Trung Quốc đếm thừa 14 triệu trẻ em khi thống kê dân số?
Giới quan sát đã đặt ra những hoài nghi về số liệu điều tra dân số của Trung Quốc sau khi phát hiện sự chênh lệch số liệu về trẻ em sinh ra trong giai đoạn thống kê.
Học sinh Trung Quốc đeo khẩu trang trong khi tham gia giờ học thể dục ngoài trời (Ảnh minh họa: Weibo).
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) đầu tuần này đã công bố kết quả điều tra dân số lần thứ 7, cho thấy cơ cấu dân số năm 2020 của nước này so với cơ cấu dân số trong đợt thống kê trước vào năm 2010.
Hãng tin Nikkei Asia của Nhật Bản dẫn số liệu điều tra cho biết, năm 2020, Trung Quốc có 253,38 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ 2006 đến 2020 chỉ có 239 triệu trẻ em được sinh ra.
Chênh lệch 5% đó có lý khi 14 triệu người nước ngoài trong độ tuổi từ 0-14 được nhập tịch Trung Quốc. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, kịch bản này là khó xảy ra. Điều này có nghĩa là có thể 14 triệu trẻ đã bị đếm nhầm và làm dấy lên những hoài nghi về tính xác thực của số liệu điều tra dân số của Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo ngày 11/5, đại diện của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc điều chỉnh số liệu. Cơ quan này nói, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 0-14 tăng 13,8% so với đợt thống kê trước, cho thấy hiệu quả của quyết định xóa bỏ chính sách một con. Theo báo cáo điều tra, dân số của Trung Quốc năm 2020 tăng 5,38% lên 1,41 tỷ người, so với 1,34 tỷ người trong lần thống kê trước vào năm 2010.
Tuy vậy, số liệu này cũng vấp phải sự hoài nghi bởi số trẻ được sinh ra hàng năm ở Trung Quốc đã giảm từ năm 2016. Năm 2020, ở Trung Quốc có 12 triệu trẻ em được sinh ra, mức thấp nhất gần 60 năm.
Kêu gọi hành động khẩn cấp đưa trẻ em ở các quốc gia nghèo nhất trở lại trường học
Ngày 12/1, tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế Save the Children đã kêu gọi hành động khẩn cấp để giúp trẻ em ở các quốc gia nghèo nhất trên thế giới được trở lại trường học sau một thời gian dài nghỉ ở nhà do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Trẻ em nhận thức ăn và nước uống cứu trợ sau vụ cháy trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 10/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Save the Children cho biết kinh phí để đưa trẻ em đi học trở lại chỉ vào khoảng 370 USD cho mỗi học sinh. Tổ chức cứu trợ có trụ sở ở London (Anh) đồng thời cảnh báo, cứ thêm một ngày trường học đóng cửa là nguy cơ bất bình đẳng càng gia tăng.
Trong nghiên cứu mới công bố về 59 quốc gia nghèo nhất thế giới như Uganda, Syria và Yemen, Save the Children đã tính toán chi phí trung bình của việc mở lại trường học trong môi trường an toàn phòng dịch cũng như dạy bù kiến thức cho học sinh. Theo đó, tổng chi phí cho 136 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 ước tính là 50 tỷ USD. Số tiền này dự kiến được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho các gia đình có con em đang đi học, các lớp học bù, đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh trường lớp, đào tạo giáo viên cũng như các chiến dịch quốc gia nhằm khuyến khích trẻ em đi học trở lại. Save the Children cho biết sẽ ưu tiên những đối tượng nghèo và chịu thiệt thòi nhất như trẻ em gái, trẻ em tị nạn, phải di dời chỗ ở và trẻ em khuyết tật.
Trước đó, Save the Children đã nhiều lần kêu gọi hành động để hỗ trợ trẻ em tiếp tục đến trường bất chấp đại dịch. Giám đốc điều hành của Save the Children, Inger Ashing, cho rằng dịch COVID-19 là "trường hợp khẩn cấp về giáo dục lớn nhất từ trước đến nay". Riêng ở Uganda, hơn 13 triệu trẻ em đã phải nghỉ học kể từ tháng 3/2020 đến nay.
Trên 2 triệu trẻ em Mỹ mắc COVID-19 Theo số liệu mới nhất của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), tại quốc gia này đã ghi nhận gần 179.000 ca mắc mới COVID-19 là trẻ em trong vòng một tuần lễ tính đến ngày 24/12. Một trẻ em được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seattle, Mỹ hồi tháng 8. Ảnh: AP Kênh CNN dẫn báo cáo của AAP cho...