Trung Quốc đã chế tạo tới 350 chiếc tiêm kích J-16?
Dựa trên số serial của chiếc J-16 mới nhất được triển khai cho Lữ đoàn Không quân 125 của Quân đội Trung Quốc, giới phân tích cho rằng rất có thể Bắc Kinh đã chế tạo tới 350 chiếc tiêm kích loại này.
Hình ảnh gần đây cho thấy Không quân Trung Quốc [PLA] đã tăng cường triển khai máy bay chiến đấu J-16 cho Lữ đoàn Không quân 125.
Sự chuyển đổi này, bắt đầu từ đầu năm 2024, đánh dấu sự thay đổi từ máy bay chiến đấu J-7E cũ sang máy bay chiến đấu J-16 tiên tiến hơn.
Một trong những chiếc J-16 mới được phát hiện có số serial cho biết đây là một phần của lô sản xuất thứ 13. Mỗi lô bao gồm từ 24 đến 30 máy bay chiến đấu, với tổng số lượng sản xuất hiện ước tính vượt quá 350 chiếc. Điều này khiến J-16 trở thành máy bay chiến đấu hạng nặng được triển khai với tốc độ nhanh nhất.
Lữ đoàn Không quân 125 tại Căn cứ Không quân Nam Ninh, trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến trường phía Nam, là một trong những đơn vị mới nhất ở miền Nam Trung Quốc trải qua quá trình nâng cấp đáng kể với việc đưa vào sử dụng các máy bay chiến đấu hiệu suất cao.
Video đang HOT
J-16 là máy bay chiến đấu đa dụng thế hệ mới do Viện nghiên cứu hàng không hải quân của Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương – Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo. Nó có ngoại hình giống hệt máy bay chiến đấu Su-30MKK của Nga.
So với các phiên bản Su-30 của Nga, J-16 được giới quan sát cho rằng có hệ thống điện tử tiên tiến hơn, chúng đều được trang bị radar loại pha chủ động vốn có độ nhạy bắt bám mục tiêu tốt hơn hẳn mạng pha thụ động trên các phiên bản Su-30 do Nga sản xuất.
Tuy nhiên điểm yếu cố hữu chính là động cơ, trái tim của loại máy bay này. J-16 đang trang bị các động cơ nội địa WS-10, tuy có lực đẩy tương đương với các động cơ AL-31FL do Nga sản xuất, nhưng chúng lại hoạt động cực kỳ thiếu ổn định, thậm chí một số tướng lĩnh không quân còn từ chối nhận vào trang bị các loại tiêm kích sử dụng động cơ nội địa vì lo ngại sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của phi công điều khiển.
Hình ảnh tên lửa Nga tấn công vị trí Ukraine triển khai radar 'lá chắn thiếc'
Quân đội Nga gần đây đã sử dụng tên lửa hành trình Kh-35 để tập kích nơi lực lượng vũ trang Ukraine triển khai radar ST-68.
Đoạn video được trang quân sự Voenhronika.ru đăng cho thấy, máy bay không người lái (UAV) trinh sát Nga hoạt động trên vùng trời tỉnh Mykolaiv, Ukraine đã phát hiện vị trí quân đội đối phương đặt hệ thống radar phòng không ST-68.
Chiếc UAV sau đó tiếp tục nhiệm vụ chỉ điểm tọa độ, để quân Nga sử dụng tên lửa hành trình Kh-35 tấn công khí tài Ukraine.
UAV Nga theo dõi vị trí quân Ukraine đặt radar ST-68. Ảnh: Voenhronika.ru
Quân đội Ukraine tới nay chưa bình luận về những hình ảnh được truyền thông Nga công bố.
Theo trang Radartutorial.eu, ST-68 'Lá chắn thiếc' (Tin Shield - tên định danh được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO đặt cho) là hệ thống radar phòng không được Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị trong quân đội vào đầu thập niên 1980.
Radar ST-68. Ảnh: Wikipedia
ST-68 là một radar hoạt động ở băng tần S, với dải tần từ 2.850 - 3.200 MHz, có thể làm việc độc lập với nhiệm vụ giám sát không phận, phát hiện máy bay bạn - thù (friend or foe), và phát hiện những mục tiêu đối phương có diện tích phản xạ radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp hoặc rất thấp.
Theo trang quân sự Defence Blog, ST-68 có thể nhận diện và theo dõi tiêm kích, máy bay trực thăng hoặc các UAV chiến đấu của đối phương ở khoảng cách lên tới 150km. Ở phiên bản nâng cấp ST-68UM được Liên Xô đưa vào trang bị từ giữa những năm 1980, khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu đối phương của radar này có thể đạt hơn 200km.
Radar ST-68UM. Ảnh: Wikipedia
Khi F-16 đến tay, Ukraine vẫn phải đối mặt với thách thức cam go trên bầu trời Vào đầu tháng 7, một thiết bị bay không người lái giám sát xuất hiện ngay trên căn cứ không quân Myrhorod của Ukraine mà không hề có cảnh báo. Vài phút sau khi thiết bị bay này chuyển tiếp dữ liệu trở lại căn cứ của Nga, một loạt tên lửa đạn đạo đã tấn công căn cứ của Ukraine. Chiến đấu...