Trung Quốc đang làm gì ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam?
Trong những tuần gần đây, Philippines liên tục tố cáo Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp như cải tạo đất để xây sân bay hoặc căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc cải tạo đất trên đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Inquirer
Trung Quốc gia tăng các hoạt động ở Trường Sa
Sáng 1/5, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố, hơn một tháng qua, Trung Quốc liên tục duy trì sự hiện diện của đội tàu hộ tống hùng hậu nhằm cản trở lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam bảo vệ chủ quyền.
Trong cuộc họp báo ngày 5/6, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho biết, Việt Nam đã nỗ lực đối thoại với Trung Quốc bằng nhiều hình thức, nhiều cấp khác nhau, với trên 30 cuộc trao đổi. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự kiềm chế và ứng xử của Việt Nam, lên án Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không dừng lại mà còn phản ứng tiêu cực, vu cáo Việt Nam. Trên thực địa, Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của giàn khoan, di chuyển giàn khoan đến vị trí nằm sâu 60 hải lý trong thềm lục địa Việt Nam. Đồng thời, các tàu Trung Quốc có hành vi hung hăng, đâm va, phun vòi rồng vào tàu chấp pháp, ngư dân Việt Nam. Đặc biệt, ngày 26/5, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu ĐNa 90152 của ngư dân Việt Nam.
Song song với hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh gần đây liên tục leo thang các hoạt động trái phép trên các rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo Inquirer, ngày 15/5/2014, Chính phủ Philippines công bố các bức ảnh do thám cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Các quan chức thuộc cơ quan tình báo Philippines cho hay, Trung Quốc đang cải tạo đất để mở rộng diện tích đảo. “Những hành vi này gây mất ổn định trong khu vực, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và luật pháp quốc tế”, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định.
Bốn ngày sau đó (19/5/2014), hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino tiếp tục tố cáo Trung Quốc vi phạm các điều khoản trong DOC thông qua việc cải tạo đất ở đảo Gạc Ma.
Trong khi đó, một quan chức Philippines giấu tên cho hãng thông tấn AP biết Trung Quốc đang xây dựng sân bay trên Gạc Ma. Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu ngụy biện rằng mục đích của hoạt động cải tạo là nâng cao điều kiện sinh hoạt trên đảo.
Trung Quốc hiểu rất rõ, họ là kẻ cướp Hoàng Sa, Trường Sa
Video đang HOT
Ngày 4/6/2014, tờ Philstar dẫn lời Tổng thống Benigno Aquino một lần nữa tố cáo tàu Trung Quốc đang hiện diện ở Đá Ga Ven (Philippines gọi là Gavin) và Đá Châu Viên (Calderon). Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị Quản lý và Giảm thiểu rủi ro thiên tai Á – Âu, ông Aquino nhấn mạnh: “Chúng tôi quan ngại rằng Trung Quốc lại đang triển khai các động thái làm gia tăng căng thẳng mới”.
Tổng thống Aquino cho biết các tàu mới bị phát hiện dường như giống với loại tàu Trung Quốc đã sử dụng để vận chuyển cát và sỏi ở đảo Gạc Ma. “Theo những gì tôi nhìn thấy trong ảnh, các tàu này dùng để cải tạo đất”, ông Aquino nhấn mạnh
Cùng thời điểm này, tờ Inquirer cho biết Trung Quốc đang cải tạo đất ở khu vực Đá Én Đất (Malvar). Giới chức Manila lo ngại Trung Quốc lấp đất ở Đá Én Đất nhằm xây dựng một sân bay hoặc căn cứ quân sự.
Những hành động leo thang liên tiếp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa tiếp tục bị “vạch mặt” khi tờ South China Morning Post hôm 8/6 dẫn lời ông Li Jie, một chuyên gia hải quân thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang tìm cách biến căn cứ tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa thành một đảo nhân tạo toàn diện. Bắc Kinh sẽ xây dựng đường băng và cảng biển trên đảo nhằm triển khai hiệu quả hơn sức mạnh quân sự ở Biển Đông.
Trung Quốc âm mưu biến các đảo ở Trường Sa thành căn cứ quân sự
Những lần Trung Quốc cướp đảo ở Trường Sa
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền, Bắc Kinh nhiều lần thực hiện các hành động gây hấn trên biển bất chấp luật pháp quốc tế.
Năm 1988, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc nhóm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hải quân Nhân dân Việt Nam đã phải đưa tàu ra bảo vệ chủ quyền bao gồm các tàu vận tải HQ-505, HQ-604 và HQ-605.
Sáng ngày 14/3/1988, tàu khu trục Trung Quốc nổ súng vào tàu ta khiến HQ-505 hư hại nặng trong khi hai chiếc còn lại chìm. Sau trận hải chiến ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma trong khi Việt Nam giữ được hai đảo còn lại.
Ngoài đảo Gạc Ma (tên tiếng Anh là Johnson South Reef), Trung Quốc còn chiếm đóng Đá Xu Bi (Subi Reef) thuộc cụm Thị Tứ, Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reefs) của Cụm Nam Yết, Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) ở Cụm Sinh Tồn, Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) ở Cụm Trường Sa trong năm 1988. Bắc Kinh chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở cụm Bình Nguyên năm 1995.
Theo ZingNew
Nực cười cáo buộc Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 1.416 lần
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa đưa lên website của cơ quan này một bài viết vu cáo và xuyên tạc trắng trợn những diễn biến đang xảy ra trên thực địa - nơi Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc thường xuyên hung hăng đâm va, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam.
Bài viết trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã được đăng tải lại trên tờ Tân Hoa Xã - cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước Trung Quốc. Toàn bộ nội dung của bài báo này là những nội dung xuyên tạc, vu cáo trắng trợn, không thể chấp nhận được nhằm vào Việt Nam, bất chấp việc Trung Quốc đang gây bất bình trong dư luận quốc tế vì những hành động hung hăng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách trắng trợn.
Trung Quốc ngang nhiên khẳng định khu vực mà nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là "thuộc chủ quyền của Trung Quốc" với luận điệu sai trái cho rằng khu vực đó cách quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý. Trung Quốc vẫn đòi quần đảo Hoàng Sa là của họ nhưng thực chất, năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ mộtnguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là "xâm lược không thể sinh ra chủ quyền" đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và việc Trung Quốc nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Vì thế, lập luận của Trung Quốc cho rằng khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong chủ quyền của họ là hoàn toàn sai trái, không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.
Trong thời kỳ Pháp thuộc (từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với hai quần đảo này.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 - Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại Hội nghị này, Trưởng Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ 50 quốc gia tham dự còn lại. Mặt khác, đề xuất của đoàn Liên Xô trao chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị đa số đại biểu trong Hội nghị phản đối với tỷ lệ số phiếu là 46 phiếu chống.
Hiệp định Geneva năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam . Theo Hiệp định, Pháp sẽ rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam và trong thời hạn thỏa thuận giữa các bên. Phù hợp với Hiệp định Geneva, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Geneva 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.
Rõ ràng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam .
Nực cười cáo buộc Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 1.416 lần
Đã ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc còn trắng trợn vu cáo, xuyên tạc những diễn biến xảy ra trên thực địa.Trong bài báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này đã cáo buộc "Việt Nam đưa một số lượng lớn tàu, trong đó có cả tàu quân sự, vào khu vực" và "quấy nhiễu, đâm tàu của chính phủ Trung Quốc". Trung Quốc cáo buộc, Việt Nam "lúc đỉnh điểm đưa 63 tàu" vào nơi hạ đặt giàn khoan 981 và "đâm tàu của chính phủ Trung Quốc 1.416 lần".
Sự thực những lời cáo buộc trên là như thế nào? Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tố tàu Việt Nam đâm tàu của họ. Tuy nhiên, điều nực cười ở đây là họ chẳng thể đưa ra được bất kỳ bằng chứng, hình ảnh hay clip nào để chứng minh cho những cáo buộc mà họ đưa ra.
Thay vào đó, chính các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã đưa tin công khai việc tàu thuyền của họ cố tình đâm va, phun súng vòi rồng và quấy nhiễu các tàu chấp pháp của Việt Nam đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam. Bản thân Trung Quốc cũng đã thừa nhận hành động của họ. Trong khi đó, Việt Nam chỉ có tàu dân sự hoạt động ở khu vực này.
Thực tế ở khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đối lập hoàn toàn với những lời cáo buộc, vu vạ trắng trợn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trung Quốc đưa hàng chục tàu thuyền, có thời điểm lên tới 140 tàu, trong đó có nhiều tàu chiến, tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa, tàu đổ bộ và cả máy bay chiến đấu vào vùng biển của Việt Nam để bảo vệ cho việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Nghiêm trọng hơn, các tàu của Trung Quốc liên tiếp có hành vi hung hăng, gây ảnh hưởng đến lực lượng chấp pháp của Việt Nam cũng như các tàu thuyền đánh cá và ngư dân đang hoạt động trong ngư trường đánh cá truyền thống của Việt Nam .
Suốt hơn một tháng qua, hành động của các tàu bảo vệ Trung Quốc vẫn là chặn đầu, khóa đuôi, ép mạn sẵn sàng đâm va khi các tàu của Việt Nam vào gần tuyên truyền, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan Hải Dương 981; chủ động đâm thẳng, dùng súng bắn nước công suất lớn nhằm làm hư hỏng trang bị, tàu thuyền của Việt Nam; dùng hệ thống âm thanh âm tần, đèn pha công suất lớn nhằm làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của lực lượng trên tàu Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc bắt đầu có những hành vi cực kỳ nguy hiểm.
Lực lượng tàu cá Trung Quốc có khoảng 40-45 chiếc chia thành 2 tốp, luôn ngăn cản các nhóm tàu đánh cá của Việt Nam đang đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, cách giàn khoan từ 30-40 hải lý về phía Tây Nam và Tây Tây Nam. Từ ngày 3/5 đến nay, các tàu bảo vệ Trung Quốc đã đâm va, phun nước gây thương tích cho 12 kiểm ngư viên và làm hư hỏng 24 tàu thực thi pháp luật của Việt Nam (5 tàu Cảnh sát biển gồm các tàu 4032, 4033, 2012, 2013, 2016; 19 tàu Kiểm ngư).
Đặc biệt nghiêm trọng là Trung Quốc đã có các hành động uy hiếp, đâm chìm các tàu cá Việt Nam đang hoạt động khai thác bình thường, hợp pháp trên các ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Những hành động hung hăng của Trung Quốc đã được chứng thực bởi nhiều phóng viên quốc tế - những người đã tận mắt chứng kiến các diễn biến xảy ra ở thực địa. Phóng viên CNN mới đây cũng đã có bài viết kể lại tường tận những hành động hung hăng, ngang ngược của các tàu Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam . Các phóng viên quốc tế cũng chứng kiến sự kiềm chế, kiên nhẫn của phía Việt Nam, thực hiện đúng chủ trương kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình.
Không phải vô cớ mà Trung Quốc gần đây phải đối mặt với sự chỉ trích, lên án chưa từng có của cộng đồng quốc tế đối với hành động của họ ở Biển Đông. Chỉ riêng điều này cũng đủ để nói lên tất cả, đủ để chứng minh sự thật nằm ở đâu.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
'Học giả' Trung Quốc vu cáo Việt Nam 'than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây' Mang danh là "học giả", nhưng Trần Khánh Hồng đưa ra toàn những thông tin vu cáo, bịa đặt, và đòi Việt Nam "xin lỗi nhân dân Trung Quốc". Trung Quốc vu cáo Việt Nam 'than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây' Trong "làn sóng" sử dụng một số nhân vật mang danh học giả để "làm sang" cho những luận điệu...