Trung Quốc đã từ bỏ ‘chiến lược kiềm chế’ ở biển Đông
Chính quyền Trung Quốc, dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã không còn áp dụng “chiến lược kiềm chế” trên biển Đông, theo nhận định của một nhà nghiên cứu ở Đài Loan.
Trung Quốc ngang ngược đưa tàu và giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam hồi tháng 5.2014 và rút đi vào tháng 7.2014 – Ảnh: Độc Lập
Trong một hội thảo tại thành phố Đài Bắc (Đài Loan) ngày 14.11, ông Lin Cheng-yi, một nhà nghiên cứu thuộc Academia Sinica (Viện Nghiên cứu Trung ương trụ sở ở Đài Loan), cho biết kể từ đầu năm 2014 Trung Quốc tăng cường các hoạt động nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này nuốt trọn gần cả biển Đông, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 15.11.
Việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây dựng nhằm biến các bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trở thành những đảo nhân tạo cho thấy Bắc Kinh đã từ bỏ “chiến lược kiềm chế” ở biển Đông từng áp dụng trước đây, theo ông Li.
Học giả Song Yann-huei thuộc Academia Sinica cho rằng các chiến lược mới của Trung Quốc bao gồm phản đối quốc tế hóa tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, phản đối các quốc gia bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, và Úc can dự vào vấn đề biển Đông.
Video đang HOT
Trong khi phản đối quốc tế hóa vấn đề biển Đông, Trung Quốc cùng lúc lên tiếng khẳng định giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên có liên quan, theo ông Song.
Mặt khác, Bắc Kinh đã nỗ lực đẩy mạnh “chính sách sách ngoại giao biển Đông” bằng cách phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược với các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN trong tuần này, ông Song cho biết thêm.
Ông Song nhận định việc xây dựng các đảo nhân tạo và đặt căn cứ quân sự trên đó sẽ giúp Bắc Kinh tăng cường hiện diện quân sự ở biển Đông.
Nguy cơ xung đột gia tăng vì những hành động của Trung Quốc thời gian qua, tạo ra một thách thức lớn cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông, theo ông Lin.
Không chỉ có tranh chấp lãnh thổ với các nước Đông Nam Á ở biển Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Trong bài phát biểu tại Đại học Queensland (thành phố Brisbane, Úc) ngày 15.11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng cảnh báo tranh chấp lãnh thổ tại những các quần đảo ở châu Á có thể dẫn đến xung đột, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc phải “tuân thủ luật pháp quốc tế về thương mại và biển giống như các quốc gia khác”.
Một trật tự an ninh hiệu quả cho châu Á phải dựa trên sự liên minh chứ không phải dựa trên sự áp bức, hăm dọa, hay “nước lớn ăn hiếp nước bé”, ông Obama – đang ở Úc để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 – ám chỉ Trung Quốc.
Theo Thanh Niên
Xu Zengping bị bắt vì tự xưng là "cha đẻ" tàu sân bay Liêu Ninh
Xu Zengping người vẫn tự xưng mình là "cha đẻ" của Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ. Hiện tội danh vẫn chưa được công bố chính thức nhưng tờ Boxun Hồng Kông cho rằng ông này bị bắt do các phát ngôn "chọc tức" giới quân sự Trung Quốc.
Theo tờ tạp chí tháng Boxun của Hong Kong, doanh nhân Hong Kong Xu Zengping, người tự xưng là "cha đẻ" của Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.
Doanh nhân Hong Kong Xu Zengping.
Hiện chưa rõ tội danh của ông Xu nhưng theo báo cáo của Boxun thì doanh nhân 62 tuổi này đã khiến cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nổi giận khi khoe khoang các mối quan hệ cá nhân với giới quân sự Trung Quốc cũng như vai trò của mình trong việc giúp Trung Quốc có được tàu sân bay đầu tiên.
Tháng 4/1998, công ty của Xu tại Macau là Chong Lot Travel Agency đã mua đấu giá được ở Ukraine tàu sân bay cũ Varyag (của Liên Xô cũ) với giá là 20 triệu đô la Mỹ và thêm 30 triệu đô la phí kéo về Trung Quốc. Chiếc tàu cũ Varyag chỉ còn lớp vỏ này đã được tân trang lại thành tàu Liêu Ninh và chuyển giao cho PLA vào ngày 25 tháng 9 năm 2012.
Mặc dù ban đầu ông Xu tuyên bố rằng ông có ý định mua tàu Varyag để cải tạo thành sòng bạc nổi nhưng sau đó ông này lại cho biết rằng đó chỉ là lấy cớ còn thực sự là ông đã được những "mối quan hệ" trong quân đội Trung Quốc yêu cầu thay mặt cho PLA tham gia vụ đấu giá.
Tạp chí Boxun còn cáo buộc rằng Xu đã nhờ vào vụ mua bán này để tuyên bố là mình rất thân cận với các quan chức của PLA, lợi dụng danh tiếng đó vay được hàng triệu đô la để mua rất nhiều biệt thự và nhà hàng tại Hong Kong. Tạp chí còn cho hay là ông Xu luôn công khai tuyên bố rằng mình là một thành viên của Bộ Tổng Tham mưu PLA, nhưng trên thực tế ông ta chỉ quen biết một vài tướng lãnh và không phải sỹ quan quân đội như vẫn nói.
Năm 2012, ông Xu đã từng bị giam giữ và quản thúc tại nhà vài tháng trước lễ vận hành tàu Liêu Ninh. PLA đã không công nhận những vai trò của ông ta. Sau khi được thả, Xu quay lại Hong Kong và lo sợ nên không trở lại đại lục nữa.
Nhưng sau đó, nhờ vào mối liên hệ với con gái Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu Yandong, ông ta lại kiếm được 1 ghế trong Ủy ban Quốc gia về Hội nghị Chính trị Hiệp thương Trung Quốc. Liu đã bị chỉ trích về việc bảo đảm cho Xu khi chưa thực hiện đúng quy cách là phải điều tra rõ lý lịch cá nhân.
Gần nhất ông Xu lại bị bắt do đã tuyên bố trên truyền thông của tỉnh Sơn Đông rằng mình chính là "cha đẻ của tàu Liêu Ninh". Sáu tháng trước, ông Xu bị Tổng cục Chính trị của PLA bắt giữ và hiện vẫn chưa được thả. Cổ phần của ông ta ở khách sạn South Lake ở tỉnh Cát Lâm đông bắc Trung Quốc bị phong tỏa, các nhà hàng tại Hong Kong bị đóng cửa, mặc dù vậy tờ Boxun cho là ông ta vẫn đã gắng xoay sở giữ được một vài tài sản cá nhân khác.
Theo_Người Đưa Tin
Dân Trung Quốc không hài lòng về pháp lý, Bắc Kinh hứa hẹn cải tổ pháp quyền Hệ thống pháp lý Trung Quốc (TQ) sẽ độc lập hơn và chuyên nghiệp hơn, là lời hứa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) khi người dân không hài lòng về hệ thống pháp lý. Đĩa mỹ nghệ vẽ ông Tập, bán tại Bắc Kinh khi CPC họp hội nghị trung ương 4 Sau 4 ngày họp, Hội nghị trung ương 4...