Trung Quốc để mắt kho “vàng trắng” tại Afghanistan
Đại diện của một số công ty Trung Quốc đã đến Afghanistan để khảo sát các dự án lithium tiềm năng sau khi Taliban lên nắm quyền tại nước này.
Afghanistan sẽ phải mất hàng chục năm để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản do thiếu công nghệ và hạ tầng (Ảnh minh họa: DW).
Theo báo Global Times, đại diện của 5 công ty Trung Quốc đã nhận được thị thực đặc biệt, đến Afghanistan vào đầu tháng 11, thông qua Ủy ban Xúc tiến Thương mại và Kinh tế Ả Rập – Trung Quốc tại Kabul, Afghanistan và Bộ khai thác mỏ của Afghanistan. Báo Trung Quốc chỉ đề cập “một số doanh nhân Trung Quốc ở Afghanistan”, nhưng không nêu cụ thể tên của các công ty.
Ganfeng Lithium, nhà sản xuất lithium lớn nhất Trung Quốc, nói với Reuters rằng họ không biết thông tin về chuyến đi của các công ty nước này tới Afghanistan.
Video đang HOT
Afghanistan sở hữu “kho báu” tài nguyên giàu có, gồm đồng, chì, kẽm, vàng, dầu khí, bô xít, than đá, quặng sắt và đất hiếm. Trữ lượng khoáng sản của Afghanistan ước tính trị giá khoảng 1.000 tỷ USD, trong đó có những mỏ khoáng sản được xếp vào loại lớn nhất thế giới. Đây đều là những vật liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp sản xuất hiện đại mà nhiều quốc gia trên thế giới mong muốn sở hữu.
Được sử dụng trong mọi thiết bị, từ điện thoại di động, máy tính xách tay cho đến thiết bị y tế và quân sự, những khoáng sản quan trọng này được xem là nền tảng của một xã hội hiện đại, tiên tiến về công nghệ. Afghanistan được cho là có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lưu trữ năng lượng hiện đại như pin cho xe điện và năng lượng tái tạo.
Khi thế giới chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, nhu cầu về lithium, hay còn gọi là “vàng trắng” của thế kỷ 21, sẽ tiếp tục tăng vọt. Theo đó, việc tiếp cận các loại khoáng sản này sẽ xác định tương lai địa chính trị, theo cách mà dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từng định hình cán cân quyền lực của thế giới hiện đại.
Các nguồn tin tại Trung Quốc cho biết nước này có thể đóng góp vào việc tái thiết Afghanistan sau chiến tranh, đồng thời phát triển các dự án tài nguyên ở Afghanistan khi Taliban lên nắm quyền lãnh đạo. Tuy vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Afghanistan có thể sẽ mất nhiều năm và các vấn đề về an ninh có thể cản trở các dự án của Trung Quốc.
Mỹ hồi tháng 8 đã rút quân khỏi Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 20 năm, trong khi Taliban lật đổ chính quyền do Mỹ hậu thuẫn và lên nắm quyền. Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận sự hợp pháp của Taliban và thiết lập quan hệ với lực lượng này. Ngoài vấn đề an ninh chính trị, một yếu tố khiến Trung Quốc muốn duy trì sự liên kết với Taliban là tài nguyên khoáng sản khổng lồ của Afghanistan.
Trung Quốc từ lâu đã đẩy mạnh nỗ lực khai thác nguồn khoáng sản tại Afghanistan. Năm 2007, Tập đoàn luyện kim nhà nước Trung Quốc đã trúng thầu gần 3 tỷ USD để phát triển mỏ đồng Mes Agnak lớn nhất của Afghanistan với trữ lượng ước tính khoảng 6 triệu tấn. Tuy nhiên, dự án này vẫn bị đình trệ suốt 14 năm qua vì các vấn đề an ninh và nhu cầu tháo dỡ bom mìn.
Rod Schoonover, người đứng đầu chương trình an ninh sinh thái tại Hội đồng Rủi ro Chiến lược, một tổ chức tư vấn của Washington, cho biết “Taliban hiện nắm trong tay một số khoáng sản chiến lược quan trọng nhất thế giới”. Điều đáng chú ý là phần lớn “kho báu” khoáng sản tại Afghanistan vẫn chưa được khai thác, một phần do Afghanistan thiếu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Tình hình Afghanistan: Ngoại trưởng được chỉ định của Taliban thăm Pakistan
Ngày 10/11, Ngoại trưởng được chỉ định của chính quyền Taliban tại Afghanistan, ông Amir Khan Muttaqi bắt đầu chuyến thăm Pakistan để thảo luận các quan hệ thương mại và nhiều lĩnh vực khác.
Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh Taliban đang tìm cách để được quốc tế công nhận và dỡ bỏ phong tỏa tài sản của Afghanistan ở nước ngoài để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Ngoại trưởng Chính phủ mới do Taliban thiết lập tại Afghanistan, ông Amir Khan Muttaqi, trong cuộc họp báo tại Kabul ngày 14/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết các cuộc thảo luận trong khuôn khổ chuyến thăm của quan chức Taliban nói trên sẽ "tập trung vào tăng cường thương mại, tạo điều kiện cho hoạt động đi lại xuyên biên giới, kết nối đường không và đường bộ".
Chuyến thăm của ông Amir Khan Muttaqi tiếp nối chuyến công du tháng trước của Ngoại trưởng Pakistan đến Kabul, trong đó cũng thảo luận quan hệ thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Pakistan đã kêu gọi chính phủ các nước cho phép viện trợ phát triển cho Afghanistan và dỡ bỏ phong tỏa hàng tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương nước này nhằm ngăn chặn nguy cơ sụp đổ kinh tế.
Trước đó, Pakistan đã cho phép mở lại một trong các cửa khẩu chính giữa hai nước sau gần một tháng, mở ra hy vọng kết thúc tranh cãi từng khiến các thương nhân hai bên thiệt hại nhiều và khiến hàng nghìn người bị ảnh hưởng.
Trong một diễn biến liên quan, giới chức Pakistan và Mỹ cho biết tân đặc phái viên Mỹ về Afghanistan, ông Thomas West sẽ thăm Pakistan trong tuần này để thảo luận với Ngoại trưởng Khan Muttaqi của Taliban và các nhà ngoại giao cấp cao khác từ Trung Quốc và Nga. Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông West đến khu vực này kể từ khi nhậm chức. Cuộc gặp được gọi là "Bộ 3 ", dự kiến diễn ra ngày 11/11 tại Islamabad. Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó cho biết nhân dịp này, ông West cũng có kế hoạch thăm Nga và Ấn Độ.
Theo quan chức Pakistan, cuộc gặp Bộ 3 "chủ yếu nhằm tìm cách tránh khủng hoảng nhân đạo và xem xét các khả năng thành lập một chính phủ đại diện ở Afghanistan".
Liên hợp quốc (LHQ) đã nhiều lần cảnh báo Afghanistan đang bên bờ vực của cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, với hơn một nửa người dân trong tình trạng thiếu lương thực "trầm trọng".
Trước đó, tại hội nghị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels tuần này, ông West đã kêu gọi các đồng minh đoàn kết trong vấn đề Afghanistan.
Dấu hiệu Trung Quốc đẩy mạnh hiện diện ở Trung Á Trung Quốc được cho là có thể tài trợ 8,5 triệu USD để xây dựng một căn cứ cảnh sát ở Tajikistan ngay gần biên giới Afghanistan. Thị trấn Khorog, thủ phủ của khu tự trị Gorno-Badakhshan, Tajikistan (Ảnh: Reuters). Nếu thông tin trên là đúng, việc xây dựng căn cứ cảnh sát tại Tajikistan cho thấy mối quan hệ hợp tác an...