Trung Quốc đe “động thủ” nếu Nhật Bản tuần tra Biển Đông
Bên cạnh khả năng hải quân Trung – Nhật xung đột với nhau, còn có kịch bản tàu Trung Quốc đâm vào tàu Nhật hay tìm cách chặn đường đối phương. Nguy cơ nói trên, theo chuyên gia Trương Bạc Hối là hoàn toàn có thể vì Trung Quốc e dè Mỹ chứ không sợ Nhật…
Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận chung với hải quân Nga ở ngoài khơi Quảng Đông
Trong những ngày qua, Trung Quốc đã liên tục lớn tiếng phản đối những tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản về Biển Đông. Phản ứng của Trung Quốc được xem là một biểu hiện của chủ trương bắt nạt của Bắc Kinh đối với các láng giềng.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược CSIS tại Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã tuyên bố Tokyo sẽ “tăng cường sự can dự của mình vào Biển Đông thông qua… các chuyến hải hành tập huấn cùng với hải quân Mỹ”. Bà cũng nhắc lại rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục chương trình giúp đỡ các quốc gia ven Biển Đông tăng cường năng lực ứng phó trên biển, bằng những cuộc tập trận song phương và đa phương với các lực lượng hải quân trong khu vực.
Theo các chuyên gia, các phát biểu trên đây không chứa đựng bất kỳ điểm mới nào có thể khiến Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ thể hiện qua những lời hù dọa được tờ báo dân tộc chủ nghĩa khét tiếng Hoàn Cầu cho đến Tân Hoa Xã tung ra.
Video đang HOT
James Schoff, một cựu cố vấn cao cấp về chính sách Đông Á tại Bộ Quốc phòng Mỹ, ghi nhận bà Inada chỉ nói đến các chuyến hải hành, có nghĩa là hải quân Nhật Bản sẽ hiện diện ở Biển Đông khi đi thực hiện các nhiệm vụ quốc tế tại vùng Vịnh Aden ở châu Phi và lúc trở về, hoặc khi tham gia các chuyến ghé cảng hữu nghị trong vùng hoặc đến tập trận với các đối tác trong khu vực. Đó là những hoạt động mà hải quân Nhật Bản đã làm trước đây.
Giải thích về phản ứng hung hăng của Bắc Kinh, chuyên gia này cho rằng đó có thể là vì Trung Quốc hiện có một thành phần muốn sử dụng phát biểu của Nhật Bản về Biển Đông để leo thang căng thẳng.
Giáo sư Trương Bạc Hối, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Lĩnh Nam (Hong Kong), cũng phản bác một lập luận do tờ Hoàn Cầu nêu ra. Theo đó việc Nhật Bản đưa tàu vào Biển Đông sẽ bị đáp trả bằng việc Trung Quốc cho quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Trường Sa. Theo nhà nghiên cứu Hong Kong, sự hiện diện của Nhật Bản tại Biển Đông tự nó không thể là động lực đáng kể cho việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa các hòn đảo mới được bồi đắp trong tay Bắc Kinh.
Điều nguy hiểm, theo chuyên gia này, là những phản ứng thái quá của lực lượng Trung Quốc. Bên cạnh khả năng hải quân Trung – Nhật xung đột với nhau, còn có kịch bản tàu Trung Quốc đâm vào tàu Nhật Bản hay tìm cách chặn đường đối phương.
Nguy cơ nói trên, theo chuyên gia Trương Bạc Hối là hoàn toàn có thể vì Trung Quốc e dè Mỹ chứ không sợ Nhật. Trung Quốc chưa làm gì để chống lại tàu Mỹ vào tuần tra Biển Đông, nhưng tàu Nhật lại là chuyện khác, ông Trương nói.
Theo giới quan sát, Trung Quốc đã lợi dụng phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản để thổi phồng vấn đề và lên tiếng hù dọa, không chỉ Nhật Bản, mà tất cả các láng giềng khác đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Đông. Nhật Bản còn là một mục tiêu lý tưởng vì lẽ cùng với Úc và Mỹ, Nhật Bản nằm trong số ba nước đầu tiên đã lên tiếng khẳng định là phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye về Biển Đông mang tính chất ràng buộc, yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ.
Theo Viettimes
Tiêm kích đánh bom của Nga khiến kẻ thù "kinh hồn bạt vía"
Những chiếc máy bay ném bom chiến thuật Su-34 của Nga hôm qua (17/8) đã ngày thứ hai liên tiếp tiến hành các cuộc không kích hủy diệt, tiêu diệt được ít nhất 150 tên khủng bố ở tỉnh Deir-ez-Zor, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Ảnh minh họa
Xuất kích từ căn cứ không quân Hamadan ở phía tây Iran, những chiếc Sukhoi Su-34 (còn được NATO gọi là Fullback) được trang bị đầy đủ vũ khí hạng nặng đã oach kích dữ dội một loạt căn cứ của tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Deir-ez-Zor.
Phi đội Su-34 thực hiện chiến dịch tấn công dưới sự bảo vệ của những chiếc chiến đấu cơ Su-35 cất cánh từ Căn cứ Không quân Khmeimim của Nga ở Syria.
Lực lượng Nga đã sử dụng bom OFAB-500 để thổi bay 2 căn cứ chỉ huy và hai trại huấn luyện khủng bố lớn của IS. "Hơn 150 chiến binh đã bị tiêu diệt, trong số đó có nhiều lính đánh thuê nước ngoài", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông cáo báo chí.
Tất cả máy bay của Nga đã quay trở về căn cứ an toàn sau loạt trận tấn công nói trên.
Sukhoi Su-34 được thiết kế dựa trên loại chiến đấu cơ nổi danh Su-27. Chiếc Su-34 đầu tiên được sản xuất ở Novosibirsk hồi năm 2006 và loại chiến đấu cơ này bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2008. Nó sẽ thay thế tất cả các chiến đấu cơ đã già cỗi Su-24 trong biên chế của Không lực và Hải quân Nga.
Su-34 được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích đánh bom hàng đầu thế giới hiện nay. Được thiết kế với nhiệm vụ chính là tấn công mặt đất, song Su-34 vẫn sở hữu một khả năng không chiến vượt trội.
Su-34 là thế hệ máy bay 4 của Nga có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Máy bay Su-34 có khả năng đạt tốc độ lên đến 1.900 km/h, bán kính chiến đấu là 1.100 km, được trang bị 12 điểm treo vũ khí với tổng khối lượng lên đến 8 tấn. Với khả năng mang vũ khí rất lớn, Su-34 được giới quân sự Nga đặt cho biệt danh là "Xe tăng bay" bởi sức mạnh hỏa lực ghê gớm của chiến đấu cơ này. Su-34 được trang bị các loại vũ khí chính xác cao, tấn công đa dạng các mục tiêu trên không, mặt đất, trên biển. Su-34 còn có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Đây là loại máy bay chiến đấu đầu tiên của của Nga được trang bị radar với tầm phát hiện mục tiêu là 250 km, radar này có khả năng lập bản đồ mặt đất ở cự ly 150 km
Theo Vnmedia
Hải quân Việt Nam tham dự Hội nghị sức mạnh Thế giới lần thứ 22 tại Hoa Kỳ Từ ngày 21 đến 23-9, tại trường Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ ở thành phố Newport thuộc bang Rhode Island đã diễn ra Hội nghị sức mạnh Thế giới lần thứ 22 (ISS 22). Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân Việt Nam tham dự Hội nghị; chủ đề của ISS 22...