Trung Quốc đang “mượn gió bẻ măng” trên biển Đông!
Trong khi mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên đang ngày càng leo thang đến bờ vực chiến tranh thì Trung Quốc chỉ cất tiếng nói cho có lệ…
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên che giấu âm mưu chiếm biển Đông của Trung Quốc?
Mưu đồ của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên
Trước đây, Trung Quốc có ảnh hưởng quyết định đến đường lối của Triều Tiên, nhưng hiện nay vai trò đó đã có phần giảm sút. Nguyên nhân thứ nhất là do hiện nay Triều Tiên đã “đủ lông, đủ cánh”, nguyên nhân thứ 2 là Bình Nhưỡng có phần bất mãn vì Bắc Kinh kiềm chế họ trong phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, nguyên nhân thứ 3 là thái độ không rõ ràng của Bắc Kinh trong giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Trong 2 năm qua, Triều Tiên đã hoàn tất phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và thử thành công vũ khí hạt nhân. Trong 2 thành quả vĩ đại đó, không có sự giúp đỡ của Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh còn năm lần bảy lượt ngăn cản, nếu Triều Tiên không cương quyết thì chắc không có thành công ngày hôm nay.
Triều Tiên nằm giữa vòng vây của Mỹ – Nhật – Hàn, nếu họ không có thực lực quân sự mạnh thì chắc đã lụn bại từ lâu rồi. Việc Bình Nhưỡng coi nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân là yếu tố bắt buộc, xuất phát từ bản năng sinh tồn. Vì vậy, sự ngăn cản của “người anh em” đã làm họ không hài lòng, tất yếu sẽ dẫn đến sự rạn nứt trong quan hệ 2 nước.
Về phần Trung Quốc, sự giúp đỡ Triều Tiên cũng không hẳn xuất phát từ “tình cảm hữu nghị”, mà Bắc Kinh cũng nhắm đến nhiều mục đích khi giúp đỡ Bình Nhưỡng.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên nằm trong tính toán của Trung Quốc?
Video đang HOT
Thứ nhất là mượn tay Triều Tiên để chèn ép Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 đối thủ của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo. Xung đột với đối thủ láng giềng sẽ làm 2 nước này vướng vào vòng lẩn quẩn, không thể rảnh tay đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đảo Ieodo hiện lần lượt thuộc quyền quản lý của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thứ 2 là thúc đẩy xung đột trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng, kìm chân Mỹ ở khu vực này không để Mỹ rảnh tay để đối phó với Trung Quốc. Chính vì vậy mặc dù cũng bày tỏ thái độ nhưng họ cũng chỉ ngăn cản lấy lệ, khi Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân và đưa ra các quyết định cứng rắn khiến mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên lên cao, để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Xét về thực chất, Trung Quốc cũng không hề muốn chiến tranh nổ ra mà họ chỉ muốn sự việc giằng dai càng lâu càng tốt. Sự gia tăng căng thẳng là đúng ý, nhưng nếu chiến tranh nổ ra thì thực sự là ngoài ý muốn và Bắc Kinh cũng không thể kiểm soát được, bởi thực chất giờ họ không còn tiếng nói quan trọng trong các quyết định chiến lược của Bình Nhưỡng.
Ý kiến cho rằng Trung Quốc không muốn tình hình bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng, vì sợ Mỹ mượn cớ để dịch chuyển lực lượng, tăng cường vũ khí đến gần Trung Quốc có thể là những luận điểm sai lầm. Điều này dẫn đến đánh giá sai tình hình là Trung Quốc đang tập trung lo lắng cho đồng minh Triều Tiên và chủ quan, mất cảnh giác với những âm mưu của Trung Quốc.
Về thực chất, Washington có tập trung được vũ khí, trang bị đến phía đông Trung Quốc cũng chẳng làm Bắc Kinh lo ngại, vì chắc chắn nó không ảnh hưởng gì lớn, thậm chí là còn đúng ý họ. Trong khi Mỹ mải mê thực hiện chiến lược vây ép của mình đối với Triều Tiên, thì Trung Quốc có thể rảnh rang thực hiện chiến lược bành trướng của mình trên biển Đông.
Âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc?
Thực tiễn đã chứng tỏ, từ khi căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã liên tiếp gia tăng những động thái mạnh mẽ hơn trên biển Đông, khởi đầu bằng quyết định sáp nhập toàn bộ lực lượng chấp pháp biển bao gồm: Hải quan (Tổng cục Hải quan), Hải cảnh (Cảnh sát biển – thuộc Bộ Công an), Hải tuần (Cảnh sát trị an trên biển thuộc Cục Hải sự – Bộ Giao thông vận tải), Hải giám (Giám sát biển thuộc Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên) và Ngư chính (Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp), cải tổ Cục Hải dương quốc gia thành Cục Cảnh sát biển chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Công an Trung Quốc.
Cũng trong tháng 3, Trung Quốc còn có hàng loạt hành động ngày càng nguy hiểm hơn, điển hình như: Chuẩn bị vũ trang cho lực lượng ngư dân đông tới 100.000 người, bắn cháy Cabin tàu cá QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi – Việt Nam ngày 20/03 và tổ chức diễn tập đổ bộ lên bãi cạn James (James Shoal), cách thềm lục địa Malaysia 80km vào ngày 25-26/03.
Tàu đổ bộ “Tỉnh Cương Sơn” mang số hiệu 999 tham gia vào diễn tập đổ bộ khu vực bãi cạn James (James Shoal) – điểm cực nam của “Đường lưỡi bò” phi pháp
Tiếp đó, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã quyết định cử lực lượng cắm chốt tại bãi cạn Scabrough, ngày 09/04 chính thức phát sóng đài phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói biển Đông) và quyết định mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 01/05, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Philippines.
Song song với đó là gần chục cuộc diễn tập lớn nhỏ với mục đích luyện tập đánh chiếm đảo quy mô lớn trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ lớn lớp 071 có lượng giãn nước 2 vạn tấn và cả 2 lữ hải quân đánh bộ là lữ 1 và lữ 164, đều đóng quân ở Thành phố Trạm Giang – nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải.
Nếu đặt các động thái của Trung Quốc vào bức tranh tổng thể trên biển Đông người ta mới giật mình, Hoàng Sa chính là điểm cực Bắc, bãi cạn Scabrough là vành đai phía Đông, bãi cạn James (James Shoal) là điểm cực Nam còn 9 lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc gọi thầu quốc tế năm 2012 chính là vành đai phía Tây của “Đường lưỡi bò” phi pháp. Rõ ràng là Trung Quốc đang có âm mưu đặt những “tọa độ’ cụ thể nhằm hợp thức hóa “Đường lưỡi bò” vu vơ đó.
Nếu liên hệ những tình tiết này với mức độ leo thang tình hình trên bán đảo Triều Tiên thì rõ ràng nó không phải là tình cờ. Trung Quốc có thể nhân cơ hội này sử dụng chiến lược “Tiên chiến hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “sự đã rồi”, đánh chiếm một vài đảo và bãi đá ở những vị trí chiến lược ở khu vực biển Đông, sau đó tiến hành đàm phán trên thế mạnh với các nước Đông Nam Á.
Hải quân đánh bộ Trung Quốc gia tăng diễn tập đánh chiếm đảo trong vòng 2 tháng qua
Lúc này, thực chất cả Mỹ, Hàn – Triều đều trở thành những quân cờ trong chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Họ ra sức đấu đá nhau đến sứt đầu mẻ trán trong khi “ngư ông” Trung Quốc sẽ thừa cơ “thủ lợi”. Phải chăng ngày chiến sự nổ ra trên bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc cũng sẽ có những động thái quân sự trên biển Đông?
Nếu Bắc Kinh nhân cơ hội cộng đồng quốc tế đang tập trung vào tháo gỡ nút thắt trên bán đảo Triều Tiên, để âm thầm thôn tính biển Đông thì các nước nhỏ yếu ở khu vực này khó có thể lật ngược thế cờ, tái chiếm đảo thì không đủ lực, có đưa Trung Quốc ra Tòa án quốc tế cũng chẳng lấy lại được lãnh thổ đã mất, vì Trung Quốc có đếm xỉa gì đến dư luận quốc tế đâu?
Vì vậy, trong thời điểm nhạy cảm này, các nước trên biển Đông không được lơ là, mất cảnh giác, cần chú ý theo dõi sát các động thái của hải quân Trung Quốc, chuẩn bị các phương án và sẵn sàng chiến đấu để đề phòng âm mưu “mượn gió bẻ măng”. Còn Mỹ, Hàn – Triều cũng nên xuống thang là vừa, nếu không muốn trở thành “con tốt thí” trong ván bài biển Đông của Trung Quốc.
Theo xahoi
Những động thái mới của Trung Quốc về biển đảo
Trung Quốc khởi công hàng loạt dự án xây dựng phi pháp ở Hoàng Sa của Việt Nam và có nhiều động thái mới trên biển Hoa Đông.
Nhân Dân nhật báo hôm qua đưa tin giới chức Trung Quốc vừa khởi công dự án mở rộng 2 con đường Tuyên Đức và Vĩnh Lạc được xây dựng phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tờ báo còn cho rằng đây là 2 con đường quan trọng kết nối với các bến tàu, đơn vị dân sự và quân sự, vốn đang đồn trú trái phép tại Hoàng Sa. Cũng tại Phú Lâm, giới chức ngày 13.12 ngang nhiên tổ chức lễ khởi động trồng cây xanh tại các đảo Duy Mộng, Ba Ba, bãi đá Hải Sâm và bãi Xà Cừ thuộc Hoàng Sa cũng như khởi công xây một tòa nhà làm việc. Những động thái này rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa với ý đồ hợp thức hóa cái gọi là "Thành phố Tam Sa".
Giới chức và lính Trung Quốc dự lễ khởi công phi pháp ở Phú Lâm - Ảnh: Chinanews.com
Bên cạnh đó, hộ chiếu có in đường lưỡi bò của Trung Quốc tiếp tục khiến nhiều bên lo ngại. Theo báo Taipei Times hôm qua, Ủy ban Phòng vệ và Đối ngoại của Cơ quan Lập pháp Đài Loan thông qua nghị quyết kêu gọi chính quyền Mã Anh Cửu phải hành động phản đối tấm hộ chiếu sai trái này. AFP thì dẫn lời Chủ tịch Hội đồng về vấn đề đại lục của Đài Loan Vương Hữu Cơ tuyên bố trong tuần tới, giới chức sẽ thảo luận về việc có nên từ chối nhập cảnh đối với người Trung Quốc mang hộ chiếu mới hay không.
Hành động tại Hoa Đông
Trung Quốc cũng đang tăng cường hoạt động tại biển Hoa Đông, nơi nước này đang có tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhân Dân nhật báo ngày 14.12 đưa tin 5 tàu chiến lớn của Hạm đội Đông Hải vừa hoàn tất đợt huấn luyện 14 ngày trong khi đội tàu ngầm đang ra sức củng cố khả năng tác chiến. Ngày 13.12, căng thẳng dâng cao khi Trung Quốc điều máy bay đến Senkaku/Điếu Ngư, buộc Nhật triển khai chiến đấu cơ F-15 ứng phó. Giới chức quốc phòng Nhật thừa nhận hệ thống giám sát trên biển của nước này ở Hoa Đông không phát hiện máy bay Trung Quốc cho đến khi nhận được cấp báo từ lực lượng tuần duyên. Do đó, Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố sẽ tăng cường hệ thống giám sát này, theo Kyodo News.
Phóng viên Nhật bị hành hung tại Trung Quốc
Một phóng viên của Kyodo News tác nghiệp tại lễ tưởng niệm 75 năm vụ thảm sát Nam Kinh tại Trung Quốc đã bị dân địa phương tấn công vì là người Nhật, theo Đài NHK hôm qua. Khoảng 9.000 người, bao gồm gần 100 người Nhật Bản, tham dự buổi lễ tại Nhà tưởng niệm thảm sát Nam Kinh ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào ngày 13.12. Ngay sau khi buổi lễ kết thúc, đột nhiên phóng viên nói trên bị ít nhất hai người hành hung. Một số cảnh sát đứng gần đó đã kịp thời can thiệp và đưa người phóng viên đến bệnh viện nhưng anh này không bị thương nghiêm trọng. Chính quyền 2 nước chưa có phản ứng về vụ việc.
Theo TNO
Trung Quốc cấp tập "phát triển Tam Sa" Bất chấp các phản đối và lo ngại, Trung Quốc lại lập 31 dự án phát triển phi pháp ở cái gọi là "TP.Tam Sa". Ngày 21.9, Tân Hoa xã ngang nhiên đưa tin Trung Quốc đang tìm kiếm đầu tư để phát triển "TP.Tam Sa" do nước này dựng lên hồi tháng 7, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với...