Trung Quốc “đáp trả” Mỹ đẩy chứng khoán thế giới vào vùng đỏ
Các chỉ số chứng khoán chủ chốt của thế giới đồng loạt giảm điểm trong phiên 13/5 giữa bối cảnh Bắc Kinh tung ra đòn trả đũa việc Mỹ áp đặt các mức thuế bổ sung với hàng hóa của nước này.
Trung Quốc “đáp trả” Mỹ đẩy chứng khoán thế giới vào vùng đỏ. Ảnh: TTXVN phát
Khép phiên 13/5, tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số S&P 500 cùng giảm 2,4% xuống các mức lần lượt là 25.324,99 điểm và 2.811,87 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq hạ 3,4% xuống đóng phiên ở 7.647,02 điểm. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, khép phiên này, chỉ số FTSE 100 tại London sụt 0,6% xuống 7.163,68 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Frankfurt hạ 1,5% xuống 11.876,65 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris giảm 1,2% xuống 5.262,57 điểm. Chỉ số EURO STOXX 50 đóng phiên lùi 1,2% xuống 3.320,78 điểm.
Chỉ số Nasdaq tại New York trải qua phiên giao dịch tệ nhất kể từ đầu năm 2019 trong phiên 13/5, sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD kể từ ngày 1/6 tới – phản ứng được cho là nhằm đáp trả quyết định của Mỹ ngày 10/5 vừa qua tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh với tổng trị giá 200 tỷ USD.
Sam Stovall, phụ trách chiến lược đầu tư tại CFRA Research, nhận định một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chi phối thị trường rất nhiều, và các nhà đầu tư sẽ còn hoang mang cho đến khi nào hai bên đạt được thỏa thuận này. Bắc Kinh và Washington cho biết sẽ tiếp tục đàm phán về vấn đề này song chưa ấn định thời điểm cho vòng đàm phán tiếp theo, dự kiến được tổ chức tại Bắc Kinh.
Tại Việt Nam, đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/5, chỉ số VN-Index tăng 5,99 điểm (0,63%) lên 958,54 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 232 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 4.520 tỷ đồng. Toàn sàn có 162 mã tăng và 128 mã giảm.
HNX – Index đóng cửa ở mức 105,61 điểm, giảm 0,24 điểm (0,23%). Khối lượng giao dịch đạt trên 43,7 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 636 tỷ đồng. Toàn sàn có 75 mã tăng và 69 mã giảm.
Thị trường diễn biến tích cực ngay từ đầu phiên sáng. Lực đỡ thị trường đến từ các cổ phiếu như VNM tăng 2,9%, VRE tăng 1,8%, BVH tăng 3,8%, HVN tăng 2,6%, VIC tăng 0,2%, VJC tăng 0,5%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng với số mã tăng áp đảo cũng đóng góp tích cực cho thị trường trong phiên hôm nay. Cụ thể, BID tăng 2,2%, VCB tăng 0,5%, CTG tăng 0,7%, TCB tăng 0,2%.
Ngược lại, một số cổ phiếu khác giảm khá mạnh làm kìm hãm đà tăng của thị trường. GAS giảm 1,2%, HPG giảm 2,4%, MSN giảm 0,8%, NVL giảm 0,3%, DHG giảm 0,7%.
Video đang HOT
Theo bnews.vn
Chứng khoán sáng 10/5: Mỹ tăng thuế, các thị trường chưa kịp phản ứng?
Thị trường tài chính toàn cầu sáng nay nín thở chờ đợi kết quả đàm phán Mỹ - Trung. Tuy nhiên việc đánh thuế đã đi trước và đúng vào thời điểm các thị trường châu Á tạm nghỉ trưa.
Chứng khoán Trung Quốc nghỉ sớm và hiện vẫn đang ghi nhận tăng 1,5%. Chứng khoán HongKong tăng 0,58%. Chứng khoán Nhật giảm 0,81%. Giá các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đã quay đầu giảm đồng loạt 0,5%. Giá dầu sau khi tăng tốt đầu ngày, đến trưa đã mất gần hết mức tăng. Dầu Brent đã giảm nhẹ 0,04%.
Thời điểm áp thuế có hiệu lực đúng vào lúc các thị trường châu Á dừng nghỉ trưa. Riêng thị trường Việt Nam phản ứng điều chỉnh nhẹ trong phiên ở khoảng 5 phút cuối. VN-Index thu hẹp mức tăng xuống còn 0,13% trong khi đầu ngày tăng 0,73%. Vn30-Index đang tăng 0,21% sau khi đã tăng 0,7%.
Diễn biến thị trường phiên sáng trầm lắng và thận trọng trong bối cảnh thời khắc rất nhạy cảm. Ban đầu thị trường tăng tốt nhờ các thông tin bên lề tích cực từ cuộc đàm phán đêm qua. Tuy nhiên tâm lý thận trọng khiến thanh khoản rất thấp.
Độ rộng thị trường cân bằng một phần vì cung cầu đều yếu khi nhà đầu tư hạn chế giao dịch. HSX đang ghi nhận 123 mã tăng/118 mã giảm. Riêng rổ VN30 có phần tích cực với 18 mã tăng/9 mã giảm.
Mặt bằng giá các blue-chips không thật sự mạnh nhưng đủ để ổn định các chỉ số. VHM giảm 0,71% là cổ phiếu có ảnh hưởng nhất. HPG giảm 0,46%, VRE giảm 0,85%, MBB giảm 0,71%, VJC giảm 0,78% là các blue-chips duy nhất còn lại giảm và tác động có phần rõ rệt.
Phía tăng, ngoài SAB đang được đẩy lên 1,02% so với tham chiếu, các trụ còn lại yếu: VNM tăng 0,31%, TCB tăng 0,88%, MSN tăng 0,11%, GAS tăng 0,56%, CTG tăng 0,5%, BID tăng 1,29%.
Sàn HNX cũng rất trầm lắng. HNX-Index tăng 0,1% với 43 mã tăng/52 mã giảm. HNX30 tăng 0,26% với 11 mã tăng/7 mã giảm. Sàn này cũng không có trụ nào nổi bật: PVS tăng 0,44%, VGC tăng 0,5%, ACB tăng 0,34% là đáng kể nhất.
Thanh khoản rất thấp sáng nay là đặc trưng của tình trạng chờ đợi thông tin. Hai sàn khớp lệnh giảm 17% so với sáng hôm qua, chỉ đạt 1.153,6 tỷ đồng, thấp nhất 11 phiên. Rổ VN30 chỉ giao dịch 486,9 tỷ đồng trong đó ROS chiếm gần 16%.
Diễn biến khá ổn định sáng nay không phản ánh được xu hướng thị trường vì các thông tin có lẽ chưa được thẩm thấu hết. Chiều nay thị trường mới chính thức phản ứng với việc tăng thuế. Mặc dù vậy cả Mỹ và Trung Quốc vẫn còn một ngày đàm phán nữa mới chính thức xác nhận kết quả là thành công hay thất bại. Nếu thành công, việc tăng thuế vẫn có thể được dừng lại.
Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay mua rất ít và chuyển sang bán ròng. HSX bị bán 118,4 tỷ đồng nhưng chỉ mua 74,1 tỷ đồng. VN30 mua 33,9 tỷ, bán 55,5 tỷ đồng. Sàn HNX mua 13,5 tỷ, bán 7,1 tỷ đồng. Duy nhất HSX được mua ròng tương đối nổi trội so với các mã khác. Phía bán ra có HPG, AAA, PPC, POW, VHM.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán 3/5: Giữ vị thế quan sát và chưa nên giải ngân trở lại Sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, thị trường chứng khoán Việt Nam quay trở lại giao dịch vẫn với diễn biến nhàm chán như trước kỳ nghỉ lễ. Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán ngày 2/5, chỉ số VN-Index giảm 1,14 điểm, tương đương 0,12% về mức 978,50 điểm. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 107,00...