Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam
Ngoài việc gấp rút hoàn thiện “ chính quyền phi pháp Tam Sa”, Trung Quốc còn mạnh tay chi hơn 10 tỷ Nhân dân tệ (NDT) nâng cấp cơ sở hạ tầng dân-quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, động thái vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh chụp đảo Phú Lâm của Việt Nam từ vệ tinh.
Hãng thông tấn bán chính thức Trung Tân và báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông số ra sáng 4/11 dẫn lời người phát ngôn “chính quyền Tam Sa” Trần Tế Dương nói rõ sẽ đưa đảo Phú Lâm trở thành trung tâm ngư nghiệp, du lịch và hỗ trợ quân sự của Bắc Kinh.
Cũng theo các báo trên, ông Trần Tế Dương đã công bố các kế hoạch phát triển Phú Lâm tại cuộc họp báo ngày 2/11 nhân kỷ niệm 100 ngày thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, một đơn vị hành chính cấp khu vực có diện tích rộng hơn 2 triệu km2 được chính quyền Bắc Kinh thành lập hồi tháng 7 vừa qua.
Theo đó, Bắc Kinh sẽ cho xây dựng một khu phức hợp các tòa nhà của “chính quyền Tam Sa”, mở rộng một sân bay, xây dựng một cơ sở hỗ trợ quân sự và trung tâm hỗ trợ ngư nghiệp cùng các tàu hải giám.
Video đang HOT
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng dự định xây dựng một hải cảng mới, một nhà máy khử muối có khả năng xử lý 1.000 tấn nước biển mỗi ngày, một trạm phát điện bằng năng lượng mặt trời có công suất 500 KW, cùng một số cơ sở xử lý rác và xử lý nước thải sinh hoạt.
“Chương trình xây dựng sẽ củng cố hơn nữa quyền kiểm soát của Bắc Kinh đối với đảo Phú Lâm, nơi hiện có khoảng 1.000 người dân sinh sống”, ông Trần phát biểu tại cuộc họp báo.
Phú Lâm là đảo rộng nhất trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc đánh chiếm sau cuộc đụng độ quân sự năm 1974.
Ngoài việc thành lập “thành phố Tam Sa” trở thành trung tâm hành chính của cả ba quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa, Bắc Kinh còn thiết lập một đơn vị quân đội đồn trú cấp sư đoàn trên đảo Phú Lâm, cách đảo Hải Nam 330 km.
“Việc đầu tư 10 tỷ NDT không phải là một phi vụ lớn đối với Bắc Kinh. Hầu hết các dự án tại Tam Sa tập trung vào việc xây dựng đô thị theo mục tiêu lâu dài chứ không chỉ nhằm các mục đích quân sự”, chuyên gia quân sự Lý Kiệt ở Bắc Kinh nhận định.
“Cả chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương đều muốn phát triển du lịch sinh thái ở Tam Sa. Nhưng hiện tại họ mới chỉ có một tàu chở hàng ven biển và một đường băng quân sự dài 2.700 m. Việc xây dựng một sân bay mới phục vụ du khách nước ngoài và một cảng nước sâu đủ khả năng đón các tàu viễn dương chở khách là thực sự cần thiết”, chuyên gia này nói thêm.
Những động thái trên diễn ra sau khi chính phủ Trung Quốc kêu gọi người Đại lục và Đài Loan phối hợp trên vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
“Người dân hai bờ eo biển Đài Loan có nhiệm vụ bảo tồn chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông”, Chủ tịch Văn phòng sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Vương Nghị, nói hôm 31/10, đúng một tuần sau khi một nhóm học giả Trung Quốc Đại lục và Đài Loan tuyên bố cùng hợp tác trong vấn đề chủ quyền.
Các học giả này tuyên bố sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu về đường gẫy khúc 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) được Bắc Kinh ngang nhiên đưa ra cách đây không lâu, bất chấp các quy định của luật pháp biển quốc tế và sự phản đối của các quốc gia trong khu vực.
Trên thực tế, từ lâu giới quan sát đã nói về khả năng hợp tác giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan trong các vấn đề tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Việc Đài Loan vừa qua “vào hùa” cùng Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản trên biển Hoa Đông là minh chứng hiển hiện cho vấn đề này.
“Bắc Kinh luôn muốn tìm điểm chung với Đài Bắc trong vấn đề Biển Đông và Hoa Đông”, chuyên gia về Biển Đông Dean Cheng nói, đồng thời lưu ý sự hợp tác này chỉ có thể nằm trong khuôn khổ ngoại giao. “Nếu Trung Quốc và Đài Loan hợp tác về mặt chính trị và ngoại giao thì có thể hiểu được. Còn hợp tác quân sự lại là chuyện khác”, ông nói.
Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị từng khẳng định “Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị”.
Theo Dantri
Đẩy mạnh hợp tác phòng chống tội phạm
Chiều 23-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ đang thăm và làm việc tại nước ta.
Trước đó, sáng cùng ngày, lễ đón chính thức đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Trung Quốc do đồng chí Mạnh Kiến Trụ dẫn đầu đã diễn ra trọng thể tại trụ sở Bộ Công an. Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam chủ trì lễ đón. Cùng đón đoàn có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga và các đồng chí lãnh đạo trong Đảng ủy Công an Trung ương. Ngay sau Lễ đón chính thức, đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang đã tiếp thân mật và hội đàm với Bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ.
Đánh giá lại tình hình kết quả hợp tác phòng chống tội phạm 2 năm qua, hai bên đã có sự phối hợp chặt chẽ tích cực, đấu tranh hiệu quả các hoạt động xâm phạm đến ANQG cũng như cuộc sống nhân dân hai nước, qua đó góp phần đưa mối quan hệ hữu nghị, đối tác, hợp tác chiến lược phát triển một cách toàn diện, bền vững. Trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau bình đẳng cùng có lợi, hai bên đồng ý tích cực thực hiện những nhận thức chung của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực thực thi pháp luật với 10 nội dung cơ bản.
Trong đó, tăng cường trao đổi đoàn các cấp mở các đợt cao điểm chung tấn công trấn áp tội phạm ở khu vực biên giới hai nước đẩy mạnh công tác phối hợp phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm như tội phạm khủng bố, xuyên quốc gia, buôn lậu, mua bán vận chuyển vũ khí, đặc biệt là tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, mua bán tiền giả, rửa tiền và tội phạm công nghệ cao đồng thời tăng cường hợp tác trên các diễn đàn trong khuôn khổ ASEAN với Trung Quốc và các cơ chế hợp tác đa phương khác để cùng nhau xây dựng môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định, phát triển.
Theo ANTD
TP.HCM đẩy mạnh sử dụng văn bản điện tử Văn phòng UBND TP.HCM đã có thông báo kết luận của Phó chủ tịch Lê Mạnh Hà triển khai Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. TP.HCM đã cấp gần 10.000 hộp thư cho cán bộ công chức nhưng chưa đến 70% cán bộ...