“Trung Quốc đẩy mạnh âm mưu lập ADIZ ở Biển Đông”
Philippines nói Trung Quốc đang cải tạo, bồi đắp hai bãi san hô, quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở biển Đông nhằm biến thành đảo nhân tạo
AFP dẫn lời người phát ngôn Abigail Valte của Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết chính quyền Manila đang xem xét các báo cáo, rằng Trung Quốc đã làm tổn hại các bãi san hô.
Hình ảnh do Bộ Ngoại giao Philippines công bố hồi tháng trước cho thấy Trung Quốc đang cải tạo và bồi đắp đất ở bãi Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, Việt Nam
Bà cũng nói thêm rằng Philippines sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp ngoại giao đối với vấn đề tranh chấp.
“Chúng tôi không phản ứng nóng vội với hành động khiêu khích, đặc biệt là hành động quân sự. Chúng tôi muốn thông qua các kênh ngoại giao, cũng như các biện pháp pháp lý khác có thể”, bà Valte nói.
Cũng trong tuyên bố của mình, bà Valte nhắc lại tuyên bố trước đó của ông Aquino rằng tàu Trung Quốc mang theo thiết bị lấp đất đã xuất hiện tại khu vực Biển Đông.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 7/6, tờ Inquirer – một trong những tờ báo lớn nhất Philippines, đã cho đăng các hình ảnh được cho là do quân đội nước này chụp cho thấy các tàu Trung Quốc đang tham gia vào việc bồi đắp đất tại một bãi san hô.
Máy bay Trung Quốc do thám tàu chấp pháp Việt Nam ở Biển Đông
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của quân đội Philippines không thể xác nhận tính xác thực của các tấm ảnh.
Theo Vietnamplus, động thái này cho thấy sự thay đổi chính sách của Trung Quốc từ thế phòng thủ sang thế tấn công ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng hoạt động mở rộng đã được lên kế hoạch ở đảo đá ngầm Chữ Thập.
Nếu được phê chuẩn, đây sẽ là một dấu hiệu rõ ràng hơn nữa về sự thay đổi chiến thuật của Trung Quốc trong việc giải quyết những tranh chấp chủ quyền kéo dài, từ thế phòng thủ chuyển sang thế tấn công.
Theo các chuyên gia, hành động đó được xem là một bước đi tiến tới việc tuyên bố thành lập một Vùng Nhận dạng Phòng không ( ADIZ).
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng việc lấn biển tại đảo san hô vòng Đá Chữ Thập sẽ càng làm căng thẳng hơn nữa các mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng.
Giáo sư Kim Xán Vinh, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh cho biết đề xuất xây dựng một đảo nhân tạo ở khu vực đó đã được trình lên chính quyền trung ương Trung Quốc.
Theo Giáo sư Kim Xán Vinh, đảo nhân tạo này ít nhất cũng sẽ có kích cỡ gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ ở Diego Garcia, một đảo san hô vòng xa xôi có diện tích 44 km vuông nằm ở giữa Ấn Độ Dương. Đảo ngầm Đá Chữ Thập hiện có một số cơ sở do Trung Quốc xây dựng, bao gồm một trạm quan sát được ủy thác bởi Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ của UNESCO.
Trong khi đó Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho rằng hòn đảo mở rộng này sẽ bao gồm cả đường băng và cảng biển.
Theo VTC
Chuyên gia Canada: Hãy kiện CNOOC của Trung Quốc ở tòa án Việt Nam
Trước hết, ở thời điểm hiện nay, một trong những bước đi quan trọng để giải quyết vấn đề liên quan tới việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam là có thể khởi kiện kiện TCty Dầu khí Hải Dương - Trung Quốc (CNOOC) ở một tòa án của Việt Nam với lý do CNOOC đã không xin phép cơ quan pháp lý Việt Nam khi đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vi phạm luật pháp Việt Nam, không đóng thuế...
Vì sao tôi lại khuyên Việt Nam lựa chọn giải pháp được cho là lý tưởng này, có ba lý do như sau:
Thứ nhất, việc khởi kiện CNOOC là một bước đi quan trọng không chỉ đơn thuần là một vụ kiện giữa một Cty với một Cty mà nó còn tăng thêm sức nặng trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong việc chống lại hành động có thể xem là ngang ngược của Trung Quốc khi đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam. Việc này cũng sẽ khiến CNOOC hao tốn tiền của khi tham gia tranh kiện, nó cũng hạn chế khả năng của COONC kinh doanh ở Việt Nam trong tương lai. Hơn nữa, điều này cũng mang lại cho Việt Nam cơ sở pháp lý hợp pháp thu giữ, tịch thu giàn khoan này như tài sản thế chấp nếu CNOOC bị tòa án phán quyết là có tội.
Ông James Manicom, chuyên gia thuộc Trung tâm sáng kiến quản trị toàn cầu (CIGI) ở Canada chuyên nghiên cứu về Đông Á và an ninh hàng hải
Thứ hai, việc kiện CNOOC cũng củng cố thêm uy tín, vị thế của Việt Nam trong việc cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, việc khởi kiện của Việt Nam hoàn toàn được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước trong khu vực trước hành động ngang ngược của Trung Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ trong chuyến công du các nước Châu Á gần đây của Tổng thống Barack Obama. Như vậy, Hoa Kỳ và các nước trong khu vực như: Nhật Bản, Malaysia, Phillipines... đều thống nhất quan điểm các tranh chấp hàng hải trong khu vực cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế và trọng tài quốc tế. Ngay cả Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã kêu gọi việc lập một trật tự hàng hải trong khu vực dựa trên các quy định của pháp luật quốc tế.
Vì vậy, động thái khởi kiện của Việt Nam sẽ hoàn toàn phù hợp với các tuyên bố của các lãnh đạo các nước trên thế giới và khu vực.
Nguyễn Anh (Tổng hợp)
Theo NTD
Phải đưa tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam ra Tòa án quốc tế Nhà nước Việt Nam khuyến khích ngư dân ra khơi để khẳng định chủ quyền trên vùng biển Việt Nam, đặc biệt ngay cả sau khi mà Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 từ ngày 2 tháng Năm, rồi vụ một tàu cá Đà Nẵng bị đâm chìm gần khu vực giàn khoan. Luôn bị xua đuổi Thanh Trúc liên...