Trung Quốc đặt kế hoạch tăng khai thác khí đốt ở Biển Đông
Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc hôm nay 3/12 đã đặt ra mục tiêu nâng sản lượng khai thác khí đốt ở Biển Đông lên tới 15 tỷ mét khối vào năm 2015.
Một dàn khoan của Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC
Theo trang web của Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc, trong kế hoạch 5 năm, 2011 – 2015, Biển Đông sẽ là khu vực chính trong các vùng mà Trung Quốc dự tính đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác khí đốt ở ngoài khơi. Tuy nhiên kế hoạch chi tiết cho 5 năm này chưa được công bố.
Theo Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc, nước này hy vọng đạt mức khai thác khí đốt ở ngoài khơi lên tới 20 tỷ mét khối vào năm 2015, trong đó, vùng Biển Đông là 15 tỷ mét khối. Mục tiêu của Bắc Kinh là vào năm 2015, tổng sản lượng khai thác khí đốt sẽ lên đến 176 tỷ mét khối. Năm ngoái, sản lượng này là 102 tỷ mét khối. Mức tiêu thụ khi đốt của Trung Quốc dự tính lên đến 230 tỷ mét khối vào năm 2015.
Video đang HOT
Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh, giai đoạn 2011-2015 tạo cơ sở cho kế hoạch phát triển lĩnh vực khí đốt trên quy mô lớn trong giai đoạn 5 năm sau đó, tức là từ 2016 đến 2020.
Giới chuyên gia cho rằng, việc Bắc Kinh đề ra mục tiêu đẩy mạnh thăm dò, khai thác khí đốt ở Biển Đông chắc chắn sẽ làm gia tăng các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei…
Biển Đông được đánh giá là nơi có trữ luợng lớn về dầu khí. Tháng 8 vừa qua, tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), tập đoàn khai thác dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc, đã mời gọi các công ty nước ngoài tới thăm dò và khai thác dầu khí tại 22 lô trên Biển Đông.
Theo Dantri
Chương trình hạt nhân Iran "miễn nhiễm" với trừng phạt
Chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran vẫn đang vận hành bình thường - Ảnh: AFP
Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano tuyên bố ông không có bằng chứng cho thấy các biện pháp trừng phạt quốc tế có tác động đối với chương trình hạt nhân của nước này, theo hãng tin AP.
Các biện pháp trừng phạt nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran đã tác động đến nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, Tehran luôn khẳng định chương trình của họ là vì mục đích hòa bình, nhưng nhiều nước phương Tây lo ngại đó là bình phong cho nỗ lực chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tổng giám đốc IAEA Amano ngày 20.11 cho biết, cơ quan của ông hiện tại không thể đánh giá liệu Iran có đang dự định hoặc sẽ có được một vũ khí hạt nhân hay không.
Quan chức trên nói các thanh sát viên của IAEA "không nhìn thấy bất kỳ tác động nào" từ các biện pháp trừng phạt và ghi nhận rằng Iran vẫn đang sản xuất uranium được làm giàu ở mức 5-20% "với tốc độ gần như không đổi".
Theo TNO
Iran có thể làm giàu uranium trong vài tuần tới Iran có thể sớm làm giàu uranium tại một nhà máy hạt nhân trong vòng vài tuần tới nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân. Đây là đánh giá được các nhà ngoại giao thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đưa ra vào ngày 15.11, theo tin tức từ Reuters. Họ cho biết Iran gần như hoàn tất công...