Trung Quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế
Trung Quốc đã trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế, khi đóng góp gần 50% tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế trong năm 2022.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Công nghệ sinh học ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/11/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Báo cáo công bố ngày 28/6 của Hiệp hội các công ty dược phẩm dựa trên nghiên cứu của Đức (VFA) cho thấy có tổng cộng 3,4 triệu đơn đăng ký bằng sáng chế đã được phê duyệt trên toàn thế giới vào năm 2022. Đây là một sự gia tăng đáng kể so với 635.000 đơn nộp trong năm 1980, trong đó chỉ có 44 đơn đăng ký đến từ Trung Quốc.
Báo cáo nhấn mạnh rằng Trung Quốc đóng góp phần lớn trong sự gia tăng gấp 5 lần tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế trong 40 năm qua. Nhà kinh tế trưởng Claus Michelsen của VFA đánh giá: “Trung Quốc đang nổi lên như một trung tâm kinh doanh và đổi mới một cách nhanh chóng”. Ông nhận định sự phát triển khoa học của Trung Quốc và những hoạt động cấp bằng sáng chế theo sau đó là “chưa từng có trong lịch sử kinh tế gần đây”.
Theo VFA, kể từ đầu thiên niên kỷ này, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống khoa học và đổi mới, thể hiện qua sự gia tăng đáng kể số lượng sinh viên cao đẳng hoặc đại học trong nước. Nếu ở năm 2000, số sinh viên cao đẳng hoặc đại học tại nước này là 7 triệu người thì trong năm 2022 đã tăng lên hơn 35 triệu người.
Hầu hết các đơn xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc từ năm 2018 đến năm 2022 đều dành cho máy tính, cảm biến, máy móc điện cũng như công nghệ kỹ thuật số. Trong khi đó, nước này cũng thể hiện tham vọng ngày càng tăng trong lĩnh vực dược phẩm và công nghệ sinh học thông qua các đơn xin cấp bằng sáng chế.
Video đang HOT
Ngoài số đơn đăng ký bằng sáng chế của Trung Quốc, 1,5 triệu đơn còn lại trong năm 2022 là từ 27 quốc gia khác, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và các nước thuộc Liên minh châu Âu.
Theo VFA, châu Âu vẫn đang thống trị lĩnh vực ô tô và công nghệ y tế. Báo cáo của VFA cho rằng châu lục này cần đầu tư một cách chiến lược, đặc biệt vào các ngành công nghiệp công nghệ cao quan trọng.
Trung Quốc tìm cách duy trì vị trí 'công xưởng thế giới'
Trung Quốc đang phải tìm cách duy trì vị trí "công xưởng thế giới" trong bối cảnh các công ty đa dạng hóa hoạt động và dần chuyển hướng khỏi Trung Quốc.
Công nhân kỹ thuật làm việc trên dây chuyền sản xuất tại một nhà máy của Unisplendour Corporation Limited (UNIS) ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 27/4/2023. Ảnh: Tân Hoa Xã
Từ đầu năm 2023, Mỹ bắt đầu thực thi Đạo luật CHIPS và Khoa học để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) TSCM đang xây dựng các nhà máy ở Mỹ, trong đó nhà máy đầu tiên sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2025 và nhà máy thứ hai có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2027. Nhà máy TSMC tại Nhật Bản cũng dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong năm nay.
Đồng thời, SK Hynix của Hàn Quốc đang có kế hoạch đầu tư khoảng 4 tỷ USD để xây dựng một nhà máy đóng gói tiên tiến ở Mỹ, còn nhà sản xuất pin Samsung SDI của Hàn Quốc cũng chuẩn bị xây dựng một nhà máy pin ở Mỹ.
Những ví dụ trên đủ để cho thấy việc toàn cầu hóa sẽ không đi theo chiều hướng ngược lại.
Về phía Mỹ, nước này vẫn tiếp tục tăng cường kiểm soát xuất khẩu chip sang Trung Quốc. Vào ngày 29/3, Mỹ sửa đổi các quy tắc nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các chip trí tuệ nhân tạo (AI) và công cụ sản xuất chip của Mỹ. Các quy định này nhằm ngăn chặn xuất khẩu sang Trung Quốc các chip AI tiên tiến do Nvidia và các công ty khác thiết kế.
Trước các biện pháp của Mỹ, Trung Quốc cũng đang áp dụng các biện pháp tương tự. Tháng 8/2023, Bộ Thương mại Trung Quốc đã tuyên bố kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến gali và germani. Theo Financial Times ngày 24/3, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các bước nhằm giảm sử dụng bộ vi xử lý của Intel và AMD của Mỹ, đồng thời loại bỏ hệ điều hành Windows của Microsoft và phần mềm cơ sở dữ liệu do nước ngoài sản xuất.
Việc giảm thiểu rủi ro giữa Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, chủ yếu diễn ra ở châu Á và các nước Mỹ Latinh. Vai trò "công xưởng thế giới" của Trung Quốc sẽ được nhiều quốc gia san sẻ.
Năm 2023, tờ The Economist đã chỉ ra rằng nhóm 14 quốc gia và khu vực trong đó có Ấn Độ, được gọi là "Altasia" (chuỗi cung ứng thay thế ở châu Á), có thể dần thay thế Trung Quốc trong những năm tới và trở thành trung tâm hoạt động sản xuất của thế giới.
Bên cạnh đó, Mexico đã thay thế Trung Quốc trở thành nguồn hàng nhập khẩu hàng đầu vào Mỹ, phản ánh kết quả của những thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ. Số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 7/2 cho thấy, giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Mexico tăng gần 5% lên hơn 475 tỷ USD từ năm 2022 - 2023. Đồng thời, giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 20%. Một phần đáng kể trong khối lượng thương mại này nằm ở hàng hóa trung gian.
Hàng hóa trung gian là loại hàng hóa được sử dụng để sản xuất ra thành phẩm, không bao gồm nhiên liệu thô và chất bôi trơn. Chuỗi cung ứng toàn cầu thể hiện quá trình phân công lao động và lắp ráp hàng hóa trung gian ở nhiều quốc gia khác nhau. Và vai trò "công xưởng thế giới" của Trung Quốc không chỉ nằm ở việc cung cấp cho thế giới những sản phẩm hoàn thiện mà còn cả hàng hóa trung gian.
Ấn Độ là tâm điểm của thay đổi chuỗi cung ứng ở châu Á. Chính phủ Ấn Độ đang tích cực thúc đẩy sáng kiến "sản xuất tại Ấn Độ" và tích cực tìm kiếm đầu tư nước ngoài để phát triển lĩnh vực sản xuất chip riêng.
Chính phủ Ấn Độ cho biết các chip vi xử lý sẽ sớm được sản xuất hoàn toàn tại Ấn Độ. Tháng 12 năm ngoái, một cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cho thấy, các công ty sản xuất Nhật Bản đã xếp hạng Ấn Độ đứng đầu năm thứ hai liên tiếp trong danh sách quốc gia hoặc khu vực có triển vọng phát triển kinh doanh.
Khoản đầu tư của Foxconn vào Ấn Độ cũng đã làm thay đổi địa điểm lắp ráp điện thoại iPhone của Apple. Cho đến năm 2019, khoảng 99% iPhone được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng đến năm 2023, khoảng 13% số iPhone trên thế giới được lắp ráp tại Ấn Độ, trong đó khoảng 3/4 số đó được sản xuất tại Tamil Nadu. Dự báo khối lượng được sản xuất ở Ấn Độ thậm chí còn sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Vào cuối năm 2023, Foxconn đã công bố khoản đầu tư hơn 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ. Tháng 3/2024, họ đã công bố khoản đầu tư 700 triệu USD để xây dựng một nhà máy mới ở Ấn Độ trong nỗ lực đa dạng hóa sản xuất ngoài Trung Quốc.
Mặc dù Tổng giám đốc điều hành Apple là Tim Cook đã ca ngợi sự cởi mở và thịnh vượng của Trung Quốc trong chuyến đi tới Trung Quốc vào cuối tháng 3, nhưng iPhone của Apple cũng bị ảnh hưởng bởi tình căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Nhật Bản: Số người nhập viện liên quan thực phẩm bổ sung của Kobayashi tăng cao Ngày 8/4, truyền thông Nhật Bản dẫn thông báo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi nước này cho biết số người nhập viện do tổn hại sức khỏe liên quan thực phẩm bổ sung có chứa gạo men đỏ của hãng dược Kobayashi đã tăng lên 212 người. Nhà máy của Công ty dược phẩm Kobayashi tại Osaka, Nhật Bản,...