Trung Quốc đang tăng tốc “gặm nhấm” Biển Đông?
Với việc “quây” tàu Philippines tại Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam), phải chăng Trung Quốc đang ra sức hành động nhằm chiếm quyền kiểm soát với vùng biển này?
Trên tờ Nation (Thái Lan), tác giả Darshana M Baruah cho rằng tình hình Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) trên Biển Đông cho thấy Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn về tuyên bố chủ quyền của nước này. Ông cũng cho rằng có thể điều đó sẽ khiến Washington tích cực hơn trong việc kiềm chế Trung Quốc trên vùng biển này.
Các sĩ quan hải quân Trung Quốc.
Ngày 9/3, lực lượng canh gác bờ biển Trung Quốc chặn 2 tàu Philippines chở quân nhu cho các binh sĩ tại Bãi Cỏ Mây. Bắc Kinh cho rằng Philippines đang tìm cách xây dựng cơ sở tại đây để củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này.
Chính phủ Philippines cho rằng hành động trên của lực lượng canh gác bờ biển Trung Quốc là “mối đe dọa khẩn cấp tới quyền và lợi ích của Philippines theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS)”.
Giải thích cho hành động của mình, Bắc Kinh nói rằng các tàu canh gác bờ biển của nước này đang thực hiện cuộc tuần tra quanh Bãi Cỏ Mây như thường lệ thì phát hiện ra 2 tàu mang quốc kỳ Philippines.
“Những tàu này đang chở các vật liệu xây dựng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói và tái khẳng định nước này có “chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) và vùng biển xung quanh”.
Theo tác giả Darshana M Baruah, hành động khiêu khích trên của Bắc Kinh có lẽ là một phần trong chiến lược lớn hơn của Trung Quốc về Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh ở mức độ “vừa đủ” để ép các quốc gia nhỏ hơn đang tranh chấp chủ quyền với nước này nhượng bộ Biển Đông mà không khiến các nước này phản kháng.
Video đang HOT
Trên tờ Foreign Policy, tác giả Robert Haddick gọi chiến lược này là chiến lược “ gặm nhấm từng phần” – tức là “tích dần những hành động nhỏ mà không đến mức khơi mào một cuộc chiến tranh nhưng theo thời gian nhiều hành động nhỏ sẽ giúp tạo thay đổi lớn mang tính chiến lược”.
Trung Quốc đang từng bước chiếm quyền kiểm soát các mỏm đá và quần đảo nhỏ trên Biển Đông, tăng cường hiện diện và củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này. Bắc Kinh nhất quyết không tuân thủ UNCLOS và gạt bỏ nỗ lực của Manila nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền ở tòa án quốc tế.
Mặc dù Mỹ ngày càng tỏ ra lo ngại về tình hình Biển Đông, nước này gần như không làm gì trước việc Bắc Kinh không tuân thủ luật pháp quốc tế. Nguyên nhân là bản thân Mỹ không kí kết UNCLOS và thường tự ý vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế để phục vụ lợi ích quốc gia của nước này.
Darshana M Baruah cho rằng không ai có thể ngăn chặn Bắc Kinh “gặm nhấm” từng phần Biển Đông trừ phi có một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và một trong các đồng minh của Washington.
Sau hành động chặn tàu Philippines của Trung Quốc, Manila phải thả đồ tiếp tế từ máy bay xuống Bãi Cỏ Mây (quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam). Tuy nhiên, Philippines sẽ phải điều tàu ra Bãi Cỏ Mây để tiếp tế cho lực lượng lính thủy đánh bộ nước này ở đây.
Washington phản ứng dữ dội trước hành động của Trung Quốc và gọi đây là “một động thái khiêu khích làm gia tăng căng thẳng” và kêu gọi tất cả các bên giữ nguyên hiện trạng trên Biển Đông.
Tác giả Darshana M Baruah cho rằng chiến lược “gặm nhấm” Biển Đông của Bắc Kinh đang được đẩy nhanh nên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải thể hiện tinh thần đoàn kết và đứng lên đương đầu với Trung Quốc. Trong tương lai gần, tranh chấp Biển Đông sẽ không được giải quyết “một sớm một chiều”, tất cả các quốc gia phải đẩy nhanh việc xây dựng một Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông để tránh tính toán sai và đối đầu quân sự.
Theo Infonet
"Kịch bản Crimea" sẽ tái hiện ở châu Á - Thái Bình Dương?
Khi mà cả thế giới đang hướng về Ukraine, Đô đốc Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đã khuyến cáo châu Á rằng khu vực này có thể sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự.
Nếu cường quốc khu vực châu Á vẫn tiếp tục con đường phát triển sức mạnh của mình như hiện tại, kịch bản như Crimea có khả năng sẽ xảy ra với châu Á, đó là nhận định của CNN được đăng tải trên bài viết xuất bản ngày 26/3. Theo đó, bài viết nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự đe dọa đến lãnh thổ của các quốc gia láng giềng.
Bản đồ mô tả "đường chín đoạn" phi lý mà Trung Quốc tuyên bố dựa trên cái gọi là "chủ quyền trong quá khứ" của nước này.
Từ năm 2009, Trung Quốc đã đẩy mạnh một "cuộc xâm lược leo thang" ở Biển Đông, theo như các quan chức Philippines đã nhận định. Mặc dù điều này ít "kịch tính" hơn sự kiện Crimea, tuy nhiên Bắc Kinh từ lâu đã bắt nạt các nước láng giềng. Hành động này là muốn thúc đẩy sự khẳng định đối với yêu sách lãnh thổ và hàng hải thông qua "đường chín đoạn" đang bao vây lấy hầu hết Biển Đông. Vùng biển này bao gồm các vùng đảo, các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia là Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines.
Bằng cách luôn tạo ra những sự kiện mới, Bắc Kinh cho phép và khuyến khích các tàu bán quân sự thực thi pháp luật và lực lượng hải quân để quấy rối liên tục và hăm dọa ngư dân nước ngoài, các tàu quân sự và các công ty năng lượng thăm dò ở Biển Đông.
Đầu tháng này, tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã báo cáo về việc họ can thiệp vào kế hoạch đưa thủy quân lục chiến ra đóng tại Bãi Cỏ Mây (bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Philippines chiếm đóng trái phép từ năm 1971). Khu vực này được cho là rất giàu dầu mỏ và khí đốt. Nếu va chạm này xảy ra, nguy cơ xung đột vũ trang hoàn toàn có thể.
Điều khác biệt giữa sự kiện xảy ra ở Đông Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương chính là vẫn còn một giải pháp hòa bình cho vùng biển rộng lớn này thông qua luật pháp quốc tế và các biện pháp ngoại giao.
Sau 17 năm không thể tìm tiếng nói chung trong ngoại giao song phương với Trung Quốc, Philippines đã quyết định gửi yêu cầu của mình lên trọng tài quốc tế theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) như là một biện pháp đáng tin cậy duy nhất lúc này. Vụ kiện của Manila tập trung cho các tranh chấp cùng Bắc Kinh tại bãi cạn Scarborough.
Bất chấp những nỗ lực không ngừng của Bắc Kinh nhằm gây áp lực cho Manila dừng vụ kiện, Philippines đã có kế hoạch sẽ tung ra những văn kiện quan trọng vào cuối tháng Ba, tập trung vào tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc. Đây là yêu sách không hề tuân thủ bất cứ luật pháp quốc tế hay phong tục nào trong khu vực. Các chuyên gia pháp lý dự đoán phán quyết đầu tiên của Trọng tài quốc tế có thể sẽ được đưa ra vào giữa hoặc cuối năm 2015.
Bãi Cỏ Mây - nơi đang diễn ra những tranh chấp mới.
Trong khi đó, các nước trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế - có cơ hội để quyết định loại thế giới mà họ muốn sống trong đó. Hoặc là thế giới được chi phối bởi các quy tắc và các tổ chức, hoặc sẽ dùng sức mạnh vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là nhiều chính phủ không muốn công khai ủng hộ một tiến trình phản đối Bắc Kinh.
Vào tháng Hai năm ngoái, Trung Quốc đã chính thức bác bỏ tố tụng, cho rằng trường hợp cáo buộc của Philippines là "thực tế sai lầm" và "chứa những cáo buộc không đúng sự thật". Cho đến nay, Trung Quốc đã tìm cách làm suy yếu tính hợp pháp của tòa án bằng cách không nộp hồ sơ pháp lý riêng của mình và không bổ nhiệm thành viên vào hội đồng trọng tài.
Tuy nhiên, việc từ chối tham gia của Trung Quốc sẽ không thể khiến các trọng tài từ bỏ thủ tục hoặc phá hoại tính chất ràng buộc của bản án. Nếu Bắc Kinh bỏ qua phán quyết của tòa án - giả định rằng các thẩm phán nhận thấy họ có thẩm quyền và ủng hộ Manila - Trung Quốc sẽ vi phạm nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình.
Giờ là lúc các quốc gia có chung quan điểm thể hiện lập trường của mình về vấn đề này. Nếu có nhiều nước - bao gồm cả các quốc gia hàng đầu châu Âu, Australia và đặc biệt là một số nước ASEAN - lên tiếng ủng hộ quyền sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp hàng hải (trong khi không đứng về phía Manila), thì cái giá dành cho sự coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng. Lúc đấy, Bắc Kinh có thể bị buộc phải suy nghĩ lại về sự thách thức hiện tại của họ. Thậm chí Trung Quốc có thể sẽ tận dụng cơ hội tham gia các tòa án này để trình bày một văn bản pháp lý cho những tuyên bố chủ quyền cho mình.
Việc các quốc gia có vẻ thờ ơ hoặc cố tình thờ ơ với vấn đề này đều có thể dễ hiểu. Sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc đang gia tăng. Sẽ là mạo hiểm nếu ủng hộ Philippines và khiến Bắc Kinh giận giữ. Nếu không thận trọng, nó chỉ khiến Trung Quốc trở nên trắng trợn hơn trong ngoại giao và tạo áp lực lên nền kinh tế của các quốc gia liên quan mà thôi.
Dẫu vậy, chờ đợi trong lặng lẽ cho một phán quyết là chiến lược thất bại. Nếu không có hình phạt cho việc bất chấp phán quyết ràng buộc của tòa án quốc tế, Trung Quốc sẽ chắc chắn bỏ qua bất kỳ quyết định nào mà nước này không thích. Điều này tiếp tục gây bất ổn khu vực và đóng cửa con đường sáng để đi đến một phương thức quản lý hòa bình các tranh chấp không gây nhiều tổn hại. Những hậu quả phá hoại cũng có thể sẽ vang dội ngoài khu vực, như vai trò chính đáng của Trung Quốc trong việc xây dựng hệ thống quốc tế sẽ bị đặt dấu hỏi.
Nếu châu Á muốn ngăn chặn các sự kiện tương tự vết xe đổ ở Ukraine, châu lục này sẽ phải nắm bắt cơ hội đáng kể rõ ràng này để hỗ trợ sự phát triển của một hệ thống dựa trên luật lệ khu vực. Việc im lặng trong trường hợp Philippines kiện Trung Quốc là một cuộc bỏ phiếu ngầm chống lại một tương lai sáng sủa nói trên.
Cable News Network (tiếng Anh, viết tắt CNN) là một mạng truyền hình Hoa Kỳ được thành lập năm 1980 bởi Ted Turner và là một nhánh của Turner Broadcasting System, sở hữu bởi tập đoàn truyền thông Time Warner. CNN giới thiệu tin tức 24 giờ một ngày và 7 ngày trong tuần. Tin tức được cập nhật liên tục về các lĩnh vực nóng hổi trên toàn thế giới vì CNN có rất nhiều đài truyền hình dịch vụ. Trụ sở chính của CNN đặt tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, Time Warner Center ở New York và phòng thu ở Washington, DC.
Theo Infonet
Chấp nhận thất bại, Ukraine rút quân khỏi Crimea - Các binh lính Ukraine và gia đình của họ bắt đầu sơ tán khỏi Crimea trong ngày hôm qua (24/3) sau khi Kiev chấp nhận Ukrainian thừa nhận thất bại và ra lệnh rút quân. Ảnh minh họa "Tổng thống tạm quyền của Ukraine đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng rút toàn bộ lực lượng Ukraine ra khỏi Crimea", một nữ...