Trung Quốc đã “lành nghề” giải cứu thị trường chứng khoán
Chính phủ Trung Quốc vừa có thêm các động thái nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán sau biến động dữ dội ngay ngày đầu năm 2016 vừa qua.
Dường như, giới chức Trung Quốc đã bắt đầu có kinh nghiệm với việc giải quyết thị trường, nhờ bài học từ biến động vào tháng 7/2015. Bởi vậy, ngay sau khi buộc phải tạm ngừng giao dịch sớm vì chỉ số CSI 300 giảm hơn 7% trong ngày 4/1, các nhà chức trách đã có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ mới.
Các quỹ đầu tư của chính phủ đã tiến hành mua vào các cổ phiếu địa phương trong ngày giao dịch hôm nay (5/1), đồng thời, Uỷ ban Giao dịch chứng khoán Trung Quốc cam kết sẽ duy trì lệnh cấm các cổ đông lớn bán ra chứng khoán ít nhất cho tới ngày 8/1 hoặc cho tới khi có một quy định mới được ban hành, một nguồn tin thân cận cho biết.
Bên cạnh đó, các công ty niêm yết được khuyến khích công bố cam kết rằng họ sẽ tạm ngừng các giao dịch bán ra của các cổ đông lớn trong thời gian tới.
Theo đó, các cổ đông chính của Zhejiang Century Huatong Group cho biết họ sẽ không bán cổ phiếu tại thị trường thứ cấp trong năm nay, khi tuyên bố trước đó sẽ đến hạn vào tháng 1/2016. Changshu Tianyin Electromechanical Co cho biết, các cổ đông sẽ không bán ra cổ phiếu trong ít nhất 9 tháng tới.
Dường như, giới chức Trung Quốc đã bắt đầu có kinh nghiệm với việc giải quyết thị trường, nhờ bài học từ biến động vào tháng 7/2015
Qui định cấm các cổ đông lớn (nắm giữ hơn 5% cổ phần) bán ra trên thị trường chứng khoán đã được áp dụng từ tháng 7/2015 và sẽ kết thúc vào ngày 8/1 tới.
“Thị trường chứng khoán đã nhận được một vài sự trợ giúp từ giới chức và điều này giúp cổ phiếu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, thị trường vẫn cần tăng trưởng bằng sức mạnh tự thân, không thể mãi trông đợi vào chính phủ”, Wang Zheng, giám đốc đầu tư tại Jingxi Investment Management Co cho biết.
Video đang HOT
Trong phiên giao dịch 5/1, chỉ số CSI 300 giảm nhẹ 0,3%.
Bên cạnh đó, giới chức Trung Quốc cũng có thêm hành động giảm bớt chi phí vay và hỗ trợ đồng nhân dân tệ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm tiền vào hệ thống tài chính nhằm giữ tỷ giá nhân dân tệ so với USD ổn định. Ít nhất 2 ngân hàng lớn tại Trung Quốc tiếp tục bán đồng USD tại thị trường nội địa khi đồng nhân dân tệ đứng ở mức 1 USD đổi 6,52 nhân dân tệ.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đầu tư bền vững trỗi dậy
Các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đang ngày càng nghiêm trọng ở Châu Á. Và các nhà đầu tư đã xem các vấn đề ESG này không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội lớn để hái ra tiền.
Giới đầu tư đang ngày càng nhận ra rằng các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đang đe dọa các khoản đầu tư của họ và không nơi nào, mối đe dọa này rõ ràng hơn như ở châu Á. Khu vực châu Á mà dẫn đầu là Trung Quốc, đã là động cơ tăng trưởng chính của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tăng trưởng cao cũng đi kèm với cái giá phải trả. Việc đẩy mạnh tăng trưởng ở nhiều nước đã tạo ra rủi ro mà rủi ro này do chính con người tạo ra, bao gồm thiếu hụt nguồn nước và ô nhiễm không khí.
"Có khoảng 7 triệu người tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí và 85% trong số đó là tại châu Á, trong khi phân nửa hộ gia đình châu Á không tiếp cận được nguồn nước sạch", Vivek Tanneeru, đồng điều hành quỹ Dividend tại Matthews Asia, nhận xét.
Nhiều thành phố lớn và giàu có ở châu Á như Đài Bắc, Tokyo, Seoul và Manila nằm trên đường đi của các siêu bão có sức tàn phá lớn. Nhiều trong số những thành phố đông dân nhất nằm tại các vùng châu thổ và duyên hải và do đó dễ bị tác động khi mực nước biển tăng lên.
Các vấn đề môi trường của châu Á dự kiến sẽ càng tồi tệ hơn trong những năm tới do biến đổi khí hậu, mà các nhà khoa học nói rằng sẽ tạo ra thời tiết cực kỳ khắc nghiệt hơn và xảy ra thường xuyên hơn.
Nhưng nhu cầu giải quyết những thách thức này đã tạo ra một số công ty hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực từ năng lượng tái tạo cho đến công nghệ nước. Và các nhà đầu tư đã xem các vấn đề ESG của châu Á không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội lớn để hái ra tiền.
Gavin Smith, Giám đốc quỹ Clean Development của Dragon Capital, vốn chủ yếu nhắm đến thị trường Việt Nam, cho biết: "Không nghi ngờ gì nữa, châu Á đang đối mặt với hàng loạt các thách thức môi trường và xã hội. Chẳng hạn như tiếp cận nguồn nước uống sạch, hệ thống xử lý nước thải và ô nhiễm không khí nặng nề...Mặc dù những thách thức này rất lớn, nhưng cơ hội cũng đang gia tăng trong việc đầu tư vào các công ty, những công nghệ và hệ thống được phát triển để giải quyết những thách thức nói trên thông qua các giải pháp thương mại".
Đất nước thiếu thốn nguồn nước Singapore, chẳng hạn, đã trở thành trung tâm của những công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước, như Hyflux và United Envirotech. "Singapore đã xem các công nghệ môi trường và nước là một động lực tăng trưởng chính kể từ năm 2006. Hiện Singapore là mảnh đất đầy cơ hội cho hơn 130 công ty xử lý nước và 26 trung tâm nghiên cứu", PUB, cơ quan nước của đảo quốc này, cho biết.
Để đối phó với mối đe dọa về thay đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, hơn 50% công suất năng lượng tái tạo mới cho đến năm 2040 sẽ được lắp đặt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó chỉ riêng Trung Quốc thu hút đến 3.300 tỉ USD, theo Bloomberg New Energy Finance, một tổ chức nghiên cứu.
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về công suất lắp đặt năng lượng tái tạo mới vào năm 2014, chiếm tới gần 2/3 vốn đầu tư của các nước đang phát triển vào lĩnh vực này. Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố kế hoạch lắp đặt 100GW công suất năng lượng mặt trời vào năm 2022.
Tốc độ tăng trưởng này đã tạo ra nhiều tập đoàn năng lượng sạch tại khu vực, trong đó có các công ty năng lượng gió Sinovel và Goldwind, cả hai đều đến từ Trung Quốc và Suzlon của Ấn Độ cùng với các tập đoàn năng lượng mặt trời như Yingli Green.
Vai trò của châu Á như một công xưởng của thế giới trong những năm gần đây đã làm nảy sinh một số vấn đề xã hội trong đó có lao động trẻ em, các điều kiện làm việc và an toàn của công nhân. Vấn đề này được minh họa rõ nhất qua vụ sập nhà máy dệt Rana Plaza tại Bangladesh, đã khiến hơn 1.000 người tử vong vào năm 2013.
Các nhà đầu tư cũng đối diện với các vấn đề về quản trị như nạn hối lộ, tham nhũng và quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Nhiều công ty chỉ do một số ít cổ đông nắm giữ, theo đó, quyền sở hữu, kiểm soát công ty hoặc nằm trong tay các cổ đông là thành viên trong một gia đình hoặc nằm trong tay chính phủ. Cấu trúc sở hữu tập trung này làm thay đổi thách thức về quản trị, theo Benjamin McCarron, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu Asia Research & Engagement. "Tại châu Âu và Mỹ, thách thức nằm ở chỗ làm sao bảo vệ các cổ đông khỏi tình trạng các nhà quản lý làm việc vì lợi ích cá nhân. Trong khi đó, tại châu Á, thách thức là làm sao bảo vệ nhà đầu tư khỏi các cổ đông nắm quyền kiểm soát", ông nói.
Tuy nhiên, Sandra Carlisle, đứng đầu bộ phận đầu tư có trách nhiệm tại Newton Investment Management, cho biết thị trường châu Á đang ngày càng trở nên nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các nhân tố ESG và đang đưa ra hoặc xem xét các quy định tương tự như bộ luật quản trị của Anh (UK Stewardship Code). "Nhật đã giới thiệu bộ luật tương tự, Singapore và Đài Loan đang thảo luận về vấn đề này. Thậm chí các cơ quan quản lý Trung Quốc cũng muốn tìm hiểu về nó", bà nói.
Các bộ luật như vậy yêu cầu nhà đầu tư phải xem xét ESG và tham gia với các công ty mà họ có rót vốn đầu tư về các vấn đề này, theo Loic Dujardin, Giám đốc nghiên cứu ESG tại công ty nghiên cứu Sustainalytics. Công ty có tham gia đánh giá tình hình ESG của các công ty trong bảng xếp hạng bền vững Channel NewsAsia Sustainability Ranking và các đánh giá như vậy có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ, ông nói thêm.
"Kể từ khi tung ra chỉ số, nhiều công ty đã đến gặp chúng tôi hỏi làm thế nào họ có thể cải thiện thứ hạng bền vững của họ hoặc làm sao để họ lọt được vào bảng xếp hạng bền vững Channel NewsAsia Sustainability Ranking. Các công ty tại châu Á muốn trở thành công ty tốt như các "đồng liêu" của họ ở phương Tây và họ không muốn mất mặt", ông Dujardin nói.
Khi các thách thức trở nên lớn hơn, nhà đầu tư đang bắt đầu nhận ra rằng các công ty mà có chú ý đến các nhân tố ESG dường như là các canh bạc đặt cược có triển vọng hơn rất nhiều, theo Philippe Langham, đứng đầu cổ phiếu các thị trường mới nổi tại RBC Global Asset Management. "Các công ty có tập trung vào ESG sẽ tỏa sáng trong dài hạn. Họ có thể nhận diện và nắm bắt tốt các cơ hội tăng trưởng dài hạn", ông nói.
(Tổng hợp)
Nhiều công ty đầu tư đang đổ xô vào lĩnh vực đầu tư bền vững, còn được biết với các tên là SRI (Socially Responsible Investing) và ESG (environment, social and corporate governance). Từ năm 2012 đến năm 2014, số các quỹ đầu tư Mỹ đưa các tiêu chuẩn ESG vào tiêu chí đầu tư của mình đã tăng 28% lên con số 925 quỹ, và tài sản của họ đã tăng hơn gấp 4 lần đạt 4.300 tỉ USD, theo Diễn đàn Đầu tư Bền vững và Có trách nhiệm.
Theo_NDH
Trầm Bê, Đặng Văn Thành, Lê Hùng Dũng: Sau thời "đại chiến" Sau thời "đại chiến" đó, họ ngày càng ít xuất hiện, mỗi người dường như đã đi trên quãng đường mới với những kế hoạch đầy tham vọng mới. Hơn hai năm trước, trong ván cờ mua bán sáp nhập Southern Bank, Sacombank với sự tham gia của Eximbank, ba đại gia Trầm Bê, Đặng Văn Thành, Lê Hùng Dũng trở nên đình...