lầu Năm Góc cho biết trước mắt, Mỹ có thể huấn luyện sĩ quan Myanmar về hỗ trợ nhân đạo, quân y và cải cách nền quốc phòng. Myanmar cũng có thể sẽ tham dự cuộc tập trận chung của Mỹ và các đồng minh tại Thái Lan vào năm tới với tư cách quan sát viên.
Bên cạnh đó, theo trang tin Defense News, Mỹ đang có kế hoạch đưa một số tàu chiến mới nhất và vũ khí công nghệ cao đến châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, Lầu Năm Góc sẽ điều máy bay săn tàu ngầm P-8, tên lửa hành trình, tàu ngầm lớp Virginia, tàu tác chiến ven bờ và chiến đấu cơ F-35 sang các cảng và căn cứ tại châu Á trong những năm tới.
Tạp chí quốc tế sửa sai về đường lưỡi bò
Tạp chí Global Environmental Change mới đây đã thừa nhận It has been decided that we will publish a corrigendum to the article that clarifies that the legal correctness of elements contained in the U shaped line in the map is disputed (Chúng tôi đã đi đến quyết định sẽ đăng đính chính đối với bài báo (có bản đồ đường lưỡi bò - NV) rằng tính hợp pháp của các chi tiết trong đường hình chữ U trong bản đồ là gây tranh cãi". Đây là nội dung thư của Gert-Jan Geraeds, Giám đốc truyền thông Nhà xuất bản Elsevier, trả lời các nhà khoa học Việt.
Ngày 27.9.2012, một số nhà khoa học Việt do GS Phạm Quang Tuấn (Úc) làm đại diện đã gửi thư phản đối cho tạp chí nói trên về việc bản đồ "đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc xuất hiện trong bài viết Future cereal production in China: The interaction of climate change, water availability and socio-economic scenarios. Bài này do một nhóm tác giả, phần lớn là người Trung Quốc, chấp bút và gửi choGlobal Environmental Change. Trong thư phản đối có đoạn: "Đường chữ U trái với luật pháp quốc tế, nguy hiểm về chính trị, đã và đang tạo thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Chúng tôi gửi thư này để thể hiện sự quan ngại và đề xuất những giải pháp cụ thể để đối phó thực tế ghê tởm này, vốn đang gia tăng trong các ấn phẩm khoa học của Trung Quốc, có thể làm tổn hại đến sự liêm khiết khoa học cho tạp chí của các ông".
Quyết định đăng đính chính của Ban biên tập tạp chí là một thắng lợi nữa trong việc đấu tranh xóa bỏ đường lưỡi bò trên mặt trận xuất bản.
Theo TNO
Trung Quốc với bài "mưa dầm thấm đất" Bắc Kinh không chỉ muốn đặt sự đã rồi nhằm thâu tóm biển Đông mà còn cố ý hủy hoại nỗ lực của cộng đồng quốc tế. Những ngày qua, việc Trung Quốc (TQ) in "đường lưỡi bò" vào hộ chiếu mới của nước này không chỉ hứng chịu sự chỉ trích dữ dội từ các bên tranh chấp tại biển Đông mà...