Trung Quốc: Dân mạng phản ứng vì “người hùng Covid-19″ không được ông Tập Cận Bình trao huân chương
Bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên ở Trung Quốc đưa ra cảnh báo về dịch Covid-19, không nhận được huân chương vinh danh vì những đóng góp của mình.
Đại hội biểu dương toàn quốc phòng chống dịch Covid-19 được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh hôm 8/9 vừa qua. Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình đã trao huân chương cho nhóm các cá nhân được ghi nhận đóng góp cho cuộc chiến chống lại đại dịch.
Viện sĩ Viện công trình Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn – người đứng đầu nhóm chuyên gia lãnh đạo chống dịch – được ông Tập trao Huân chương Cộng hòa, danh hiệu cao nhất của Trung Quốc.
Hơn 40 nhân viên y tế, quan chức địa phương và cảnh sát hy sinh trong quá trình chống dịch cũng được ca ngợi tại sự kiện. Tuy nhiên, Lý Văn Lượng – bác sĩ nhãn khoa tại một bệnh viện Vũ Hán – không nằm trong danh sách các cá nhân được tưởng thưởng. Bác sĩ Lý là người bị giới chức bản địa “kỷ luật” khi nêu lên những cảnh báo trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19. Ông Lý qua đời ở tuổi 34 sau khi bị nhiễm chính loại virus corona chủng mới (SARS-Cov-2).
Bất bình trước việc Lý Văn Lượng bị “bỏ lọt” khỏi danh sách những cá nhân đóng góp cho cuộc chiến chống dịch, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã đổ vào bài đăng cuối cùng trên trang Weibo của bác sĩ Lý để tôn vinh ông.
“Người xứng đáng được ghi nhận nhất chính là ông,” một bình luận hôm 9/9 viết.
“Bác sĩ Lý là anh hùng thực sự của nhân dân,” một người khác nói. “Họ giành được huân chương trên sân khấu. Còn anh có được huân chương trong trái tim chúng tôi.”
“Đất nước nợ anh một tấm huân chương.”
Video đang HOT
Người dân đặt hoa tưởng niệm bác sĩ Lý Văn Lượng tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán sau khi ông qua đời, tháng 2/2020 (Ảnh: Cui Meng/Huanqiu)
Tại buổi lễ hôm mùng 8, ông Tập Cận Bình ca ngợi đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn dắt người dân nước này vượt qua thử thách to lớn và gian khổ, đạt được thành quả chiến lược to lớn trong công cuộc chống đại dịch, thể hiện “sức mạnh Trung Quốc” và “trách nhiệm Trung Quốc”.
Các số liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc cho biết có hơn 4.600 người tử vong tại nước này do mắc Covid-19. Trong khi dịch bệnh tiếp tục hoành hành ở nhiều khu vực, Trung Quốc chưa báo cáo ca nhiễm cộng đồng nào trong hơn 3 tuần qua.
“Chúng ta đã nhanh chóng đạt được thành công bước đầu trong cuộc chiến của nhân dân chống lại virus corona,” ông Tập nói trong bài phát biểu kéo dài 70 phút. “Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên phục hồi sau đại dịch, và chúng ta đi đầu thế giới trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế.”
Sau khi Lý Văn Lượng qua đời vào tháng 2, trang Weibo của ông trở thành một “địa chỉ” để dân mạng bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ. Nhiều người thể hiện sự đau buồn khi Lý ra đi, trong khi nhiều người khác kể lại những trải nghiệm của bản thân.
Dù không có tên trong danh sách biểu dương mới đây, ông Lý đã được Trung Quốc trao tặng huy chương Thanh niên 4/5 vào cuối tháng 4 để ghi nhận những đóng góp của ông đối với quốc gia, đặc biệt là sự hy sinh trong cuộc chiến chống dịch. Đây là danh hiệu cao nhất mà đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc và Hội liên hiệp thanh niên Trung Quốc trao tặng cho các cá nhân trong độ tuổi 14-40.
Công ty Trung Quốc lo bị 'tách biệt công nghệ'
Nỗ lực đẩy mạnh công nghệ nội địa của Trung Quốc đang tăng tốc, nhưng cũng đặt ra nguy cơ tách biệt với phần còn lại của thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 5 công bố chiến lược "lưu thông kép", trong đó dựa vào sự đổi mới và nhu cầu mạnh mẽ ở trong nước làm động lực chính của nền kinh tế, nhưng vẫn duy trì thị trường và nhà đầu tư nước ngoài như một động lực tăng trưởng thứ hai.
Quan hệ Mỹ - Trung đã xuống mức thấp nhất trong hàng chục năm qua, khi hai cường quốc đối đầu trong hàng loạt lĩnh vực như Covid-19, công nghệ và thương mại.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp đặt nhiều lệnh cấm đối với các công ty Trung Quốc như Tencent và Huawei nhằm ngăn họ tiếp cận công nghệ của Mỹ. Nỗ lực phát triển công nghệ nội địa để đối phó thử thách của Mỹ trở thành cơ hội vàng với một số doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, nhưng cũng tạo ra không ít lo ngại.
"Chúng tôi nhận thấy sự nhiệt tình trong việc thay thế linh kiện nhập khẩu bằng sản phẩm trong nước, trái với những năm trước. Nhiều công ty Trung Quốc từng ngại sử dụng thiết bị nội địa, nhưng điều đó hiện thay đổi đáng kể. Chúng tôi chắc chắn hưởng lợi từ động thái này", Zhong Musheng, người sáng lập công ty Dongguan VIDE Technology chuyên về thiết bị quang - điện tử, cho hay.
Aaron Zhang, chủ startup Simtoo Tech, cho biết công ty của ông vẫn nhập khẩu chip và các bộ phận lõi từ Mỹ, nhưng đang xây dựng danh sách các nhà cung ứng nội địa trong trường hợp hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tách rời nhau.
Chen Jianhua, Phó giám đốc phụ trách mảng thiết bị thông minh trong gia đình của Newtempo Tech, cũng khẳng định họ từng mua nhiều thiết bị ngoại nhập chất lượng cao để bảo đảm năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu, nhưng đang dần thay đổi cách vận hành.
"Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào thị trường trong nước. Thực tế là thị trường này không cần sản phẩm chất lượng cao mà ưu tiên những thứ có giá rẻ hơn", Chen cho hay.
Giới chức Trung Quốc đang thúc đẩy "độc lập và bảo đảm kiểm soát" trong các ngành khoa học và công nghệ. "Mục tiêu là thiết lập hệ thống riêng trong 6-7 năm tới cho 'ba nội địa' gồm nghiên cứu phát triển nội địa, sản xuất nội địa và thị trường nội địa", tiến sĩ Frank Cui tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Mới có trụ sở tại Hong Kong, nhận xét.
Trong chiến lược này, chính quyền địa phương và tập đoàn nhà nước sẽ đẩy mạnh hỗ trợ những công ty công nghệ dùng linh kiện nội địa, nhằm tăng khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất, đề phòng trường hợp bị cắt đứt hoàn toàn quyền tiếp cận công nghệ nước ngoài.
Bộ xử lý Hygon được chế tạo tại Trung Quốc. Ảnh: AnandTech.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại nỗ lực thúc đẩy phát triển nội địa của Trung Quốc có thể phản tác dụng.
"Chiến tranh công nghệ leo thang sẽ khiến những kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ không được chia sẻ rộng rãi. Điều này dẫn tới khả năng Trung Quốc và phương Tây áp dụng hai hệ sinh thái khác biệt hoàn toàn về phần cứng và thuật toán phát triển, chúng sẽ không tương thích với nhau", tiến sĩ Cui nói.
James Yang, cựu kỹ sư của Huawei, cảnh báo nguy cơ khi dựa quá nhiều vào phát triển công nghệ nội địa. "Ngay cả khi thị trường Trung Quốc đủ lớn để duy trì các doanh nghiệp khổng lồ, rất ít kỹ sư và chuyên gia nghiên cứu chào đón sự tách biệt công nghệ hoặc dựa hoàn toàn vào lưu thông nội địa", ông nói.
Dù vậy, nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Trung Quốc vẫn ủng hộ mạnh mẽ chiến lược của ông Tập. Tập đoàn viễn thông China Telecom đã tham gia chiến dịch thay thế linh kiện sản xuất bởi những công ty Mỹ như Intel, Microsoft và IBM. Hồi tháng 5, China Telecom đã đặt nhiều đơn hàng lớn để mua chip xử lý Kunpeng từ Huawei, phá vỡ thế độc quyền từ lâu của Intel.
China Telecom dự kiến mua 56.314 máy chủ trong năm nay, khoảng 20% trong số đó sẽ dùng chip Kunpeng và Hygon Dhyana của Trung Quốc thay cho sản phẩm của Intel và AMD.
Công ty startup chuyên về robot CloudMinds, nằm trong danh sách đen tài chính của Mỹ, đã từ bỏ kế hoạch chào bán công khai ở thị trường chứng khoán Mỹ và chuyển trụ sở đến Thượng Hải. Họ cũng nhận được hỗ trợ kinh tế và hàng loạt hợp đồng từ chính phủ.
Trung Quốc nỗ lực 'kết bạn' bằng vaccine Covid-19 Từ châu Á tới châu Phi, Trung Quốc đang nỗ lực quảng bá các vaccine Covid-19 tiềm năng trong nỗ lực "kết bạn" và tăng ảnh hưởng với các nước. Philippines sẽ được ưu tiên tiếp cận vaccine Covid-19 của Trung Quốc. Các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe sẽ nhận được khoản vay một tỷ USD để mua vaccine. Bangladesh sẽ nhận...