Trung Quốc đẩy nhân dân tệ vào ASEAN qua cửa ngõ với Việt Nam
Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ vào cộng đồng các nước ASEAN.
Trung Quốc thúc đẩy nhân dân tệ vào ASEAN thông qua cửa ngõ với Việt Nam
AFP
Ngày 11.1, Trung Quốc đã công bố kế hoạch chi tiết 5 năm về mục tiêu phát triển kinh tế và tài chính giữa tỉnh Quảng Tây, phía nam của nước này với các nước Đông Nam Á, trong đó có nỗ lực thúc đẩy đồng nhân dân tệ.
Nội các Trung Quốc đã đồng ý xây dựng tỉnh Quảng Tây, tiếp giáp với Việt Nam, thành cửa ngõ tài chính giữa đại lục với ASEAN, Reuters dẫn nguồn từ báo cáo của Ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Video đang HOT
Mục tiêu trọng yếu trong kế hoạch này là thông qua hoạt động biên mậu, thanh toán xuyên biên giới, giao dịch ngoại tệ, đầu tư và tài trợ với các thành viên trong khối ASEAN, chính phủ Trung Quốc sẽ thúc đẩy đồng nhân dân tệ.
Đồng nhân dân tệ cũng được Bắc Kinh khuyến khích sử dụng trong giao dịch hàng hóa với ASEAN, hỗ trợ cho vay thông qua các dự án trong khu vực, tìm cách xây dựng thị trường nhân dân tệ ở nước ngoài và thúc đẩy đầu tư tài chính xuyên biên giới.
Bản kế hoạch, kéo dài 5 năm đến cuối năm 2023, được 13 cơ quan của chính phủ Trung Quốc cùng đăng tải và phối hợp thực hiện, bao gồm ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý ngoại hối, ủy ban chứng khoán và Bộ tài chính.
Hồi cuối tháng 8.2018, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành thông tư cho phép sử dụng đồng nhân tệ trong thanh toán biên mậu với Trung Quốc.
Theo thanhnien.vn
Tạm ngừng thương chiến Mỹ-Trung tạo sự ổn định về tỷ giá
Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tạm thời hòa hoãn, tỷ giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD trong ngắn hạn sẽ duy trì ổn định trong một năm tới.
Tạm ngừng thương chiến Mỹ-Trung tạo sự ổn định về tỷ giá. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đó là nhận định của ngân hàng UBS lớn nhất của Thụy Sỹ và tập đoàn ngân hàng Mỹ Goldman Sachs.
Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những tín hiệu tích cực tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina vừa qua, đồng NDT ghi nhận xu hướng tăng giá.
Tuy nhiên, với việc Giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei (Trung Quốc), bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ đã dẫn đến tâm lý bất an trên thị trường tài chính.
Các chuyên gia của tập đoàn Goldman Sachs nhận định, bất kể Washington và Bắc Kinh có thể đạt được thỏa thuận về các vấn đề khác hay không, kết quả rõ ràng của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung là chừng nào còn tiếp tục đối thoại, tỷ giá quy đổi của đồng NDT sẽ duy trì ở mức 7 NDT đổi 1 USD. Goldman Sachs cũng điều chỉnh dự báo tỷ giá của đồng NDT trong 3 tháng từ 7 NDT/USD xuống còn 6,95 NDT/USD.
Trưởng bộ phận nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc của UBS, Vương Đào (Wang Tao) chỉ rõ tỷ giá quy đổi giữa đồng USD và NDT có thể sẽ duy trì ổn định trong một thời gian dài hơn và đồng NDT có thể là một phần không thể thiếu trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Đầu tháng 12 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết phía Mỹ đã nhận được "cam kết mạnh mẽ" rằng Trung Quốc có thể đối phó trước sự mất giá tiền tệ.
Ngân hàng UBS Thụy Sỹ cho rằng, xem xét về tổng thể, dự kiến trong năm tới tỷ giá đồng NDT so với USD sẽ dao động trong khoảng 7 NDT/USD, đến cuối năm 2020 sẽ tăng nhẹ lên 7,2 NDT/USD. Báo cáo của UBS chỉ ra rằng, cùng với việc các nhà lãnh đạo Mỹ-Trung đều mong muốn đạt được thỏa thuận và Trung Quốc nhanh chóng đưa ra các chính sách mục tiêu có liên quan sau cuộc gặp Trump-Tập, các cuộc đàm phán Mỹ-Trung tiếp theo rất có thể sẽ đạt được tiến triển nhất định.
Điều này có nghĩa là, các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục sau tháng 3/2018, và thuế quan sẽ không tăng thêm. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn về một cuộc chiến thương mại leo thang vẫn còn tồn tại.
UBS cũng dự báo rằng tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc sắp tới và trong các hoạt động kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa, trọng tâm chính sách có thể được điều chỉnh và tập trung hơn vào nâng cao mức độ cải cách và mở cửa theo định hướng thị trường.
Đến thời điểm đó, Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ công bố các biện pháp như giảm thuế nhiều hơn nữa, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước và tiếp tục mở cửa thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, ngân hàng UBS cũng dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong năm tới sẽ tăng nhẹ từ 6,0% trước đó lên 6,1%./.
Theo TTXVN
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro Theo báo cáo Điểm lại - ấn phẩm bán thường niên về kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay dự báo vẫn ở mức 6,8%, trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, cao hơn con số 6,3% dự báo cho các nền kinh tế thị...