Trung Quốc đang làm gì ở Ấn Độ Dương?
Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ ở Ấn Độ Dương, thay thế Liên Xô cũ và đó là điều mà Ấn Độ và Mỹ cần phải làm quen, theo Forbes.
Tàu chiến Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Ấn Độ Dương.
Đây là kết luận của tài liệu mới được công bố bởi tổ chức quan hệ quốc tế có trụ sở tại Washington. “Lá cờ Trung Quốc đang càng xuất hiện nhiều hơn tại những vùng biển xa bờ trên khắp thế giới, đặc biệt tại Ấn Độ Dương, nơi các tàu chiến Trung Quốc thường xuyên lui tới”.
“Hải quân Mỹ cần nắm rõ rằng hải quân Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện ở tây Ấn Độ Dương, thiết lập những căn cứ quân sự mới. Mỹ không còn duy trì sự thống trị tại vùng Sừng châu phi hay điểm nóng ở Đông Phi”.
Trung Quốc cũng tiến gần hơn đến Ấn Độ, khi nắm quyền kiểm soát các cảng biển chiến lược của Sri Lanka.
Nhưng Bắc Kinh đang cố gắng làm gì ở Ấn Độ Dương? Theo Forbes, có một vài lý do cho điều này.
Một trong số đó là nhiệm vụ bảo vệ các tàu chở dầu Trung Quốc trở về từ vùng Vịnh, tránh khỏi nạn cướp biển. “Hải quân Trung Quốc không ngừng triển khai hoạt động chống cướp biển tại vùng biển Ả Rập kể từ tháng 12.2008″.
Video đang HOT
Một nhiệm vụ khác là ngăn Mỹ chặn eo biển Malacca, tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Trung Đông, châu Phi với các nước châu Á. Các chuyến tàu chở dầu từ Trung Đông của Trung Quốc đều phải qua eo biển này.
Nhiệm vụ thứ ba là nhằm bao vây Ấn Độ ngay từ trên biển, bằng cách xây dựng thêm các căn cứ và tiền đồn quân sự. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang cố gắng áp dụng các biện pháp đáp trả nhằm ngăn viễn cảnh này xảy ra.
Ấn Độ thường xuyên tổ chức tập trận hải quân với Mỹ và các đồng minh, bao gồm Nhật Bản và Úc. New Delhi hồi tháng trước cũng tổ chức cuộc tập trận hải quân với sự tham gia của 23 nước, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Những dấu hiệu trên cho thấy cán cân quân sự trên biển sẽ còn tiếp tục thay đổi và căng thẳng địa chính trị trong khu vực vẫn còn có thể leo thang, theo hướng nghiêng về phía Trung Quốc Forbes kết luận.
Theo Danviet
Trung Quốc âm thầm rải quân "vây" Ấn Độ từ lâu?
Sau những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông, Trung Quốc đang chạy đua tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương, thậm chí biến vùng biển ngoài khơi Ấn Độ này thành "ao nhà".
Tàu chiến Trung Quốc khởi hành đến căn cứ quân sự ở Djbouti.
Theo Forbes, đây rõ ràng là thông tin không hề tốt đẹp chút nào với Ấn Độ. New Delhi đang cố gắng thành lập liên minh với Nhật Bản và Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc và Pakistan ở Ấn Độ Dương.
"Ấn Độ bây giờ mới hướng đến mối quan hệ sâu rộng và ý nghĩa hơn với Nhật Bản và Mỹ, trước nguy cơ Trung Quốc tăng cường hiện diện trong khu vực", hai tác giả Daniel Stacey và Alastair Gale viết trên Wall Street Journal
Ấn Độ Dương luôn là vùng biển chiến lược cho giao thương giữa các nước châu Á và châu Phi, Trung Đông. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm qua, thách thức Nhật bản và Mỹ, càng khiến vùng biển này trở nên quan trọng.
Trên thực tế, Trung Quốc không thể cụ thể hóa các lợi ích chiến lược nếu không tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương. Nếu Mỹ và đồng minh phong tỏa eo biển Malacca, Trung Quốc sẽ bị chia cắt khỏi nguồn cung cấp dầu mỏ ở Trung Đông và lợi ích ở châu Phi.
Đó là lý do Trung Quốc củng cố sự hiện diện các hải cảng chính ở Sri Lanka, tăng cường hợp tác với Pakistan nhằm thiết lập tuyến đường giao thương mới sang Trung Đông, gọi là Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).
Việc Trung Quốc mới đưa quân đến căn căn cứ quân sự đầu tiên của nước này ở Djibouti, một quốc gia nhỏ ở châu Phi cũng phần nào khẳng định tham vọng chiếm lĩnh Ấn Độ Dương.
Viễn cảnh Trung Quốc chiếm ưu thế ở Ấn Độ Dương, phong tỏa Ấn Độ trên biển là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
"Ngoài việc coi Pakistan là đối tác kinh tế chiến lược, Trung Quốc có hai mục đích khác để tập trung nguồn lực vào quốc gia này", theo Forbes.
Đầu tiên, Trung Quốc muốn cụ thể hóa chiến lược "Chuỗi Ngọc trai" bằng việc phát triển các tiền đồn thương mại và quân sự dọc theo tuyến đường hàng hải chính, bao gồm eo biển Malacca, Sri Lanka, Pakistan, Maldives, eo biển Hormuz và Somalia.
Thứ hai, Trung Quốc hiện đang có tranh chấp biên giới với Ấn Độ và nước này muốn đầu tư mạnh hơn nữa để Ấn Độ cảm thấy sức mạnh của Bắc Kinh lan tỏa ở khắp nơi, từ nước láng giềng Pakistan đến Ấn Độ Dương và biên giới giáp với hai nước.
Ấn Độ đã nhận ra nguy cơ bị Trung Quốc chặn ngay trước cửa ngõ ra biển lớn và đang tích cực đóng hàng loạt tàu ngầm hiện đại, cũng như tăng cường hợp tác với Mỹ, Nhật Bản.
Nhưng New Delhi vẫn cần thời gian để sở hữu hạm đội tàu ngầm hạt nhân nhằm tạo nên cán cân quân sự cân bằng trước Trung Quốc và Pakistan.
Hiện tại, rõ ràng người Trung Quốc đang đi trước Ấn Độ một bước, theo Forbes.
Theo Danviet
"Giải mã" chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Tổng thống Trump Hai yếu tố chính góp phần hình thành khái niệm Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump là "tự do" và "mở rộng" nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của toàn khu vực. Các tàu chiến của Hải quân Mỹ (Ảnh: India.com) Trong cuộc gặp với các phóng viên tại Mỹ ngày...