Trung Quốc diệt hơn 100 nhóm khủng bố ở Tân Cương
Truyền thông Trung Quốc hôm nay cho biết nước này đã tiêu diệt 115 nhóm khủng bố ở khu tự trị Tân Cương sau 6 tháng triển khai chiến dịch trấn áp các phần tử cực đoan gây bất ổn.
Lực lượng an ninh tuần tra gần Quảng trường Nhân dân ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Ảnh: AP.
Sau nửa năm thực hiện, chiến dịch “trấn áp mạnh” tại Tân Cương tiêu diệt 115 nhóm khủng bố và “chặn được hầu hết các vụ tấn công khủng bố”,China Daily cho hay. Nhà chức trách còn đóng cửa 171 “khu đào tạo tôn giáo” và bắt 238 người.
Chính quyền Tân Cương đã xử lý 44 vụ liên quan đến hướng dẫn sử dụng chất gây nổ trên Internet và 294 trường hợp phát tán video bạo lực, trang tin cho biết nhưng không công bố thêm chi tiết. Cơ quan chức năng tịch thu hơn 18.000 tài liệu, 2.600 đĩa DVD cùng 777 thẻ nhớ máy tính “có liên quan đến chủ nghĩa tôn giáo cực đoan”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo bắt đầu chiến dịch sử dụng “các biện pháp cực kỳ cứng rắn và phương thức đặc biệt” để trấn áp khủng hôm 23/5 và dự kiến kéo dài trong một năm.
Động thái trên được đưa ra một ngày sau khi khu chợ ngoài trời ở Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, bị đánh bom làm 44 người chết và hàng chục người bị thương. Đây là vụ tấn công chết người thứ ba xảy ra tại khu tự trị chỉ trong vòng hai tháng. Bắc Kinh sau đó điều động thêm cảnh sát tới Tân Cương,
Tân Cương, vùng tự trị ở cực tây Trung Quốc giàu tài nguyên, là nơi sinh sống của tộc người Duy Ngô Nhĩ. Mâu thuẫn sắc tộc khiến nơi đây thường xuyên xảy ra các vụ tấn công bạo lực.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Xung đột ở biển Đông và biển Hoa Đông: Bốn viễn cảnh an ninh
Dự báo Trung Quốc có thể làm tình hình nguy hiểm thêm bằng cách tiếp tục theo đuổi chủ trương cứng rắn trong quân sự và ngoại giao.
Do tình hình căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông, tháng 6-2014, công ty phân tích địa-chính trị Wikistrat (Mỹ) đã huy động hơn 70 nhà phân tích nghiên cứu tình hình. Kết quả nghiên cứu đã được công bố hồi đầu tháng 11.
Báo cáo của Wikistrat xác định có bốn yếu tố chính dẫn đến bất ổn ở biển Đông và biển Hoa Đông: Sự gia tăng và tương tác của chủ nghĩa dân tộc; kỹ năng thương lượng và diễn biến ngoại giao quốc tế; tham vọng kiểm soát tài nguyên biển; tình hình chạy đua vũ trang trong khu vực.
Từ bốn yếu tố này, Wikistrat dự đoán bốn viễn cảnh:
Trung Quốc (TQ) chiếm ưu thế trong khu vực: Đây là viễn cảnh tệ nhất, sẽ xảy ra khi TQ tiếp tục cứng rắn và bị chủ nghĩa dân tộc chi phối kích động căng thẳng leo thang dẫn tới xung đột. Mỹ sẽ rút lại chính sách hướng Đông. Nhiệm vụ kiềm chế TQ được giao lại cho các nước trong khu vực. Thực lực của ASEAN và các nước hạn chế hơn TQ, do đó TQ hầu như tự do sử dụng các công cụ quân sự, kinh tế, ngoại giao để mở rộng lãnh thổ.
Sức mạnh hàng hải trên biển Đông và biển Hoa Đông sẽ thuộc về tàu ngầm. Trong ảnh là tàu INS Chakra II của Ấn Độ (ảnh: Hải quân Ấn Độ)
Các nước lớn thối lui: Đây là viễn cảnh khá phức tạp. Mỹ và TQ sẽ bỏ cuộc giành ưu thế. Khu vực sẽ tiến triển không có ảnh hưởng từ các nước lớn. Dù vậy căng thẳng giữa các đối thủ trong khu vực vẫn tồn tại. Một số nước vẫn chủ trương nâng cấp quân đội để chuẩn bị đối phó nếu TQ quay trở lại đe dọa. Phức tạp hơn, đây cũng là điều kiện tiềm tàng để chủ nghĩa dân tộc ở Nhật phát triển.
Đại bàng đối mặt với rồng: Viễn cảnh này khá giống tình hình hiện tại là Mỹ và TQ đều tiếp tục nỗ lực kiểm soát khu vực. Chủ nghĩa dân tộc và tình hình chạy đua vũ trang gia tăng, cộng thêm nạn tranh giành tài nguyên ở các vùng biển tranh chấp sẽ ngày càng lôi kéo Mỹ dấn sâu vào khu vực và chắc chắn TQ sẽ có phản ứng. Do đó nguy cơ xảy ra xung đột lên đến mức cao nhất.
Mỹ duy trì trật tự quốc tế trong khu vực: Đây là viễn cảnh tốt nhất. TQ thực sự trỗi dậy hòa bình và cho phép Mỹ giữ vai trò toàn diện trong cấu trúc trật tự khu vực. TQ sẽ tập trung vào các vấn đề đối nội (như bất ổn ở Tân Cương), theo đuổi chính sách tìm kiếm tài nguyên biển một cách hòa bình, có thái độ tích cực hơn với luật pháp quốc tế và giữ vai trò của TQ trong các thể chế quốc tế. Năng lực quân sự tiên tiến của TQ không ảnh hưởng nhiều trong viễn cảnh này.
Ngoài bốn ra, các nhà phân tích Wikistrat cũng đưa ra một số cảnh báo chiến lược chung như sau:
- Sức mạnh kinh tế và quân sự của TQ sẽ tiếp tục phát triển.
- TQ có thể làm tình hình biển Đông và biển Hoa Đông nguy hiểm thêm bằng cách tiếp tục theo đuổi chủ trương cứng rắn trong quân sự và ngoại giao.
- Cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực có thể gây rắc rối cho các nước tham gia.
- Sức mạnh hàng hải trên biển Đông và biển Hoa Đông sẽ thuộc về tàu ngầm.
- Sức mạnh của Nhật vẫn là nhân tố khó đoán.
- Hoạt động ngoại giao và quyền lực mềm vẫn sẽ là các công cụ giúp các nước đạt được mục tiêu an ninh.
- Tình trạng không minh bạch về mục đích và thiếu cam kết khiến các tai nạn va chạm dễ leo thang thành xung đột.
- Các nước Đông Á đều phải nỗ lực quản lý chủ nghĩa dân tộc.
Trên trang web Foreign Policy Blogs thuộc Hiệp hội Chính sách Đối ngoại của Mỹ ngày 18-11 (giờ địa phương), nhà phân tích Gary Sands của Wikistrat cho rằng từ kết quả phân tích của Wikistrat, các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo giải pháp đối phó, có biện pháp xoa dịu làn sóng chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy trong thời gian qua.
Theo Đăng Khoa
Pháp luật TPHCM
"Khủng bố" Tân Cương dòm ngó APEC Nhiều khả năng các phần tử cực đoan ở khu tự trị Tân Cương - Trung Quốc đang lên kế hoạch tấn công hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 11. Đông Phương Nhật báo của Hồng Kồng đưa tin các phần tử khủng bố đã xâm nhập Hà Bắc,...