Trung Quốc ‘đảo hóa’ ở Biển Đông tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm
Đó là ý kiến của nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài nước dự Hội thảo quốc tế ‘ Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực’ tổ chức ngày 25-7 tại TP. HCM.
Theo các chuyên gia, học giả, quan điểm chính trị và phản ứng của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đối với việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông có thể vẫn còn khác biệt, nhưng tác động tiêu cực của hành vi này đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, tự do hàng không và môi trường biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia trên thế giới.
Trung Quốc đang xây dựng trái phép đá Châu Viên thuộc Trường Sa của Việt Nam
Thảo luận về khía cạnh pháp lý liên quan đến đảo và công trình, thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), các chuyên gia, học giả đã nêu rõ các căn cứ, vấn đề pháp lý liên quan như khái niệm, phân loại, quy chế pháp lý, quyền tài phán quốc gia đối với đảo và công trình, thiết bị nhân tạo; vai trò của đảo nhân tạo trong việc hoạch định và phân định biển; lịch sử hình thành, phát triển và cơ sở pháp lý của vùng nước an toàn xung quanh các đảo và công trình, thiết bị nhân tạo cũng như thực tiễn xây dựng đảo nhân tạo của một số quốc gia trên thế giới.
Trình bày tham luận với nội dung “ Vùng an toàn xung quanh đảo nhân tạo: Tình trạng pháp lý”, giáo sư, tiến sỹ Erik Franckx, Trưởng khoa Luật Quốc tế và Luật châu Âu, Đại học Vrije Universiteit Brussels (Vương quốc Bỉ), Trọng tài viên của Tòa trọng tài thường trực quốc tế La Haye – Hà Lan, chỉ rõ các đảo nhân tạo chỉ được hưởng một “vùng an toàn hợp lý” xung quanh chúng, được quy định bởi UNCLOS 1982, vốn thông thường không được vượt quá 500m. Mặt khác, thẩm quyền của quốc gia ven biển trong vùng an toàn theo đó không phải tùy nghi, mà vì lợi ích được bảo vệ không chỉ đối với bản thân các đảo nhân tạo mà còn đối với hoạt động hàng hải.
Giáo sư, Tiến sỹ Jay L.Batongbaca, Khoa Luật Đại học Philippines, Giám đốc Viện Quan hệ Hàng hải và Luật Biển cho rằng, việc xây dựng các đảo nhân tạo thông qua việc cải tạo đất, dẫn đến việc hủy hoại hoàn toàn nơi cư ngụ của các rạn san hô, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường biển và hành động có chủ ý của Trung Quốc trong việc thực hiện những hành động cải tạo đất ồ ạt là trái với nghĩa vụ của nước này trong việc bảo tồn và bảo vệ môi trường biển được quy định rõ trong UNCLOS. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo khẳng định, việc “đảo hóa” của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và các quốc gia khác; vi phạm các chuẩn tắc của pháp luật quốc tế , tạo ra tiền lệ vô cùng nguy hại trong việc một quốc gia ngang nhiên “chà đạp” lên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và sẵn sàng vi phạm luật pháp quốc tế, trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trong khu vực Biển Đông; đe dọa an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới; hủy hoại môi trường và hệ sinh thái biển, gây ra tác hại lâu dài đối với ngư dân trong vùng Biển Đông – những người phải dựa vào biển để mưu sinh qua nhiều thế hệ.
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Jay L.Batongbaca, các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc trong vùng Biển Đông được thực hiện với tốc độ đáng báo động cùng với tác động to lớn đến môi trường biển, tạo ra thách thức trực tiếp đối với việc giải quyết công bằng và khách quan các tranh chấp trên biển Đông.
Video đang HOT
Để ngăn chặn âm mưu và các hành động “đảo hóa” của Trung Quốc, ông Anup Singh, Phó Đô đốc, nguyên Tổng tư lệnh lực lượng hải quân miền Đông Ấn Độ cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cách duy nhất để mang lại hòa bình và ổn định đó là các bên tranh chấp cần tìm kiếm công lý thông qua các thiết chế tài phán quốc tế. Mặt khác, các nước ASEAN cần có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn nữa về vấn đề này, vì lợi ích chung của khu vực.
Theo_An ninh thủ đô
Xây đảo nhân tạo sẽ tàn phá môi trường Biển Đông
Theo GS.TS Mai Hồng Quỳ, tác động tiêu cực của hành vi xây đảo nhân tạo đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, tự do hàng không và môi trường biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia trên thế giới.
Ngày 25/7, tại TPHCM, Hội Luật gia Việt Nam và trường Đại học Luật TPHCM tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề: "Xây dựng công trình nhân tạo trên biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực". Nhiều học giả trong và ngoài nước đã tham gia hội thảo.
Hội thảo quốc tế về vấn đề xây dựng công trình nhân tạo trên biển đông
Vạch trần tham vọng của Trung Quốc
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng trường ĐH Luật TPHCM, trưởng ban tổ chức hội thảo cho biết, biển Đông là một biển lớn của Thái Bình Dương với những tiềm năng to lớn về dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản, thủy sản, du lịch. Biển Đông còn là tuyến đường biển quốc tế huyết mạch nhộn nhịp thứ 2 của thế giới với hơn 45% khối lượng hàng hóa của thế giới được vận chuyển qua biển Đông hàng năm. Vì vậy, biển Đông được coi là vùng biển có vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng của khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, do quan điểm, lập trường và yêu sách về chủ quyền của các quốc gia trong khu vực còn nhiều khác biệt nên thời gian qua biển Đông vẫn đang "cuộn sóng". Đặc biệt sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tháng 5/2014, Trung Quốc lại tiến hành bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo với quy mô rất lớn tại 7 bãi đá trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hành vi này của Trung Quốc đã bị Việt Nam, Philippines, các quốc gia trong khu vực, Mỹ, Nhật Bản, Úc, ASEAN, EU, các nước công nghiệp phát triển G7 và công luận quốc tế phản đối mạnh mẽ.
Hội thảo thu hút sự tham gia nhiều chuyên gia quốc tế
TS Ngô Hữu Phước, Trưởng Bộ môn Công pháp quốc tế, Khoa Luật quốc tế, ĐH Luật TPHCM cho rằng, hoạt động ồ ạt bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo tại 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa nhằm biến chúng thành các đảo nhân tạo đã bị các quốc gia trong khu vực và thế giới phản đối, lên án mạnh mẽ.
Hành vi trên của Trung Quốc nhằm vào 2 mục đích cơ bản. Thứ nhất là củng cố và mở rộng tham vọng, yêu sách phi pháp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của họ trên biển Đông theo lộ trình: tấn công xâm lược; bồi đắp thành các đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng trên đảo; yêu sách vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo rồi sau đó đưa người đến ở và yêu sách vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo nhân tạo như các đảo tự nhiên đáp ứng các quy định tại Điều 21 của Công ước về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Thứ 2, về vị trí địa lý, biển Đông có 3 điểm chiến lược tiền tiêu đặc biệt quan trọng án ngữ hành lang phía đông nam là đảo Hải Nam của Trung Quốc và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Đây là 3 điểm "yết hầu" về vị trí địa chính trị, quân sự, kinh tế, thương mại, hàng hải, hàng không khu vực và thế giới. Do vậy, tất cả các hoạt động của Trung Quốc nhằm thôn tính quần đảo Trường Sa để liên kết 3 điểm tiền tiêu chiến lược này và từ đó kiểm soát toàn bộ biển Đông, hiện thực hóa "đường chữ U chín đoạn" phi pháp hòng "độc chiếm biển Đông". Đây là ý đồ có tính toán bài bản từ lâu của Trung Quốc.
Về phương diện pháp lý, TS Phước khẳng định, theo luật quốc tế, Trung Quốc không có quyền xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa.
Xây đảo nhân tạo, môi trường biển bị tàn phá
GS.TS Mai Hồng Quỳ cho rằng, quan điểm chính trị và phản ứng của các quốc gia trong khu vực và thế giới đối với hành vi xây dựng đảo nhân tạo trên biển Đông có thể vẫn còn khác biệt nhưng tác động tiêu cực của hành vi này đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, tự do hàng không và môi trường biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia trên thế giới.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Vân, Trưởng khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TPHCM, ảnh hưởng từ hoạt động Trung Quốc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên vùng biển Trường Sa Việt Nam đến hoạt động khai thác và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản của ngư dân Việt Nam tại ngư trường biển Đông là rất lớn. Ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam bị đe dọa và thu hẹp. Không những thế, môi trường biển bị tàn phá, các nguồn lợi thủy hải sản và sinh vật biển bị hủy diệt.
Các diễn giả trao đổi bên lề hội thảo (Ảnh: Hiệp Trần)
PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Viện nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo trình bày tham luận của mình bằng những ngôn từ, lý lẽ như rút từ tâm can. Vị PGS.TS này cho rằng, từ chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, các quốc gia chủ trương xây dựng nền hòa bình nhưng Trung Quốc đã hoàn toàn đi ngược lại nền hòa bình đó của thế giới.
"Trung Quốc đang sử dụng tổng thể các giải pháp chứ không chỉ trên biển để thực hiện mưu đồ bành trướng, chia rẽ. Vấn đề biển Đông không phải là chuyện của Việt Nam hay của Mỹ mà là trách nhiệm của toàn cầu. Chỉ có pháp lý mới là sức mạnh. Chỉ có công bằng và lẽ phải mới giải quyết được vấn đề này", PGS.TS Nguyễn Bá Diến nói.
Đồng quan điểm trên, GS.TS Mai Hồng Quỳ cũng khẳng định: "Việc duy trì môi trường ổn định, hợp tác và phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương nói chung, khu vực biển Đông nói riêng là nhân tố quan trọng để bảo đảm hòa bình, an ninh, tự do hàng hải, tự do hàng không. Đó cũng chính là bổn phận, trách nhiệm và tâm nguyện của các quốc gia trong khu vực và thế giới", GS.TS Mai Hồng Quỳ khẳng định.
Phó đô đốc Anup Signh, nguyên Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân miền Đông Ấn Độ khẳng định: "Nếu Ấn Độ không khai thác dầu khí ở biển Đông, chúng tôi cũng sẵn sàng bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực này. Với những quyền lợi của Việt Nam và Ấn Độ bị đe dọa, xâm phạm, chắc chắn Ấn Độ sẽ cử tàu chiến sang biển Đông".
Công Quang
Theo Dantri
Thổ Nhĩ Kỳ lập vùng an toàn ở Syria Thổ Nhĩ Kỳ hôm 25.7 tuyên bố sẽ lập các vùng an toàn ở miền bắc Syria một khi quét sạch IS ra khỏi khu vực. Cuộc họp an ninh đặc biệt giữa Thủ tướng Davutoglu (giữa) cùng các quan chức an ninh tại Ankara ngày 25.7 - Ảnh: AFP Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã đưa ra tuyên bố trên...