Trung Quốc đe dọa máy bay Philippines ở Trường Sa
Tờ Philippines Star hôm nay (1/1/2016) cho hay, Trung Quốc đã áp đặt một khu vực an ninh trên các vùng mà Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa và đe dọa một chiếc máy bay quân sự Philipines – chở bác sỹ và linh mục tới đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang do Philippines kiểm soát) vào chủ nhật tuần trước, tức ngày 27/12/2015.
Thay vì các tàu tuần duyên, Trung Quốc nay đã sử dụng hệ thống radar lắp đặt trên các đảo nhân tạo để giám sát trên Biển Đông
Trên facebook cá nhân, tuyên úy quân đội Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines Fr. Joey Sepe cho biết, khi chiếc máy bay Philippines bay qua vùng trời gần bãi Đá Su Bi, thì liên tục nhận được các cảnh báo đe dọa và thách thức qua radio từ Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những đe dọa, cảnh báo phát qua radio từ phía Hải quân Trung Quốc, phi công Philippines vẫn tiếp tục hành trình và hạ cánh an toàn trên đảo Thị Tứ.
Thậm chí, Sepe còn dõng dạc tuyên bố rằng: Nếu có ai phải rời khỏi khu vực này thì đó là Trung Quốc chứ không phải ai khác.
Video đang HOT
Sepe và một bác sỹ quân đội nằm trong số các quan chức quân sự được Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines cử đến đảo Thị Tứ để phục vụ nhu cầu tinh thần và y tế của người dân trên đảo, cũng như nhóm 46 thanh niên tình nguyện đã đi thuyền ra đảo vào ngày 26/12/2015 – một hoạt động mang tính biểu tượng phản đối yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc với hầu như toàn bộ Biển Đông.
Theo một quan chức quân sự cấp cao, Hải quân Trung Quốc đã liên tục thách thức các máy bay quân sự Philippines tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.
Gần đây, hải quân Trung Quốc cũng cảnh báo và cố gắng để xua đuổi một máy bay quân sự của Australia trong khi nó đang tuần tra tự do hàng hải ở khu vực đang tranh chấp ở Trường Sa, giống như những gì Bắc Kinh đã làm với các máy bay Mỹ và tàu chiến khi chúng bay qua hay đi qua khu vực này.
Những sự kiện này càng làm dấy lên nghi ngại trong cộng đồng quốc tế về khả năng Trung Quốc đã lặng lẽ áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Các nguồn tin quân sự cũng khẳng định, Trung Quốc đã không còn phụ thuộc vào tàu để giám sát trên không và trên biển ở khu vực này nữa, mà đã sử dụng hệ thống radar được lắp đặt ở hầu hết các đảo nhân tạo. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn khăng khăng không ngượng mồm khi bao biện rằng họ không có ý định quân sự hóa khu vực và rằng, các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trên nền tảng là các rạn san hô ngập nước là cho các mục đích dân sự và hòa bình.
Theo Linh Phương
PetroTimes
Giới trẻ Philippines lên đảo Thị Tứ ở Trường Sa
Một nhóm người trẻ Philippines đã đến đảo Thị Tứ ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông nhằm thể hiện sự phản đối của họ đối với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với gần trọn Biển Đông.
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Không quân Philippines
Nhóm thanh niên Kalayaan Atin Ito (nghĩa là Đảo Kalayaan, đó là của chúng tôi) gồm 50 thành viên hôm 26.12 đã lên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Reuters. Philippines gọi đảo Thị Tứ là Pagasa và đảo này hiện do Manila chiếm đóng. Trung Quốc cũng ngang ngược nói đảo Thị Tứ là của mình!
Tuy nhiên người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Herminio Coloma nói rằng giới trẻ nước này không nên mạo hiểm vượt 500 km từ đảo Palawan đến Pagasa; thay vào đó họ có nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước hay sự ủng hộ của họ chính phủ.
Trên Facebook cá nhân, một thành viên trong đoàn thúc giực Tổng thống Aquino "thông tin cho người dân Philippines chính xác những gì đang diễn ra, không cần phải che giấu sự thật bằng những lời hoa mỹ về sự xâm lược của Trung Quốc đối với vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta".
Joy Baneg, một điều phối viên của nhóm cho AFP biết, các thành viên đến đảo hồi cuối tuần qua nhằm phản đối Bắc Kinh và dự kiến sẽ quay trở về vào ngày hôm nay 28.12. Joy cho biết phía Trung Quốc không có những cố gắng ngăn cản họ đến hòn đảo; nhóm được sự giúp đỡ của người dân địa phương và quân đội Philippines cũng không gây khó khăn cho chuyến vượt biển của nhóm.
Người dân Philippines thường thể hiện sự phản đối trước hành động xâm lấn biển đảo của Trung Quốc, trong khi đó chính quyền nước này đang kiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu hết Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Vệ tinh Trung Quốc chiếm quỹ đạo Philippines ngăn phát tín hiệu "Không thỏa mãn với ăn cướp lãnh thổ, lãnh hải và không phận láng giềng, quỹ đạo thông tin vệ tinh của Philippines trên vũ trụ cũng bị Trung Quốc chiếm đoạt". Quân đội Mỹ có thể hộ tống cho tàu Philippines tiếp tế ở đá ngầm Biên ĐôngĐường ống khổng lồ Trung Quốc bất ngờ xuất hiện ở bờ biển PhilippinesPhilippines muốn...