Trung Quốc dịch nhầm, sao chép bản đồ ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Giả thuyết của tôi là, các quan chức TQ đã lầm lẫn sự phản đối có thực năm 1932 đối với Pháp về hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, với sự phản đối không tồn tại năm 1933 về quần đảo Trường Sa.

Trong bài báo năm 1997, Shen tuyên bố chính quyền Đài Loan “đã xem xét lại tên các đảo ở Biển Đông” vào năm 1932.

Trong thực tế, ủy ban chuyên trách của Đài Loan đơn giản chỉ dịch hoặc chuyển tự các tên bằng tiếng Anh hoặc tên quốc tế của các hòn đảo.

Do đó, nhiều cái tên tiếng Trung tiếp tục vinh danh các nhà khảo sát Anh đã có công lập bản đồ những thực thể này.

Ở Hoàng Sa, đảo Linh Dương (tên tiếng Anh là Antelope Reef, VN gọi là đá Hải Sâm) được đặt theo tên tàu khảo sát Anh – the Antelope. Đảo Kim Ngân (Money Island, VN gọi là đảo Quang Ảnh) không nhằm để chỉ t.iền bạc, mà được đặt theo tên của William Taylor Money, người quản lý thương thuyền Bombay của công ty Đông Ấn đã nhìn thấy đảo vào năm 1800.

Lầm lẫn sự phản đối của Pháp

Một lập luận được coi là then chốt cho yêu sách chủ quyền của TQ đối với quần đảo Trường Sa là sự quả quyết lặp đi lặp lại rằng, Đài Loan đã có sự phản đối chính thức đối với chính phủ Pháp tiếp sau sự thôn tính của Pháp đối với nhiều thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa vào ngày 26/3/1933.

Sự thật chắc chắn là, việc thôn tính đã khơi dậy sự khiếp đảm trong chính quyền và sự phẫn nộ theo chủ nghĩa dân tộc của dân chúng. Tuy nhiên, liệu Đài Loan từng đưa ra sự phản đối chính thức?

Tao Cheng, trong bài báo năm 1975, đã nhắc tới một bài báo trên Nguyệt san Tân Á năm 1935, 2 năm sau sự kiện trên. Chiu và Park trong một chú thích cũng nêu, “có bằng chứng rằng TQ cũng phản đối”.

Trung Quốc dịch nhầm, sao chép bản đồ ở Biển Đông - Hình 1

Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo bãi đá ở Trường Sa của VN

Họ đã tham khảo một bài viết của Cho Min ở Nguyệt san Ngoại giao và cuốn sách “Sơ lược về địa lý các đảo phía nam” của Cheng Tzu-yeh năm 1948.

Tuy nhiên, họ cũng công nhận, “Ngày TQ đưa công hàm phản đối đã không được nêu trong cuốn sách của Cheng, và cũng không được đề cập đến trong “Bản ghi nhớ về 4 quần đảo lớn của Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) ở Biển Đông”, do Bộ Ngoại giao của Đài Loan phát hành tháng 2/1974.

Chi tiết này lại được nêu ra trong bài thuyết trình của đại sứ Freeman và báo cáo của Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA) trích dẫn nghiên cứu của Shen.

Trong bài báo năm 1997, Shen đã trích dẫn 2 nguồn: Cheng và Chiu – Park, nhưng như chúng ta đã thấy ở trên, họ đã không cung cấp bất kỳ nguồn tham khảo nào cho khẳng định của mình.

Trong bài viết của mình năm 2002, Shen đã đề cập tới các bài viết trong hội nghị chuyên đề của Cơ quan quản lý biển quốc gia TQ. Những công trình này không phổ biến ngoài TQ, nhưng vẫn có bằng chứng đáng tin cậy rằng, tất cả chúng đơn giản đã sai.

Franois-Xavier Bonnet đã phát hiện các ghi chép của người Mỹ cho thấy, ngay sau tuyên bố của Pháp (đối với các thực thể ở quần đảo Trường Sa), chính quyền TQ phải yêu cầu lãnh sự của mình ở Manila, ông Kuan-ling Kwong hỏi xin chính quyền thuộc địa Mỹ ở đó một bản đồ về vị trí của chúng.

Chỉ khi đó, chính quyền TQ ở Nam Kinh mới có thể hiểu rằng, những hòn đảo này không nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quyết định không phát ra bất kỳ tuyên bố phản đối chính thức nào.

Theo Bonnet, lí do này rõ thấy ngay từ những phút đầu cuộc gặp của hội đồng quân sự của Trung Hoa dân quốc vào ngày 1/9/1933, “Tất cả các chuyên gia địa lý đều nói, đảo Tri Tôn [trong quần đảo Hoàng Sa] là đảo cực nam của lãnh thổ của chúng ta”.

Đài Loan đã quyết định rằng, họ không có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa vào thời điểm đó và do vậy, không có gì phải phản đối.

Nghiên cứu của Chris Chung, một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Canada, phát hiện, rằng các tài liệu của Đài Loan vào năm 1946 đều đề cập tới sự phản đối chính thức của TQ vào năm 1933 như thể nó có thực. Điều này sau đó đã trở thành lý lẽ biện minh của TQ để “đòi lại” các quần đảo từ Nhật sau Thế chiến thứ hai.

Video đang HOT

Tóm lại, điều dường như đã xảy ra là, hơn 13 năm sau khi Pháp sáp nhập các thực thể ở quần đảo Trường Sa, một cách hiểu khác về những gì đã xảy ra vào năm 1933 đã cắm rễ trong các tầng lớp lãnh đạo của Trung Hoa dân quốc.

Giả thuyết của tôi là, các quan chức TQ đã lầm lẫn sự phản đối có thực năm 1932 đối với Pháp về hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, với sự phản đối không tồn tại năm 1933 về quần đảo Trường Sa.

3 cuộc khảo sát quy mô lớn không ở Hoàng Sa

Trong bài báo năm 2002 của mình, Shen khẳng định, Trung Hoa dân quốc “đã tổ chức 3 đợt khảo sát quy mô lớn và các hoạt động đặt tên (cho các đảo) lần lượt vào năm 1932, 1935 và 1947″, nhưng không có hoạt động khảo sát nào được tiến hành ở quần đảo Trường Sa mà chỉ là sao chép lại các bản đồ quốc tế.

Đây dường như là lí do tại sao Trung Hoa dân quốc dịch nhầm tên của bãi đá ngầm James, ban đầu gọi nó là bãi Tăng Mẫu (Zengmu Tan).

Tăng Mẫu (Zengmu) đơn giản là sự chuyển nghĩa của từ James. Bãi (Tan) hàm chỉ bãi cát ở biển, trong khi thực tế bãi đá ngầm này ở dưới nước.

Bởi một lỗi dịch thuật đơn giản này, một phần đáy biển đã trở thành một hòn đảo và đến ngày nay được xem là cực nam lãnh thổ của TQ, mặc dù nó không hề tồn tại.

Tên này được Trung Hoa Dân quốc cải biến năm 1974 (khi đó, bãi Tăng Mẫu trở thành rạn san hô Tăng Mẫu) và được Cộng hoà nhân dân Trung Hoa sử dụng lại là bãi Tăng Mẫu vào năm 1983.

Tiếp sau Bộ Ngoại giao TQ, Shen (năm 2002) và Xi và Tan (năm 2014) cũng cùng tranh luận rằng theo Tuyên bố Cairo năm 1943, khối đồng minh đã trao các quần đảo ở Biển Đông cho TQ.

Báo cáo của CNA đã thảo luận về khẳng định này và dứt khoát bác bỏ nó với căn cứ rằng “Tuyên bố Cairo, như được tái khẳng định trong Tuyên cáo Potsdam, chỉ nêu rằng, TQ sẽ giành lại Mãn Châu, Formosa [Đài Loan] và Pescadores (quần đảo Bành Hồ) sau chiến tranh.

Câu tiếp theo đơn giản cho biết, Nhật sẽ bị trục xuất khỏi các lãnh thổ khác mà nước này thâu tóm bằng bạo lực, nhưng không đề cập rằng ‘những lãnh thổ khác’ này sẽ được trao trả cho TQ.

Mặc dù không được tuyên bố cụ thể, nhưng kết luận logic duy nhất là, những ‘lãnh thổ khác’ này bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vốn bị Nhật cưỡng chiếm bằng vũ lực từ tay Pháp, chứ không phải từ TQ.

Tuy nhiên, Freeman (năm 2015) lập luận rằng, vì nhà chức trách Nhật đã sáp nhập các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Đài Loan của họ, nên tuyên bố Cairo trao trả lại chúng, cùng với phần còn lại của “tỉnh Đài Loan” cho TQ.

Nhưng, thực tế, tuyên bố không đề cập tới từ “Đài Loan”. Nó chỉ nêu về Formosa và quần đảo Pescadores. Kết luận logic là, chỉ có các đảo cụ thể này đã được các đồng minh nhất trí rằng sẽ được trả về TQ.

Sự đầu hàng của Nhật ở Hoàng Sa

Báo cáo của Trung tâm Phân tích hải quân Mỹ và bài thuyết trình của Đại sứ Freeman đều khẳng định rằng, các lực lượng của TQ là những người đã tiếp nhận sự đầu hàng của các đơn vị đồn trú Nhật tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào cuối Thế chiến 2.

Freeman lập luận rằng, hải quân Mỹ đã thực sự chuyên chở các lực lượng TQ tới các quần đảo vì mục đích này. Khi tôi liên lạc với tác giả, ông không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng chứng thực nào cho sự khẳng định này.

Dựa vào chứng cứ từ hồ sơ lưu trữ quân sự của Mỹ và Australia, sự kiện này dường như ít khả năng có thực. Trong chiến tranh, Nhật đã có các căn cứ quân sự ở trên các đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và đảo Ba Bình ở Trường Sa.

Đảo Phú Lâm bị tàu ngầm USS Pargo nã pháo vào ngày 6/2/1945 và vào ngày 8/3/1945, một máy bay Mỹ đã n.ém b.om cả đảo này và đảo Hoàng Sa.

Khi một tàu ngầm khác, USS Cabrilla, viếng thăm đảo Phú Lâm vào ngày 2/7, cờ tam tài của Pháp đang tung bay, nhưng lần này có thêm một lá cờ trắng phía trên nó.

Đảo Ba Bình bị các máy bay Mỹ n.ém b.om napal vào ngày 1/5/1945. Sáu tháng sau, Hải quân Mỹ đã cử một phái đoàn tái thiết tới đảo Ba Bình. Họ đổ bộ vào ngày 20/11/1945 và phát hiện, hòn đảo này không bị chiếm đóng, do quân Nhật đã tháo chạy.

Mãi tới hơn một năm sau, tháng 12/1946, một biệt đội đổ bộ của TQ, sử dụng các tàu chiến cũ của Mỹ vừa được chuyển giao cho Trung Hoa dân quốc, mới có thể tiếp cận đảo. (Pháp đã tới đó 2 tháng trước và giành lại đảo, nhưng điều này hiếm khi được đề cập tới trong các nguồn của TQ).

Cái tên TQ cho đảo Ba Bình là đảo Thái Bình, đặt theo tên của tàu chiến đã đưa đội đổ bộ của TQ. Thái Bình có tên trước đó là USS Decker.

Điều hài hước là, nếu Mỹ không cung cấp các tàu chiến đó, TQ sẽ không có tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa như ngày nay.

Phiên bản mới lịch sử sai lầm

Xem xét các bằng chứng có thể xác thực được đã hé lộ một lịch sử khác về các quần đảo ở Biển Đông, thay vì những điều được tìm thấy trong hầu hết các tài liệu tham khảo phổ biến hiện nay.

Mối quan tâm của TQ đối với chúng chỉ bắt đầu từ thế kỷ 20. Không có bằng chứng về việc bất kỳ quan chức chính phủ nào của TQ từng ghé thăm quần đảo Hoàng Sa trước ngày 6/6/1909.

Chỉ mãi tới năm 1933, sự chú ý của quốc gia này mới hướng tới quần đảo Trường Sa và vào thời điểm đó, TQ quyết định không thúc ép tuyên bố chủ quyền đối với chúng.

Sự chú ý được khôi phục ngay sau Thế chiến thứ hai, dựa vào các hiểu lầm về những gì đã xảy ra vào năm 1933 và lần đầu tiên, một quan chức TQ đã đặt chân tới quần đảo Trường Sa vào ngày 12/12/1946.

Vào những năm 1933, 1956, 1974 và lại một lần nữa, trong hiện tại, lịch sử của các quần đảo đã liên tục được viết và viết lại.

Trong mỗi cuộc khủng hoảng đó, những người ủng hộ lập trường của TQ lại tạo ra một phiên bản mới của lịch sử mà thường tái chế lại những sai lầm trước đó và đôi khi còn bổ sung thêm những sai lầm của chính họ.

Và vào thời điểm giữa những năm 1970 khi những tài liệu này vượt qua được rào chắn ngôn ngữ để tới thế giới nói tiếng Anh, những nền tảng không vững chãi của chúng lại trở thành những căn cứ vững chắc cho những ai mới bắt đầu khám phá lịch sử.

Chúng được in trong những tạp chí học thuật của phương Tây và trở thành “sự thật.” Nhưng một sự xem xét nguồn tham khảo đã tiết lộ những điểm yếu cố hữu của chúng.

Đã không còn thích hợp cho những người ủng hộ tuyên bố chủ quyền của TQ dựa vào những bằng chứng vô căn cứ như vậy cho lập luận của họ.

Đã đến lúc cần có một nỗ lực phối hợp nhằm xem lại các nguồn then chốt cho nhiều khẳng định được các cây bút trên đưa ra và đ.ánh giá lại độ chính xác của chúng.

Giải pháp cho các tranh chấp phụ thuộc vào việc này, cả ở trong các phòng xử án của The Hague và trong các vùng nước ở Biển Đông.

Mời bạn đọc bài viết gốc tựa đề “Fact, Fiction and South China Sea” được đăng trên The Asia Sentinel ngày 25/5/2015.

Theo Bill Hayton (Dịch: Thanh Bình – Dự án Đại sự ký Biển Đông)

Vietnamnet

Trung Quốc đã chế biến tài liệu về Biển Đông như thế nào

VietNamNet trân trọng giới thiệu phần tiếp theo của bài viết Fact, fiction and the South China sea (Sự thật, điều hư cấu và Biển Đông) trên tờ Asia Sentinel của nhà báo kỳ cựu Bill Hayton.

Bài viết của Hungdah Chiu và Choon Ho Park cũng dựa vào các nguồn tương tự. Ở những phần trọng yếu, bài viết trích dẫn bằng chứng dựa vào các bài báo được đăng tải năm 1933 trên Tạp chí Bình luận ngoại giao và Nguyệt san Ngoại giao, và Nguyệt san địa lý từ năm 1934 cũng như Tuần san quốc văn từ năm 1933 và Công báo của Bộ Ngoại giao TQ. Ngoài thông tin này, tác giả cũng bổ sung tài liệu thu thập từ ấn phẩm Sơ lược về địa lý các đảo ở biển Đông Nam Hải của Thượng Hải năm 1948 và các tuyên bố của chính phủ TQ từ năm 1956 đến 1974.

Chiu và Park có sử dụng một số tài liệu tham khảo của Việt Nam, đáng chú ý nhất là 8 thông cáo báo chí hoặc các tờ thông tin do Đại sứ quán của Việt Nam Cộng hòa ở Washington cung cấp. Họ cũng đề cập tới một số "tài liệu chưa công bố thuộc quyền sở hữu của các tác giả". Tuy nhiên, đại đa số các nguồn của họ là từ truyền thông TQ.

Trung Quốc đã chế biến tài liệu về Biển Đông như thế nào - Hình 1

TQ cải tạo trái phép đá Huy Gơ ở Trường Sa của VN. (Ảnh: Bình Minh)

Trong chuyên khảo một năm sau đó, tác giả Dieter Heinzig đặc biệt dựa vào 2 ấn phẩm Hong Kong là Nguyệt san thập niên 70 và Nguyệt san Minh báo, các số lần lượt xuất bản tháng 3 và tháng 5/1974.

Điều đáng chú ý là, nguồn tham khảo cơ bản của tất cả các bài viết có tính đặt nền móng này lại là các bài báo của truyền thông TQ, được xuất bản trong bối cảnh các thảo luận về Biển Đông bị chính trị hóa cao độ. Năm 1933 là năm mà Pháp chính thức sáp nhập các thực thể ở quần đảo Trường Sa, dẫn tới sự phẫn nộ lan rộng ở TQ. Năm 1956 là thời điểm doanh nhân Philippines Tomas Cloma tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn quần đảo Trường Sa, cho một quốc gia tự phong của riêng ông, có tên là "Freedomland", dẫn đến các tuyên bố phản bác của Đài Loan, TQ và Việt Nam Cộng hòa; và năm 1974 là thời điểm xảy ra hải chiến Hoàng Sa.

Các bài báo xuất bản trong 3 giai đoạn trên không thể được coi là các nguồn cung cấp bằng chứng thực tế trung lập và không thiên vị. Thay vào đó, chúng cần được xem như những nguồn tham khảo có tính thiên vị, ủng hộ các quan điểm vì lợi ích quốc gia cụ thể. Điều này không hàm chỉ là, các bài báo trên nghiễm nhiên sai, nhưng cần thận trọng xác minh các tuyên bố của họ với các tài liệu gốc. Đây đã không phải là điều các tác giả đã làm.

Mẫu hình nghiên cứu của Cheng, bộ đôi Chiu - Park và Heinzig đã được lặp lại trong cuốn sách Tranh chấp Biển Đông của Marwyn Samuels. Bản thân tác giả Samuels trong lời đề tựa cũng thừa nhận sự thiên vị TQ của các nguồn tài liệu mình sử dụng.

Ông nêu rõ, "vấn đề nghiên cứu chính ở đây không phải là lịch sử hàng hải, chính sách biển hay các lợi ích của Việt Nam hay Philippines. Thay vào đó, ngay cả khi các tuyên bố chủ quyền và các yêu sách đối kháng được xem xét một cách chi tiết, mối quan tâm cơ bản ở đây vẫn là đặc tính hay thay đổi của chính sách biển của TQ".

Samuels cũng thừa nhận, các nghiên cứu về châu Á của ông chủ yếu dựa vào tài liệu lưu trữ của Đài Loan. Tuy nhiên, các hồ sơ cốt yếu liên quan đến các hành động của Đài Loan ở Biển Đông hồi đầu thế kỷ 20 chỉ được giải mật vào năm 2008/2009, rất lâu sau khi cuốn sách của ông được xuất bản.

Còn có một sự bùng nổ các bài viết về lịch sử vào cuối những năm 1990. Chuyên gia tư vấn dầu mỏ Daniel Dzurek, người từng là nhà địa lý của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã viết một bài báo cho Khoa nghiên cứu các ranh giới quốc tế của Đại học Durham năm 1996 và một cuốn sách của chuyên gia phân tích Australia Greg Austin được xuất bản vào năm 1998.

Trong các phần viết về lịch sử, Austin đã tham khảo cuốn sách của Samuels, nghiên cứu của Chiu và Park, một tài liệu do Bộ Ngoại giao TQ công bố hồi tháng 1/1980 với nhan đề "Chủ quyền không thể tranh cãi của TQ đối với quần đảo Tây Sa (tên tiếng Trung của Hoàng Sa và Nam Sa (tên tiếng Trung của Trường Sa)" và một bài viết của Lin Jinzhi trên Nhân dân Nhật báo. Dzurek cũng làm tương tự.

Một nhân vật khác có đóng góp quan trọng trong dòng tường thuật lịch sử này là giáo sư luật người Mỹ gốc Hoa Jianming Shen thuộc Trường Luật, Đại học St. John ở New York.

Năm 1997, ông đã cho xuất bản một bài báo có tính then chốt trên tạp chí The Hastings International and Comparative Law Review. Cũng giống như tờ The Texas International Law Journal, tạp chí The Hastings International and Comparative Law Review là một ấn phẩm do các sinh viên biên tập.

Sẽ không cần thiết phải nhấn mạnh rằng, một ban biên tập gồm các sinh viên luật có thể không phải là cơ quan tốt nhất thẩm định các công trình về lịch sử hàng hải của châu Á. Tiếp sau bài báo này, Chen đã cho xuất bản bài báo thứ hai ở một chuyên san danh tiếng hơn, tờ Chinese Journal of International Law, mặc dù nhiều phần của nó đơn giản được tham khảo từ bài viết đầu tiên.

Hai bài báo của Shen đặc biệt có ảnh hưởng, chẳng hạn như trong năm 2014, báo cáo của CNA đã đề cập tới chúng ít nhất 170 lần. Tuy nhiên, điều tra các nguồn tài liệu tham khảo mà hai bài báo này sử dụng cho thấy chúng cũng đáng ngờ vực như các nghiên cứu trước đó.

Các phần viết về lịch sử mà cung cấp bằng chứng cho bài báo năm 1997 của Chen dựa chủ yếu vào 2 nguồn. Một là cuốn sách do Duanmu Zheng biên tập, có nhan đề Luật quốc tế được NXB Đại học Bắc Kinh xuất bản năm 1989 (được tham khảo ít nhất 18 lần). Năm tiếp theo, Duanmu trở thành quan chức có vị trí cao thứ 2 trong ngành luật của TQ - Phó Chủ tịch Tòa án nhân dân tối cao TQ - và sau đó là một trong những người soạn thảo Luật cơ bản của Hong Kong. Nói một cách khác, ông là một quan chức cấp cao của chính phủ TQ.

Một nguồn lịch sử chính khác mà Shen dựa vào là một bộ sưu tập các bài báo từ hội thảo chuyên đề về Các quần đảo ở Biển Đông, do Viện Chiến lược phát triển biển thuộc Cơ quan quản lý biển quốc gia TQ tổ chức năm 1992 (được tham khảo ít nhất 11 lần). Hài hước hơn, các tài liệu do Cơ quan quản lý biển quốc gia và cơ quan lập pháp TQ xuất bản sau đó đã được thông qua các bài viết của giáo sư Chen và sau đó là báo cáo của Trung tâm phân tích Hải quân (Mỹ) và hiện là của Lầu Năm góc về lịch sử Biển Đông.

Không một cây bút nào được đề cập đến ở trên là các chuyên gia về lịch sử Biển Đông. Thay vào đó, họ là các nhà khoa học chính trị (Cheng và Samuels), các luật sư (Chiu, Park và Shen) hoặc các chuyên gia quan hệ quốc tế (Heinzig và Austin). Theo thông lệ, các tác phẩm của họ không điều tra tính toàn vẹn của văn bản họ trích dẫn và họ cũng không thảo luận về các bối cảnh mà những văn bản này được tạo ra. Đặc biệt, Cheng và Chiu - Park đã gắn các phạm trù lỗi thời - chẳng hạn như "đất nước" để mô tả các mối quan hệ t.iền hiện đại giữa những thực thể chính trị quanh Biển Đông, cho những khoảng thời gian khi các mối quan hệ chính trị hoàn toàn khác với những gì tồn tại ngày nay.

Có một điều cũng đáng chú ý là Cheng, Chiu và Shen là người TQ. Cheng và Shen tốt nghiệp cử nhân Luật từ Đại học Bắc Kinh. Chiu tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Đài Loan. Trong khi điều này, tất nhiên, không tự động khiến họ thiên vị, nhưng sẽ là hợp lý để cho rằng họ đã quen thuộc hơn với các tài liệu và quan điểm của TQ. Còn Samuels và Heinzig đều là những học giả của TQ.

Theo Bill Hayton (Dịch: Thanh Bình - Dự án Đại sự ký Biển Đông)

Vietnamnet

(Tiếp: Sự thật về chuyến thám hiểm không hề tồn tại của TQ)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump
14:10:50 29/06/2024
Ấn Độ chìm trong khủng hoảng cháy rừng vì nắng nóng
06:55:29 29/06/2024
UAE rút ngắn bài giảng tại các thánh đường Hồi giáo để tránh nắng nóng
07:02:22 29/06/2024
Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể
12:09:29 29/06/2024
Hàn Quốc: Cho phép sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực điều dưỡng
14:16:52 29/06/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024

Tin đang nóng

Phát hiện 1 sao nữ Vbiz làm trái quy định khi đến dự cưới Midu và Minh Đạt?
20:10:21 30/06/2024
Hoa hậu Khánh Vân và chồng sắp cưới: Dính như sam suốt 5 năm trong mọi hoạt động
20:00:13 30/06/2024
Nữ nghệ sĩ Việt đình đám: Đang có chồng vẫn làm đám cưới với người khác, U50 trẻ đẹp, tài sản khủng
19:42:39 30/06/2024
Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ
18:04:57 30/06/2024
Cãi nhau với chồng tôi bỏ đi và tắt cả điện thoại, sáng mở lên đã thấy 23 cuộc gọi nhỡ, về nhà thì thấy phông rạp đã dựng, một cái đám tang trong hối hận
17:46:13 30/06/2024
Nhân vật được nhắc tên nhiều nhất sau tập 1 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Đẹp, tài năng, đời tư siêu kín tiếng
20:04:08 30/06/2024
Rộ nghi vấn sắp xếp kết quả trong "Anh trai vượt ngàn chông gai" vì lỗi này liên tục mắc phải?
21:00:08 30/06/2024
Đêm về, chồng lại đem 1 quả mướp đặt ở đầu giường rồi mới chịu tắt đèn đi ngủ, tôi hoang mang hỏi anh thì nhận được câu trả lời khó ngờ
17:24:40 30/06/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng

23:03:37 30/06/2024
Ngày 30/6, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử trước thời hạn tại Pháp diễn ra với sự tham gia của 4.011 ứng cử viên, giảm mạnh so với tổng số 6.293 năm 2022.

Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

23:00:44 30/06/2024
Hãng tin DW (Đức) dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka nêu rõ, với khẩu hiệu Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , mục tiêu trọng tâm của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU là tăng cường năng lực cạnh tranh ...

Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một

20:11:28 30/06/2024
Trong khi các cam kết của phe đa số được đ.ánh giá là phù hợp với thực tế, thì các đề xuất của phe cực hữu và phe cánh tả đã ít nhiều gây nghi ngại cho giới quan sát do có nhiều khúc mắc về nguồn tài chính để hiện thực hóa.

Đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Philippines: Vòng ba của cuộc chiến công hàm?

19:53:00 30/06/2024
Tại sao Philippines trình thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông sau 15 năm của thời hạn cuối cùng? Câu trả lời là chính quyền Philippines dưới sự lãnh đạo của TT JrMarcos đang chuyển dịch chính sách theo hướng quyết liệt và minh bạch hơn ở...

Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

19:48:22 30/06/2024
Tuy nhiên, các thành viên cấp cao của đảng Dân chủ, trong đó có 2 cựu Tổng thống là ông Barack Obama và ông Bill Clinton, đều tái khẳng định sự ủng hộ đối với ông Biden.

Cháy rừng vượt tầm kiểm soát tại Hy Lạp

19:43:42 30/06/2024
Trong điều kiện nắng nóng, gió lớn tại nhiều khu vực trên cả nước, chỉ riêng ngày 29/6 đã xảy ra khoảng 50 đám cháy rừng. Chính quyền sở tại khuyến cáo người dân tránh xa các khu vực rừng.

LHQ bắt đầu chuyển hàng vào Gaza từ cầu tàu tạm của Mỹ

19:18:13 30/06/2024
Người phát ngôn của Phủ Tổng thống Ai Cập lưu ý rằng các nghị quyết quốc tế là cách tốt nhất để đảm bảo sự ổn định bền vững trong khu vực.

Đảo chính, bạo loạn và nổi dậy: 'Ngọn núi lửa chính trị' Bolivia liên tục phun trào

19:00:20 30/06/2024
Ông Archondo lập luận rằng chưa có cuộc đảo chính nào kể từ khi trật tự chung được duy trì ở Bolivia, ngay cả trong cuộc khủng hoảng năm 2019 hoặc vụ việc hôm 26/6. Ông nói, quân đội chưa hề cai trị đất nước dù chỉ một phút .

Ai Cập: Lo ngại giá nông sản tăng vọt do khủng hoảng phân bón

18:51:29 30/06/2024
Thời tiết nắng nóng gay gắt đã buộc Chính phủ Ai Cập tạm dừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nhà máy phân bón để chuyển nguồn cung cho các nhà máy phát điện nhằm giải quyết tình trạng mất điện kéo dài tới 4 giờ mỗi ngày ở một số khu ...

Giao lưu cộng đồng các nước ASEAN tại Argentina

18:40:12 30/06/2024
Trao đổi thương mại giữa Argentina và ASEAN tăng trưởng đều trong những năm qua. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Argentina tới các nước thành viên ASEAN vượt 5 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD.

Vùng Caribe đối mặt với cơn bão lớn, nguy hiểm đầu tiên trong năm

18:01:53 30/06/2024
Tại thủ đô Bridgetown của Barbados, hàng dài ô tô xếp hàng chờ mua xăng, trong khi các siêu thị và cửa hàng tạp hóa chật kín người mua thực phẩm, nước uống và đồ dùng.

Lở đất tại Kyrgyzstan, ít nhất 1.300 người phải sơ tán

17:43:41 30/06/2024
Bộ Tình trạng khẩn cấp Kyrgyzstan cho biết tỷ lệ lở đất tại nước này trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6/2024 tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

ĐTCL mùa 11: Top 3 tướng mạnh tới mức game thủ phải cạnh tranh cực kỳ gay gắt để sở hữu

Mọt game

22:46:37 30/06/2024
Nói không quá thì Illaoi là vị tướng hưởng lợi cực lớn từ meta ĐTCL trong những phiên bản trở lại đây nhờ bộ tộc - hệ quá mạnh. Từng có thời điểm tộc U Linh trở nên quá mạnh nhờ lượng sát thương cộng thêm khổng lồ nên Illaoi rất được ti...

Lisa lập kỷ lục mới với MV chục triệu lượt xem "Rockstar"

Nhạc quốc tế

22:46:04 30/06/2024
Chỉ sau một ngày ra mắt, MV mới nhất của Lisa Rockstar đã lập loạt kỷ lục mới. MV đạt hơn 20 triệu lượt xem chỉ sau 12 giờ phát hành và hiện có hơn 36 triệu lượt xem trên YouTube.

Hà Lê không nhận là đại gia, tự nhận "ngoan" hơn khi lấy vợ

Nhạc việt

22:40:48 30/06/2024
Chia sẻ với phóng viênDân trí, Hà Lê cho biết, ngay khi được mời vào chương trìnhAnh trai vượt ngàn chông gai (gọi tắt làAnh Tài), anh đồng ý ngay vì muốn được thử sức với những điều mới mẻ.

Loạt sao Hàn biến mất khỏi làng giải trí sau scandal: Đáng tiếc nhất là Kim Hyun Joong

Sao châu á

22:37:31 30/06/2024
Dù những cáo buộc là đúng hay sai thì những sao Hàn này vẫn vắng bóng khỏi làng giải trí Kbiz sau loạt scandal chấn động.

Quang Lê thon gọn đến bất ngờ, Trương Ngọc Ánh xinh đẹp bên con gái

Sao việt

22:31:20 30/06/2024
Ca sĩ Quang Lê đăng ảnh với cơ thể gọn gàng bất ngờ ở Hà Nội; diễn viên Trương Ngọc Ánh ăn kem cùng con gái Bảo Tiên.

Nữ coser hóa thân xuất sắc thành nàng waifu tóc xanh trong Mushoku Tensei

Cosplay

22:28:50 30/06/2024
Người mẫu Malaysia Sally đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ anime và cosplay với màn hóa thân thành cô nàng Roxy Migurdia, một nhân vật được yêu thích trong loạt phim Mushoku Tensei: Jobless Reincarnation.

Đặc sắc đêm trình diễn áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc

Thời trang

22:23:51 30/06/2024
Nhà thiết kế Nguyễn Lan Vy và Hội Việt - Hàn mang đến bộ sưu tập áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc có chủ đề Sắc hoa hội tụ với nhiều màu sắc, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.

Lớn tiếng với Tuấn Hưng, Tự Long thừa nhận 't.uổi cao, dễ cáu gắt, hay dỗi'

Tv show

22:07:26 30/06/2024
Tự Long lớn giọng vì lo lắng phần đồng diễn đầu thất bại. Anh nhắc nhở Tuấn Hưng vì ca sĩ đàn em là ca sĩ lâu năm nhưng chưa thuần thục động tác

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

Tin nổi bật

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

HLV Slovakia tuyên bố sẽ làm nên 'cơn địa chấn' trước tuyển Anh

Sao thể thao

21:32:50 30/06/2024
Cuộc so tài Anh - Slovakia diễn ra lúc 23h tối nay (30/6). Mặc dù bị đ.ánh giá thấp hơn nhưng HLV Slovakia tuyên bố vẫn sẽ chơi tấn công trước Anh và sẽ làm nên cơn địa chấn.

Điều tra vụ người đàn ông đi xe máy b.ị đ.âm gục từ sau lưng

Pháp luật

21:29:38 30/06/2024
Người dân phát hiện người đàn ông nằm gục trên đường ở TP Phan Thiết với vết đ.âm chảy nhiều m.áu ở lưng. Công an đang tiến hành điều tra vụ việc.