Trung Quốc đại lục ghi nhận hàng trăm ca mắc mới COVID-19
Ngày 4/7, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc thông báo tỉnh An Huy, miền Đông nước này, ghi nhận 287 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 3/7, gồm 29 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 258 ca bệnh không triệu chứng.
Theo NHC, tất cả các ca bệnh trên được phát hiện tại Tứ Huyện thuộc thành phố Tô Châu.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 23/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên toàn Trung Quốc đại lục, tổng số ca lây nhiễm trong cộng đồng là 41 ca. Ngoài ra, với thêm 50 bệnh nhân bình phục và xuất viện, tổng số ca khỏi bệnh lên tới 220.165 ca.
Video đang HOT
Kể từ ngày 26/6 – 3/7, có tổng cộng 858 ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận trong làn sóng bùng phát dịch mới nhất tại tỉnh An Huy, trong đó có 724 ca không triệu chứng.
Cùng ngày, Khu hành chính đặc biệt Macau (Trung Quốc) bắt đầu triển khai một đợt mới xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho hơn 600.000 cư dân trên toàn thành phố trong bối cảnh chính quyền đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm ngăn chặn số ca mắc mới gia tăng trong đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất tại đây.
Việc xét nghiệm cho tất cả cư dân Macau sẽ được thực hiện 3 lần trong tuần này. Người dân cũng được yêu cầu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 giữa các lần xét nghiệm.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh đặc khu Macau ghi nhận 90 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 3/7, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 784 ca kể từ giữa tháng 6 vừa qua. Hiện có hơn 11.000 trong diện phải cách ly.
Mặc dù chưa áp dụng biện pháp phong tỏa trên quy mô toàn thành phố như từng ghi nhận tại một số địa phương khác ở Trung Quốc đại lục, nhưng phần lớn đặc khu này đã phải đóng cửa. Tất cả các dịch vụ không thiết yếu đều phải tạm ngừng hoạt động.
Các quán ăn chỉ được bán hàng mang về. Các casino vẫn được phép hoạt động nhưng hầu hết các nhân viên đều nhận được yêu cầu ở nhà, phù hợp với những khuyến nghị đối với các cư dân trong thành phố. Chính quyền đặc khu cho biết Macau sẽ không đóng cửa các casino nhằm đảm bảo việc làm cho người dân.
H&M đóng cửa hàng lớn nhất tại Thượng Hải
Thương hiệu thời trang H&M của Thụy Điển đã đóng cửa cửa hàng lớn nhất tại Thượng Hải, khi nhu cầu tiêu dùng giảm do việc phong tỏa nhằm kiểm soát dịch COVID-19 và tập đoàn này bị tác động trước sự phản đối nhằm vào các công ty từ chối sử dụng bông của vùng Tân Cương.
Tập đoàn bán lẻ thời trang thời thượng lớn thứ hai thế giới bắt đầu hiện diện tại Trung Quốc vào năm 2007, với việc mở cửa hàng chính tại Thượng Hải và nhanh chóng phát triển. H&M có hơn 500 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục vào năm ngoái, nhưng hiện danh sách các cửa hàng trên trang web chỉ còn 376, trong đó có cửa hàng lớn nhất tại Thượng Hải.
Dù gần một tháng đã qua kể từ khi Thượng Hải dỡ bỏ phong tỏa sau hai tháng thực hiện, người tiêu dùng vẫn chưa nhiệt tình quay lại các trung tâm thương mại.
Người tiêu dùng Trung Quốc cũng nhanh chóng quay lưng với các sản phẩm của H&M sau khi một lá thư mà trong đó H&M bày tỏ quan ngại về những cáo buộc liên quan đến tình trạng cưỡng bức lao động tại Tân Cương được công bố vào năm 2021.
Các thương hiệu khác đã công khai từ bỏ việc sử dụng bông của Tân Cương như Zara, Nike và Adidas cũng bị ảnh hưởng khi người dân Trung Quốc kêu gọi tẩy chay và người nổi tiếng tại nước này từ chối hợp tác.
Tuy nhiên, sự phản đối với H&M, tập đoàn bán lẻ đầu tiên của nước ngoài bày tỏ lo ngại, đặc biệt gay gắt. Không như các thương hiệu khác, các sản phẩm của thương hiệu này vẫn vắng bóng tại các sàn thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc như Tmall và JD.com.
Hong Kong (Trung Quốc) đẩy mạnh việc phòng, chống dịch COVID-19 Ngày 17/6, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo ghi nhận 1.145 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Hong Kong ghi nhận trên 1.000 ca mắc mới mỗi ngày. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 25/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN Điều này cho thấy dịch bệnh đang có dấu hiệu quay...