Trung Quốc đã có tên lửa diệt hạm phóng đứng?
Đoạn clip mà kênh CCTV đăng tải được các chuyên gia Trung Quốc bình luận đó có thể là cuộc thử tên lửa diệt hạm YJ-18 phóng thẳng đứng.
Kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV mới đây có đăng tải bản tin ghi lại hình ảnh bắn thử nghiệm tên lửa diệt hạm theo phương thẳng đứng trên tàu không rõ kiểu loại. Các chuyên gia Trung Quốc khi xem hình ảnh này đã cho rằng, khả năng cao đây là cuộc thử nghiệm tên lửa diệt hạm YJ-18 từ tàu thử nghiệm tổng hợp, không phải là tàu chiến đang biên chế.
Loại tên lửa nghi là YJ-18 phóng từ tàu thử nghiệm tổng hợp.
Trước đó, Jane”s Defence Weekly đã cho biết, tên lửa YJ-18 (hay còn gọi là Ưng Kích 18 của Trung Quốc sau khi phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng sẽ sử dụng cánh lái ở phía đuôi nhanh chóng chuyển hướng. Sau đó động cơ phản lực chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa vào giai đoạn hành trình với tốc độ Mach 0,8 đưa quả đạn bay xa 180km. Hết nhiên liệu, tầng động cơ tách khỏi thân và tầng động cơ nhiên liệu rắn thứ 2 khởi động đưa tên lửa bay thêm 40km với tốc độ hành trình Mach 2,5-3 (tức là gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh). Như vậy trong toàn bộ quá trình tác chiến của tên lửa đều nằm trong trạng thái kết hợp cận âm và siêu âm.
Bình luận về điều này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Đào cho biết, nếu nội dung mà báo chí nước ngoài nêu là thật thì tên lửa YJ-18 có ưu điểm là tầm bắn xa và khối lượng bay nhỏ của tên lửa tốc độ cận âm, có tính năng thâm nhập dễ dàng của tên lửa siêu âm, là đại diện phương hướng phát triển của tên lửa chống hạm trong tương lai.
Tuy nhiên ông Tống Đào cũng cho biết thêm, phương thức kết hợp “cận âm siêu âm này không phải là sự kết hợp thực sự, tên lửa chống hạm kết hợp cận âm và siêu âm tương lai là chỉ trong toàn bộ quá trình bay của tên lửa dưới điều kiện môi trường hải chiến, đối phương tấn công và mức độ gây nhiễu điện từ, có thể kịp thời thay đổi tốc độ của tên lửa, để nó đáp ứng yêu cầu của tầm bắn, mà còn đáp ứng sự thay đổi của môi trường hải chiến”.
Cận cảnh qui trình quả đạn rời bệ phóng thẳng đứng.
Video đang HOT
Có thể thấy qui trình rất giống các cuộc phóng Tomahawk hay SM-2/3 trên tàu chiến Mỹ.
Bình luận ảnh phóng tên lửa chống hạm kiểu mới trên đài CCTV, nhà bình luận quan sự Trung Quốc Lưu Tự Quân cho rằng, tên lửa chống hạm kiểu mới này có thể sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng tên lửa trên tàu kiểu CCL mới không giống với hệ thống phóng MK41 của Mỹ, đặc điểm của hệ thống phóng này là do 2 CCL trong và ngoài hợp thành.
Theo ông Lưu Tự Quân, ưu điểm lớn nhất của hệ thống phóng này là mỗi ống phóng đều tự thành một hệ thống, có thể độc lập hoàn thành toàn bộ quá trình từ dự trữ, vận chuyển đến phóng, mà không cần thiết bị hỗ trợ khác, chỉ cần đường kính tên lửa không lớn hơn đường kính của ống phóng thì có thể sử dụng cùng một ống phóng, cho nên rất dễ thực hiện phóng các loại tên lửa khác nhau như phòng không, chống hạm, chống ngầm.
Do tài liệu về tên lửa chống hạm mới rất hạn chế, nhưng từ cái nhìn tổng thể về sự phát triển của tên lửa chống hạm nội địa của Trung Quốc có thể thấy, kích thước của YJ-18 giống với mẫu YJ-62 nội địa. Chúng đều sử dụng phương thức dẫn đường radar chủ động pha cuối và quán tính tiếp sức đã rất phát triển của Trung Quốc, trong quá trình bay của tên lửa có thể sử dụng chuỗi dữ liệu tiến hành điều chỉnh quỹ đạo bay của tên lửa.
Loại tên lửa “lạ” đánh trúng mục tiêu.
Hiện nay tàu khu trục Type 052D mới nhất của nước này sử dụng một hệ thống phóng thẳng đứng 32 ống thay thế 2 thiết bị phóng tên lửa chống hạm YJ-62 4 nòng trước đây. Vì vậy các phương tiện truyền thông và chuyên gia cho rằng tàu khu trục Type 052D sẽ tích hợp tên lửa chống hạm trên hệ thống phóng thẳng đứng của tàu.
Nếu tên lửa chống hạm kiểu mới YJ-18 đưa vào phục vụ thuận lợi thì có thể sẽ nâng cao khả năng tấn công đối hải cho tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc và để hải quân nước này thực hiện một bước tiến quan trọng cho hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu.
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Lộ tính năng tên lửa phóng từ tàu ngầm mới của TQ
C-708UNA được cho là biến thể của mẫu YJ-82, có khả năng đạt tầm phóng gần 130km, trang bị trên nhiều loại tàu ngầm.
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải-2014, các nhà sản xuất quốc phòng Trung Quốc đã khoe hàng loạt vũ khí mới. Nổi bật trong các vũ khí mới là loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA.
Tên lửa mới là sản phẩm của Tổng công ty khoa học không gian vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Hệ thống này bao gồm 1 tên lửa chống hạm CM-708 sửa đổi từ biến thể xuất khẩu của tên lửa YJ-82, cánh của tên lửa có thể gập lại cùng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn phía đuôi. Người ta đóng gói tên lửa vào trong một "viên nang" tương tự quả ngư lôi.
Mô hình tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm CM-708UNA trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải.
CM-708UNA được phóng đi từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn trên tàu ngầm. "Viên nang" sẽ giúp tên lửa di chuyển dưới nước như một ngư lôi, sau khi rời khỏi mặt nước, nó sẽ tách bỏ khỏi tên lửa. Lúc này động cơ tăng cường nhiên liệu rắn sẽ kích hoạt đưa tên lửa đến độ cao nhất định. Sau đó, động cơ tăng cường sẽ tách bỏ và đến động cơ phản lực hoạt động đưa tên lửa đến mục tiêu.
Theo poster trưng bày tại gian hàng của Tổng công công nghiệp quốc phòng Bắc Trung Quốc (NORINCO). CM-708UNA là một tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm, nó có thể sử dụng trên nhiều loại tàu ngầm khác nhau. Người ta thiết kế nó để tấn công lén lút vào các tàu chiến mặt nước hạng trung bình đến cỡ lớn hay các mục tiêu ven biển.
Poster giới thiệu tính năng tác chiến của tên lửa CM-708UNA.
Tên lửa CM-708UNA được dẫn hướng kết hợp quán tính cùng hệ thống định vị toàn cầu, pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng đầu dò radar (nhưng không rõ là thụ động hay chủ động). Hệ thống điện tử của tên lửa thiết kế theo công nghệ kỹ thuật số cùng một số công nghệ mới. Nó có tầm bắn khoảng 128km, nhà sản xuất quảng cáo tên lửa này có độ phản hồi radar thấp nên có khả năng đột phá mạng lưới phòng không đối phương.
Phát triển các tên lửa chống hạm phòng từ tàu ngầm là một công nghệ khá phức tạp. Các giai đoạn từ khi ra khỏi ống phóng ngư lôi, di chuyển dưới nước, trồi lên khỏi mặt nước, tách bỏ viên nang, kích hoạt động cơ chính là những công đoạn đòi hỏi những công nghệ hết sức tinh vi.
Đến nay chỉ có 3 quốc gia phát triển thành công công nghệ này là, Pháp với tên lửa SM-39 Exocet, Mỹ với tên lửa UGM-84 Harpoon, Nga với tên lửa 3M-54 Klub-S và sắp tới có thể là Trung Quốc. Na Uy cũng đang phát triển một biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa NSM.
Không rõ tên lửa CM-708UNA đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, nhưng nó cho thấy Trung Quốc đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực công nghệ tên lửa.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Vũ khí Trung Quốc hạ gục máy bay, tàu chiến Mỹ Đoạn clip đồ họa mô tả sức tấn công hàng loạt vũ khí chính xác cao mà Trung Quốc dự định xuất khẩu. Đoạn clip đồ họa mô tả sức tấn công hàng loạt vũ khí chính xác cao mà Trung Quốc dự định xuất khẩu. Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Chu Hải, cùng với mô hình vũ khí thế hệ...