Trung Quốc đã ‘giấu’ hàng nghìn tỷ USD nợ công như thế nào?
Khoản nợ không được báo cáo của chính phủ Trung Quốc có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD, đồng nghĩa tỷ lệ nợ / GDP của đất nước này đã đạt mức “báo động”, S&P Global Ratings cho biết trong một báo cáo hôm 16/10.
Tỷ lệ nợ của chính phủ Trung Quốc so với GDP là 60%
Các nhà phân tích ghi nhận một khoảng cách lớn giữa báo cáo đầu tư vào cơ sở hạ tầng và báo cáo tài trợ địa phương, được cho phép bởi chính quyền trung ương.
Theo đó, mức nợ thực tế trên bảng cân đối kế toán có thể cao gấp vài lần số tiền được công khai. Con số nợ thực tế khoảng từ 30 nghìn tỷ NDT đến 40 nghìn tỷ NDT, tương đương khoảng 4,34 nghìn tỷ USD đến 5,78 nghìn tỷ USD, các nhà phân tích tín dụng Gloria Lu, Laura Li và các cộng sự cho biết trong báo cáo.
“Đó là một tảng băng nợ với rủi ro tín dụng cực kỳ lớn” họ nói thêm. Các nhà phân tích của S&P còn ví “tảng băng nợ” nói trên với con tàu Titanic. Ước tính, tỷ lệ nợ của chính phủ so với GDP là 60% vào năm ngoái.
Để khuyến khích tăng trưởng kinh tế trong khu vực, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, thường sử dụng các cấu trúc tài chính được gọi là “phương tiện tài chính của chính phủ địa phương” hoặc LGFV.
Thông tin chi tiết về quy mô hoặc bản chất của những phương tiện nói trên không rõ ràng. Các nhà phân tích của S&P cho biết phần lớn khoản nợ ẩn nằm trong các phương tiện đó.
Video đang HOT
Do chính quyền địa phương Trung Quốc không được phép vay tiền từ thị trường vốntrong một thời gian dài, nên họ đã phải sử dụng các cấu trúc gọi vốn để “ngụy trang” cho khoản nợ và có đủ chi phí cho các dự án cơ sở hạ tầng, một trong những động cơ phát triển kinh tế địa phương chủ chốt.
Gần đây, do chính sách được nới lỏng, chính quyền địa phương đã bắt đầu được tự phát hành trái phiếu, đồng thời nhận thêm một số khoản hỗ trợ từ chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên LGFV vẫn tiếp tục được sử dụng.
Theo S&P, các chính quyền địa phương đã tận dụng triệt để những nguồn tiền trên để trang trải chi phí của các dự án cơ sở hạ tầng.
Báo cáo của S&P kết luận, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, số nợ “ngầm” cao kỉ lục này có thể khiến chính quyền địa phương ở các cấp thấp, như cấp quận hay thành phố, buộc phải tuyên bố vỡ nợ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ chậm lại đáng kể trong những năm tới. Mức tăng trưởng GDP được dự đoán sẽ giảm nhẹ so với quý II và chỉ còn 6,6% trong quý III năm nay. Hơn nữa, chính sách cải cách ngân hàng của chính phủ Bắc Kinh càng khiến việc tiếp cận nguồn tín dụng bên ngoài khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ cũng được dự đoán sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Trung Quốc cắt giảm dự trữ bắt buộc trong ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 7/10 đã ra thông báo cắt giảm lượng tiền mặt mà hầu hết các ngân hàng thương mại dùng để dự trữ, nhằm san sẻ gánh nặng chi phí tài chính cho nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ đang có xu hướng leo thang.
Đây là lần cắt giảm thứ 4 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong năm naysau khi Bắc Kinh cam kết đẩy mạnh kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng để kéo lại nền kinh tế đang có dấu hiệu nguội lạnh, với tăng trưởng đầu tư rơi xuống thấp kỷ lục.
Cụ thể, tỷ lệ yêu cầu dự trữ (RRR) sẽ được điều chỉnh giảm 100 điểm cơ bản kể từ ngày 15/10. Hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng mức 15,5% đối với các ngân hàng thương mại lớn và 13,5% cho các ngân hàng nhỏ hơn.
Ngân hàng Trung ương sẽ bơm ròng 750 tỷ NDT (109,2 tỷ USD) bằng tiền mặt vào hệ thống ngân hàng với việc cắt giảm tổng cộng 1,2 nghìn tỷ NDT thanh khoản, trong đó 450 tỷ NDT được sử dụng để trả nợ các công cụ tài trợ trung hạn hiện đang sắp đáo hạn (MLF), các khoản vay. Việc cắt giảm RRR, được công bố vào ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Quốc khánh kéo dài một tuần của Trung Quốc, cho thấy Ngân hàng Trung ương có lẽ lo lắng về tác động của "những cú sốc bên ngoài" đối với các thị trường như trong một bài phát biểu của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence có đề cập vào tuần trước - Zhang Yi, kinh tế gia trưởng tại Zhonghai Shengrong Capital Management cho biết.
Ông Pence đã tăng cường chiến dịch nhằm gây sức ép chống lại Bắc Kinh của Washington hôm thứ Năm (5/10) bằng cách cáo buộc Trung Quốc cố tình "áp bức", "gây hấn" để làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm bầu cử quốc hội giữa nhiệm kì vào tháng tới, đồng thời lên án các hành động quân sự liều lĩnh của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài phát biểu của ông Pence đánh dấu một cách tiếp cận mạnh mẽ, cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc, vượt ra khỏi cuộc chiến thương mại "ác liệt" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này cũng đã làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.
Không những vậy, xuất khẩu suy yếu đã kéo theo tăng trưởng của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 đi xuống, đòi hỏi phải có biện pháp duy trì sức mạnh về nhu cầu trong nước đề phòng trường hợp Mỹ tiếp tục đưa ra những chính sách thuế quan mới. Việc cắt giảm RRR là "rất kịp thời", đồng thời đủ mạnh để giúp tăng cường niềm tin vào nền kinh tế, theo Xu Hongcai, phó trưởng kinh tế tại Trung tâm Giao lưu Kinh tế Quốc tế Trung Quốc đã nhận định.
"Tác động của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế đang dần hiển thị. Thậm chí RRR vẫn còn có thể còn giảm thêm nữa và tôi dự kiến sẽ giảm thêm 1 điểm phần trăm vào cuối năm nay", ông Xu nói thêm. Ngân hàng Trung ương cũng công bố vào ngày Chủ nhật (7/10) rằng sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định kỳ vọng thị trường, đồng thời duy trì một chính sách tiền tệ thận trọng và trung lập.
PBOC sẽ "duy trì thanh khoản hợp lý dồi dào để thúc đẩy tăng trưởng hợp lý của tín dụng tiền tệ và quy mô tài chính xã hội". Việc cắt giảm RRR lần này sẽ không tạo ra áp lực khấu hao đối với đồng nhân dân tệ đồng thời sẽ giữ cho thị trường ngoại hối ổn định.
Nới lỏng sự tập trung về việc cắt giảm nợ
Với nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại và sự nhạy cảm về tác động mọi mặt của hàng rào thuế quan thương mại của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang chuyển ưu tiên của họ để giảm rủi ro cho tăng trưởng với việc giảm bớt áp lực đối với đồng nhân dân tệ và thị trường chứng khoán.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống còn 6,7% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái, dù vẫn cao hơn mục tiêu 6,5% cả năm của chính phủ. Nhưng một số chỉ tiêu chính cũng đã suy yếu mạnh.
Đầu tư tài sản cố định đang tăng với tốc độ chậm chưa từng thấy, trong khi các khoản nợ xấu tăng mạnh trong quý II và nhiều doanh nghiệp phá sản hơn. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc tháng 7 tăng lên 5,1%. Đặc biệt, các công ty nhỏ hơn thì đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo các khoản vay đồng thời vật lộn với các khoản vay và chi phí hoạt động gia tăng, được thúc đẩy một phần bởi một khoản nợ chính thức dài hạn về cho vay rủi ro như trong hệ thống ngân hàng hoạt động ngầm.
Tỷ lệ cho vay trung bình cho các công ty phi tài chính, một chỉ số quan trọng phản ánh chi phí tài trợ doanh nghiệp, tăng 1 điểm cơ bản trong quý II lên 5,97%, sau khi tăng 22 điểm cơ bản trong quý 1 và tăng 47 điểm cơ bản vào năm 2017.
Hải Yến/ Theo CNBC
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: 'Con dao hai lưỡi' đối với chứng khoán Việt Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ cuộc chiến này đối với thị trường chứng khoán Việt Nam được ví như "con dao hai lưỡi", có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Nhà đầu tư theo...