Trung Quốc đang sở hữu 1.800 đầu đạn hạt nhân?
Mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga…
Tạp chí “Sứ giả quân sự” của Nga dẫn lời Giáo sư Victor Korablin, nguyên giảng viên Học viện Khoa học Quân sự Nga cho hay, mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga và các cường quốc khác. Tuy nhiên, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể có tới 1.800 đầu đạn hạt nhân.
Hiện Trung Quốc đang có 1.800 đầu đạn hạt nhân?
Ông Korablin cho biết: “Những thống kê hiện nay về số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang tồn tại nhiều số liệu khác nhau, từ 240-300 đầu đạn đến 10.000 đầu đạn. Vì vậy, tôi đang có gắng đưa ra một kết luận riêng về số lượng đầu đạn hạt nhân của quốc gia láng giềng này”.
Hiện nay, Trung Quốc đang có một ngành công nghiệp hạt nhân phát triển rất mạnh, hoàn toàn có khả năng tự sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, từ một loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đến bom hạt nhân.
Nhìn vào thực trạng sản xuất vật liệu hạt nhân của Trung Quốc có thể thấy, đến năm 2011, ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc đã sản xuất được tổng cộng 40 tấn vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí, đủ để sản xuất 3.600 đầu đạn hạt nhân (1.600 đầu đạn hạt nhân uranium và 2.000 đầu đạn hạt nhân plutonium).
Tất nhiên, không phải tất cả số vật liệu hạt nhân trên của Trung Quốc đều dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, mà một nửa trong số này là dành cho việc dự trữ.
Video đang HOT
Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc
Theo ông Korablin, nếu giả thuyết này là đúng thì Trung Quốc có thể có từ 1.600-1.800 đầu đạn hạt nhân. Dự kiến Trung Quốc sẽ đưa 800-900 đầu đạn đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, ông Korablin cũng cho biết, đây chỉ là tính toán của riêng mình.
Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được phân chia như sau: bom hạt nhân B-4 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom Q-5 và một số máy bay tấn công chiến thuật khác.
Bom hạt nhân B-5 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom tầm xa H-6.
Ngoài ra, B-5 còn được lắp đặt trên tên lửa đạn đạo tầm trung DF-4, tên đạn đạo xuyên lục địa DF-5A, DF-31.
Tên lửa JL-1 trong một lần phóng thử từ tàu ngầm
Còn tên lửa đạo chiến lược JL-1 và JL-2 thường được lắp đặt trên các tàu ngầm.
Ông Korablin cho biết thêm, tương lai của ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc sẽ phủ thuộc chủ yếu vào yếu tố bên ngoài, như việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa trên toàn thế giới và việc Ấn Độ tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân.
Do Trung Quốc từ chối công khai số lượng đầu đạn hạt nhân của nước mình, bởi vậy, tương lai của năng lực hạt nhân Trung Quốc phải dựa vào đánh giá của các chuyên gia.
Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay năng lực hạt nhân của Trung Quốc đang bị đánh giá thấp. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể nhiều hơn nhiều so với con số mà các chuyên gia phương Tây đã từng đưa ra.
Ông Korablin cho rằng, thỏa thuận giữa Mỹ và Nga về các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân hiện nay cần phải tính đến yếu tố Trung Quốc.
Đồng thời hai cường quốc này cần đưa Trung Quốc vào cuộc đàm phán đa phương về việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Nếu không quá trình cắt giảm vũ khí hạt nhân sẽ không được thúc đẩy và không có nhiều hiệu quả.
Theo Giáo Dục VN
Hàn Quốc triển khai tên lửa 'phủ kín' Triều Tiên
Seoul vừa triển khai loại tên lửa hành trình mới có khả năng tiêu diệt các tên lửa hay căn cứ hạt nhân của Triều Tiên, trong bối cảnh Bình Nhưỡng lại nói về một cuộc "thánh chiến".
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay công bố một đoạn video cho thấy việc phóng thử các tên lửa hành trình mới, AFP đưa tin. Bộ này khẳng định các tên lửa do Hàn Quốc tự chế tạo có thể bắn trúng bất cứ nơi nào ở Triều Tiên.
"Với khả năng này, quân đội của chúng ta sẽ trừng phạt nghiêm khắc và triệt để đối với những hành động khiêu khích liều lĩnh của Triều Tiên, đồng thời duy trì sự sẵn sàng", thiếu tướng Shin Won-sik, chịu trách nhiệm hoạch định chính sách ở Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, cho hay.
Thông tin chi tiết về tầm bắn của loại tên lửa này không được tiết lộ, nhưng hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho rằng nó có thể vươn tới mục tiêu ở cách xa hơn 1.000 km. Ông Shin cũng không cho biết tên của loại tên lửa hành trình mới vì lý do bảo mật. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã bắt đầu chế tạo tên lửa đất đối đất Hyunmu-3C với tầm bắn lên tới 1.500 km từ năm 2010. Các phiên bản trước đó như Hyunmu-3A và Hyunmu-3B, với tầm bắn lần lượt là 500 và 1.000 km, đã được đưa vào hoạt động.
Hình vẽ mô tả tầm bắn của tên lửa hành trình Hyunmu-3C. Đồ họa: Yonhap
Các tên lửa hành trình không nằm trong hiệp định Mỹ - Hàn về việc hạn chế tầm bắn của các tên lửa đạn đạo Hàn Quốc. Washington và Seoul được cho là sắp nhất trí nối lại thỏa thuận năm 2001 về việc hạn chế tầm bắn tên lửa đạn đạo Hàn Quốc trong vòng 300 km và trọng lượng khoảng 500 kg. Hiệp định này chỉ áp dụng với các tên lửa đạn đạo tốc độ cao và bay tự do, chứ không áp dụng với các vũ khí hành trình chậm và bay ở tầm thấp.
Mỹ hiện có 28.500 lính đồn trú ở Hàn Quốc và bảo đảm một "chiếc ô hạt nhân" trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Đổi lại điều này, Hàn Quốc chấp nhận hạn chế năng lực của các tên lửa mà nước này sở hữu.
Cùng với loại tên lửa hành trình mới kể trên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng triển khai một tên lửa đạn đạo chiến thuật mới với tầm bắn 300 km. Loại tên lửa này được cho là mạnh mẽ hơn nhiều so với loại tên lửa tương tự do Mỹ phát triển.
Theo thiếu tướng Shin, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc quyết định tuyên bố công khai việc triển khai của hai tên lửa là nhằm thể hiện sự sẵn sàng trong việc bố trí phòng thủ chặt chẽ, để đối phó với những hiểm họa tên lửa từ Triều Tiên. Tuyên bố của bộ này cũng được đưa ra trong bối cảnh giới chức và các nhà phân tích Hàn Quốc cảnh báo rằng Triều Tiên có thể tiếp tục có những hành động khiêu khích, bao gồm cả một cuộc thử hạt nhân.
Triều Tiên có khoảng 600 tên lửa Scud có khả năng tấn công các mục tiêu tại Hàn Quốc, đồng thời cũng có thể vươn tới lãnh thổ Nhật Bản trong một số trường hợp, dữ liệu quân sự Hàn Quốc cho hay. Bình Nhưỡng còn có 200 tên lửa Rodong-1 có thể bay tới Tokyo. Triều Tiên cũng 3 lần thử nghiệm các tên lửa tầm xa Taepodong.
Hôm 13/4, Triều Tiên phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) từ tây bắc nước này để đưa vệ tinh Quang Minh Tinh-3 vào quỹ đạo, nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu và dự báo thời tiết. Tuy nhiên, Ngân Hà-3 nổ tung không lâu sau khi được phóng lên. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản phản đối hoạt động này vì cho rằng nó thực chất là một cuộc thử tên lửa tầm xa.
Trong một diễn biến khác, Bình Nhưỡng hôm nay yêu cầu Seoul xin lỗi vì những hành vi "xúc phạm" trong thời gian Triều Tiên tổ chức hàng loạt sự kiện quan trọng vừa qua, bằng không sẽ phải đối mặt với "một cuộc thánh chiến". Tuyên bố của Triều Tiên nhằm vào phát biểu mới đây của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, khi ông cho rằng 850 triệu USD chi phí phóng tên lửa Ngân Hà-3 có thể đổi được 2,5 triệu tấn ngũ cốc.
Theo VNExpress
Ấn Độ sắp phóng tên lửa đạn đạo bao trọn lãnh thổ Trung Quốc Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong tuần này, hãng thông tấn PTI của nước này cho biết. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ. Theo nguồn tin trên, vụ phóng thử sẽ được thực hiện ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha thuộc...