Trung Quốc điều 24 máy bay ném bom tới sát Nhật Bản
Trung Quốc đã điều 24 máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A tới căn cứ không quân Weifang ở tỉnh Sơn Đông, sát Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng do vùng phòng không tự thiết lập của Bắc Kinh, tạp chí quốc phòng Kanwa đưa tin.
Một máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A của Trung Quốc.
Kanwa cho hay, các máy bay được điều tới căn cứ không quân Weifang thuộc Đơn vị bay số 5 và Trung đoàn 14. Các máy bay tiêm kích-ném bom, mang theo tên lửa chống hạm YJ-83, có thể gây ra mối đe dọa đối với các tàu hải quân Nhật Bản trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột giữa Tokyo và Bắc Kinh vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, vốn nằm trong vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố mới đây.
Theo nguồn tin trên, tên lửa C802AKD, phiên bản cải tiến và xuất khẩu của tên lửa YJ-83, có tầm xa trên 250 km.
Trung Quốc và Nga là 2 cường quốc duy nhất trên thế giới vẫn đang phát triển các máy bay tiêm kích-ném bom như Su-34 và JH-7A, trong khi Mỹ và Anh đã không phát triển dòng máy bay để thay thế các máy bay tiêm kích-ném bom F-111 và Tornado từ thời Chiến tranh Lạnh.
Video đang HOT
Theo Kanwa, không quân Trung Quốc hiện có 96 máy bay tiêm kích-ném bom JH-7A, trong khi hải quân nước này vận hành 96 chiếc nữa. Cộng cả các máy bay JH-7A được sử dụng làm làm máy bay huấn luyện, Trung Quốc có ít nhất 200 chiếc JH-7A.
Hồi đầu năm nay, JH-7A đã được đưa tới Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc, để tham gia cuộc tập trận chung mang tên Sứ mệnh Hòa bình 2013 với không quân Nga.
Các máy bay JH-7A nhiều khả năng cũng sẽ được triển khai cho Đơn vị bay số 37 ở tây bắc Trung Quốc nhằm ngăn chặn các vụ tấn công tiềm tàng của lực lượng NATO từ Afghanistan.
Cùng với tên lửa đất đối không HQ-9 được đặt tại các thành phố lớn như Tây An và Lan Châu, JH-7A là lực lượng nòng cốt của hải quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới tây bắc nước này cũng như chống lại các nỗ lực ngăn chặn của Mỹ ở Thái Bình Dương.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc điều 2 chiếc F-15 rà soát "vùng nhận dạng phòng không"
Bắc Kinh đã huy động 2 chiến đấu cơ F-15 đến vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập để đối phó với 2 máy bay do thám của Mỹ và 10 máy bay Nhật Bản.
Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (đường gạch màu đỏ)
Động thái này làm cho tình hình giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc càng căng thẳng.
Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên của lực lượng không quân Trung Quốc Shen Jinke cho biết 2 máy bay chiến đấu F-15 trên đã áp sát vùng phòng không và thực hiện kế hoạch theo dõi máy bay quân sự của các quốc gia khác.
Vào ngày 28/11, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cho máy bay bay qua không phận vùng lãnh thổ đang diễn ra tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo. Trong khi đó, Mỹ cũng gửi hai máy bay B-52 không trang bị vũ khí tới vùng phòng không hồi đầu tuần này và khẳng định các chuyến bay sẽ quá cảnh thường xuyên qua khu vực. "Tôi có thể xác nhận Mỹ đã và sẽ tiếp tục cho các máy bay hoạt động trên vùng phòng không như bình thường." - Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc tuyên bố. Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, những hoạt động này bao gồm việc trinh sát và giám sát các chuyến bay qua vùng phòng không.
Hồi tuần trước, Bắc Kinh ra thông báo rằng máy bay của các quốc gia khác - bao gồm cả máy bay chở khách - sẽ phải xác định danh tính với chính quyền Trung Quốc khi đi qua vùng lãnh thổ nước này. Sau khi thiết lập khu vực nhận dạng phòng không mới, Bắc Kinh lập tức điều một số chiến đấu cơ - bao gồm máy bay chiến đấu Su-30 mua từ Nga và máy bay cảnh báo sớm đến để thực hiện công việc tuần tra và theo dõi mục tiêu.
Một góc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Ông Shen Jinke cho biết "lực lượng không quân Trung Quốc đang được đặt trong tình trạng báo động cao và sẽ có biện pháp đối phó với các mối đe dọa để bảo vệ vững chắc vùng không phận của lãnh thổ". Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Yang Yujun xác nhận Bắc Kinh sẽ không bắn hạ bất kỳ máy bay nào có ý định xâm nhập trái phép vùng phòng không.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở nên căng thẳng trong nhiều tháng qua bởi các tranh chấp về khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Washington không đưa ra bất kỳ quan điểm nào về chủ quyền của quần đảo nhưng công nhận quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản đối với Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời cam kết sẽ ủng hộ Tokyo trong trường hợp có xung đột xảy ra.
Theo Xahoi
Trung Quốc điều máy bay chiến đấu tới vùng phòng không Trung Quốc đã điều các chiến đấu cơ và một máy bay cảnh báo sớm vào vùng phòng không do Bắc Kinh tự thiết lập, báo chí Trung Quốc đưa tin, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc khẳng định các máy bay quân sự của họ không tuân thủ ADIZ của Trung Quốc. Máy bay trinh sát Nhật bay qua quần đảo...