Trung Quốc đang đóng tàu đổ bộ tấn công lớn nhất cho hải quân
Trung Quốc bắt đầu đóng một thế hệ tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn, giúp tăng cường năng lực hải quân nước này.
Tàu đổ bộ tấn công Trung Quốc Type 075. Đồ họa: SCMP
Tàu đổ bộ trực thăng Type 075 đang được một công ty đóng tàu có trụ sở tại Thượng Hải đóng, SCMP dẫn các nguồn tin hôm qua nói. Tàu đổ bộ này lớn hơn nhiều so với các tàu tương tự từng được đóng cho hải quân Trung Quốc.
Phó đô đốc Thẩm Kim Long, tư lệnh hải quân Trung Quốc, hôm 26/3 đã thăm công ty đóng tàu Hudong Zhonghua phụ trách đóng loại tàu này, công ty cho biết trên trang web.
Ông Thẩm (giữa) trong chuyến thị sát công ty đóng tàu hôm 26/3. Ảnh: SCMP
Video đang HOT
Một nguồn tin thân cận hải quân nói chuyến thị sát của ông Thẩm xác nhận về hoạt động đóng lớp tàu mới. “Việc đóng các tàu Type 075 sẽ kéo dài thêm hai năm nữa. Con tàu đầu tiên có thể được hạ thủy sớm nhất là 2019 và đi vào hoạt động đầy đủ năm 2020″.
Type 075 có thể hoạt động dưới dạng tàu sân bay và các chuyên gia quân sự cho rằng nó sẽ giúp hải quân Trung Quốc có khả năng chở nhiều loại trực thăng, tấn công các tàu hải quân, lực lượng mặt đất và tàu ngầm ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Thông tin về con tàu được hé lộ khi Trung Quốc đang chú trọng hơn vào hải quân, giữa bối cảnh nước này ngày càng cứng rắn trong tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Philippines - Trung Quốc đàm phán trực tiếp về tranh chấp Biển Đông
Quan chức Philippines cho biết nước này và Trung Quốc sẽ đàm phán trực tiếp về các tranh chấp ở Biển Đông vào tháng 5.
Hải quân Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hồi tháng một. Ảnh: AFP
Tuyên bố của Philippines được đưa ra hôm nay, trong bối cảnh Tổng thống Rodrigo Duterte tìm cách đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Trung Quốc, theo AFP.
Năm ngoái, Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về việc đòi chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bao gồm những khu vực có tranh chấp với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, ông Duterte sau khi đắc cử năm ngoái đã làm giảm vai trò của phán quyết và thúc đẩy quan hệ hòa hoãn với Trung Quốc để có được hàng tỷ USD về thương mại và đầu tư từ Bắc Kinh.
Trung Quốc tuần này đề nghị tổ chức cuộc họp vào tháng 5 với "cơ chế tham vấn song phương" nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
"Đây là một đề xuất mới, một cơ chế đàm phán song phương đặc biệt về Biển Đông", Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, nói.
Trung Quốc lâu nay luôn muốn theo đuổi đàm phán song phương, thay vì đàm phán đa phương với các bên liên quan. Philippines trước kia cũng theo đuổi đàm phán đa phương.
Các nhà phân tích cho rằng đàm phán trực tiếp với các nước nhỏ hơn sẽ cho phép Bắc Kinh khai thác sức mạnh kinh tế và chính trị của mình trong khu vực có sự phụ thuộc lớn vào thương mại của Trung Quốc.
Ông Jose nói đề nghị đàm phán song phương của Trung Quốc vào tháng 5 không đặt ra các tiền đề. "Điều quan trọng là chúng ta có một biện pháp hòa bình", ông Joe nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines nói thêm rằng đàm phán trực tiếp có thể là "nền tảng" để Manila nêu các vấn đề với Bắc Kinh như xây đảo nhân tạo. Ông Joe cho biết hai nước đang hoàn thiện chương trình nghị sự, ngày tháng và cấp độ đại diện tham dự đàm phán.
Tổng thống Duterte, 72 tuổi, nói ông không muốn có chiến tranh với Trung Quốc vì tranh chấp trên biển. Cuối tuần trước, ông Duterte ca ngợi Trung Quốc vì đã cải thiện quan hệ thương mại song phương và cam kết không xây dựng thêm tại bãi cạn gần Philippines.
Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài. Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) hôm 27/3 cho biết Trung Quốc đã gần như hoàn thiện xây dựng hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Hà Nội khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Văn Việt
Theo VNE
Trung Quốc có thể điều chiến đấu cơ ra đảo nhân tạo bất cứ lúc nào Viện nghiên cứu ở Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể điều động chiến đấu cơ và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo nước này xây phi pháp trên Biển Đông bất cứ lúc nào. Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa. Ảnh: New York Times. Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm...