Trung Quốc đẩy mạnh tập đoàn ‘thủy quái’
Một mặt, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn ra sức tuyên truyền về sự trỗi dậy hòa bình của nền kinh tế thứ hai thế giới, song mặt khác, quân đội, đặc biệt làHải quân Trung Quốc, liên tục được tăng cường sức mạnh thông qua các hợp đồng vũ khí cũng như “học tập” của các nguyên mẫu nước ngoài. Rõ ràng, các tuyên bố lập lờ, nước đôi không đi cùng hành động không thể là cái neo vững chắc cho các nước trong khu vực nhằm đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ.
Tàu đệm khí tốc độ cao Arktika có thể di chuyển trên cả mặt băng
Trong khi phía Nga còn đang úp mở về thương vụ 4 chiếc tàu ngầm lớp Lada, thì Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ nước này đã lên tiếng xác nhận Moscow và Bắc Kinh đã ký kết hợp đồng 3 tàu đệm khí tốc độ cao Arktika bên lề Triển lãm vũ khí trang bị công nghệ cao đầu tháng 10 vừa qua. Thậm chí, con số này còn có thể tăng lên 6 trong thời gian tới. Hiện nay, Trung Quốc đã sở hữu 4 tàu loại đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon của Ukraine.
Arktica là loại tàu đổ bộ đệm khí kích thước lớn có thể chuyên chở tàu đổ bộ Type 071 của Trung Quốc. Nó có thể di chuyển trên các địa hình mặt nước, mặt tuyết, đá băng, đầm lầy với vận tốc khoảng 80km/h và di chuyển trên mặt đất với vận tốc khoảng 140km/h. Tàu di chuyển được hành trình tối đa là 1.100km và có thể chở theo 8-50 lính cùng 1-5 tấn hàng với biến thể tàu cao tốc và 30 lính cùng 15 tấn hàng với biến thể tàu vận chuyển hàng hóa.
Trong khi đó, các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã đăng tải những hình ảnh cho thấy Hạm đội Nam Hải đã được biên chế thêm một chiếc tàu tuần duyên 2 thân liền nhau với số hiệu 430. Đây là đơn vị thường xuyên có các hoạt động hăm dọa trên Biển Đông, do đó, không ngoại trừ con tàu này sẽ sớm được Bắc Kinh tung vào khu vực.
Video đang HOT
Nhìn bề ngoài, hình thù của tàu khá giống với mẫu JHSV-2 Choctaw của Hải quân Mỹ. Dù phía Trung Quốc khẳng định nhiệm vụ của tàu tuần duyên này chỉ là nghiên cứu biển và tìm kiếm tài nguyên trên Biển Đông, song tờ Japanmil đánh giá con tàu này không hề khác một tàu chiến trá hình với các vũ khí được giấu kỹ càng. Theo tờ báo, đây có thể là tham vọng của PLA khi trước đó đơn vị này cũng không che giấu kế hoạch sở hữu một chiếc tàu hai thân cỡ lớn đảm trách các nhiệm vụ quân sự.
Cũng giống như mọi lần, Bắc Kinh luôn cho rằng hành động của mình là “hợp pháp” và “phục vụ mục đích bảo vệ chủ quyền”, song tờ Ausdefence (Úc) nhận định đây thực chất là một tàu quân sự ẩn mình dưới lớp vỏ dân sự – điều mà Bắc Kinh vẫn đang áp dụng bấy lâu nay trên các vùng biển mà Trung Quốc đơn phương nhận chủ quyền.
Trước đó không lâu, Hạm đội Nam Hải đã được bổ sung hàng loạt các tàu mới như: tàu hộ vệ tên lửa Bách Sắc, tàu quét mìn Hạc Sơn, tàu hộ vệ Mai Châu, bên cạnh 29 tàu khu trục, 3 tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn, 8 tàu ngầm thông thường, ít nhất 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, 11 tàu đổ bộ xe tăng, 6 tàu vận tải cỡ lớn, 4 tàu đổ bộ hạng trung, 1 tàu bệnh viện đang có.
Ngoài ra, theo Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tàu khu trục tàng hình mới Type 052D. Tàu có trọng tải hơn 6.000 tấn với 64 bệ phóng tên lửa thẳng đứng cho phép phóng nhanh các loạt tên lửa phòng không, chống hạm hoặc tên lửa hạm đội đất. Theo đánh giá của hai Giáo sư Toshi Yoshihara và James Holmes của Đại học Hải quân Mỹ, các khí tài mới này rất có thể là những “quân át chủ bài” của Bắc Kinh trong những “xung đột cục bộ trên các vùng biển Châu Á” và sẽ phục vụ cho các mục đích và tham vọng của Trung Quốc trên khu vực.
Theo Songmoit
Philippines có cách chống Trung Quốc "gặm nhấm" ở biển Đông
Với thỏa thuận gọi tắt tiếng Anh là IRP (Sự hiện diện luân phiên được tăng cường) đang được đàm phán giữa Manila và WashingtonManila và Washington, Mỹ đang chuẩn bị đưa thêm binh lính và thiết bị vào Philippines.
Philippines mong muốn đạt được thỏa thuận này để tăng cường khả năng phòng thủ, đặc biệt là vùng biển đảo của mình ngoài Biển Đông đang bị Trung Quốc từ từ gặm nhấm
Tuy nhiên, hôm 16/08/2013, Manila vẫn nhấn mạnh Mỹ sẽ không đặt căn cứ quân sự thường trực, và mức độ tăng cường sẽ tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể từng lúc.
Trong một bản thông báo công bố hôm 16/8, được báo chí Philippines trích dẫn, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định rằng việc quân đội Mỹ gia tăng sự hiện diện hoàn toàn không đồng nghĩa với việc có căn cứ Mỹ trên lãnh thổ Philippines.
"Không có căn cứ trên thực tế hay bất kỳ loại cơ sở quân sự nào khác của Mỹ. Phái đoàn đàm phán Philippines sẽ hoàn toàn tuân theo các quy định trong Hiến pháp Philippines nghiêm cấm một cách rõ ràng việc thành lập các căn cứ quân sự ngoại quốc trên lãnh thổ Philippines" - bản thông báo cho biết.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Philippines, Thỏa thuận IRP sẽ đi sâu vào chi tiết các chiến dịch sẽ được tiến hành trong tương lai, trong khi số lượng binh lính Mỹ được phép trú đóng trong nước sẽ "phụ thuộc vào quy mô các chiến dịch mà hai bên sẽ chấp nhận".
Bản thông báo nói rõ: "Chúng tôi không thảo luận về việc đóng quân. Chúng tôi chỉ nói về sự hiện diện liên quan đến các hoạt động và các hoạt động đó sẽ được tổ chức tại các cơ sở hoặc các khu vực thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của Quân đội Philippines".
Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với Philippines, và có một lực lượng luân phiên gồm khoảng 500 quân có mặt ở miền Nam Philippines.
Với thỏa thuận về việc tăng cường sự hiện diện luân phiên đang thương thuyết, Lầu Năm Góc có thể gửi thêm binh sĩ và thiết bị tiên tiến đến Philippines, hoặc tham gia nâng cấp các căn cứ trên lãnh thổ nước bạn.
Trả lời hãng tin Anh Reuters, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta, trưởng đoàn đàm phán của Manila cho biết là đã có danh sách các khu vực cụ thể mà lực lượng Mỹ được phép đóng quân
Nếu quân số Mỹ tại Philippines trong tương lại là một điều bí mật, thì các căn cứ nơi lực lượng Mỹ có thể đóng quân sẽ được tiết lộ. Trả lời hãng tin Anh Reuters, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta, trưởng đoàn đàm phán của Manila cho biết là đã có danh sách các khu vực cụ thể mà lực lượng Mỹ được phép đóng quân.
Theo ông Carlos Sorreta, tiến trình thương thuyết thỏa thuận IRP sẽ trải qua ít nhất 4 vòng. Sau vòng một ở Manila, vòng thứ hai sẽ được tổ chức ở Washington vào cuối tháng 8/2013.
Philippines mong muốn sớm đạt được thỏa thuận này để tăng cường khả năng phòng thủ, đặc biệt là vùng biển đảo của mình ngoài Biển Đông đang bị Trung Quốc từ từ gặm nhấm.
Theo Báo Đất Việ
Mỹ thử nghiệm tên lửa chống hạm tầm xa mới Không quân Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới LRASM hồi giữa tháng 6 vừa qua, một nguồn tin từ lực lượng này tiết lộ ngày hôm qua. Tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới LRASM được phóng lên trong cuộc thử nghiệm. Theo nguồn tin trên, vụ thử nghiệm do Phi đội...