Trung Quốc đã bắn thử 6 lần tên lửa siêu thanh
Mạng Strategy Page của Mỹ ngày 14.3 cho hay, đầu năm 2016, Trung Quốc tiết lộ, họ đã hoàn thiện một loại công nghệ đầu đạn kiểu cơ động lắp cho tên lửa đạn đạo.
Trước đó cũng có tin cho hay, từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 6 lần thử nghiệm đối với một loại đầu đạn chao lượn cơ động lắp cho tên lửa đạn đạo, trong đó có 5 lần thử nghiệm thành công. Giới chuyên gia gọi loại đầu đạn chao lượn siêu thanh này là Đông Phong-ZF.
Theo bài báo, đầu đạn chao lượn siêu thanh là một loại đầu đạn có tính cơ động, có thể bắn trúng các mục tiêu di động cỡ nhỏ trên không và mặt đất. Lúc đầu, Trung Quốc nghiên cứu phát triển Đông Phong-ZF là do muốn hoàn thiện một phiên bản của tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 có thể tấn công các tàu chiến di chuyển trên biển.
Đông Phong-21 là một loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, trọng lượng 15 tấn, dài 10,7 m, đường kính 1,4 m. Căn cứ vào sự khác nhau về kiểu loại và trọng lượng đầu đạn, tầm bắn của nó từ 1.700 đến 3.000 km.
Nếu sử dụng đầu đạn Đông Phong-ZF, tầm bắn của tên lửa Đông Phong-21 sẽ có thể tăng thêm 50%. Sử dụng cho các tên lửa đạn đạo cỡ lớn hơn như Đông Phong-31 hoặc Đông Phong-41, tầm bắn tối đa có thể lên đến khoảng 12.000 km.
Tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc.
Video đang HOT
Tên lửa Đông Phong-21D là một loại tên lửa được mệnh danh là “ sát thủ tàu sân bay”. Nếu nó lắp đầu đạn Đông Phong-ZF thì sẽ càng khó bị tên lửa đánh chặn tiêu diệt, đồng thời có thể dùng để tấn công vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo thấp.
Ngay từ năm 2008, có tin cho biết, người Trung Quốc đã tiến hành sao chép công nghệ đầu dẫn của đầu đạn cơ động lắp ở tên lửa đạn đạo Pershing Mỹ – tên lửa này được nghiên cứu chế tạo vào thập niên 70 của thế kỷ 20. Loại tên lửa nặng 7,5 tấm này có tầm bắn 1.800 km, có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân tấn công khu vực cách điểm ngắm chuẩn trong phạm vi chỉ 30 m.
Trước năm 2013, không có bằng chứng nào cho thấy hệ thống tên lửa Đông Phong-21D sử dụng một loại đầu đạn cơ động để tiến hành thử nghiệm.
Sau đó, có hình ảnh vệ tinh cho thấy, ở sa mạc Gobi có một hình vuông màu trắng dài 200 m, bên trong có 2 hố bom lớn. Điều này xem ra giống như là một “mục tiêu” sử dụng cho tên lửa Đông Phong-21D, hai đầu đạn thử nghiệm hầu như đã bắn trúng mục tiêu.
Sau đó, vào năm 2014, một phiên bản bay chao lượn có tính cơ động mạnh hơn của loại đầu đạn “sát thủ tàu sân bay” này đã xuất hiện, đó là đầu đạn chao lượn siêu thanh Đông Phong-ZF.
Nga và Mỹ cũng đã tiến hành nghiên cứu phát triển loại công nghệ này, nhưng hai nước này đều không tiến hành triển khai như Trung Quốc. Đức là quốc gia triển khai công tác nghiên cứu trong lĩnh vực này sớm nhất. Sau đó, Mỹ và Liên Xô tiến hành nhiều nghiên cứu hơn công nghệ này trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng không hề có bất cứ hoạt động triển khai nào.
Theo Danviet
Vũ khí Trung Quốc "cháy hàng" ở châu Phi
Vũ khí Trung Quốc đang bán chạy ở châu Phi do giá khá rẻ và không kèm theo điều kiện hạn chế như Mỹ và châu Âu.
Đó là khẳng định trên tờ Nikkei Business Daily Nhật Bản ngày 10.3. Bài viết cho rằng, đối với chính phủ các nước châu Phi có ngân sách quốc phòng hạn chế và đối mặt với mối đe dọa an ninh lâu dài, các thiết bị vũ khí của Trung Quốc rất có sức hấp dẫn.
Trong mấy chục năm qua, Trung Quốc luôn xuất khẩu vũ khí ở châu Phi, nhưng chuyên gia phân tích quân sự của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) Anh cho rằng: "Những vũ khí này cơ bản đều là sản phẩm sao chép các hệ thống cũ từ thời kỳ Liên Xô", nhưng có cải tiến.
Xe tăng T-54A và máy bay chiến đấu MiG-21 của Liên Xô đã được Trung Quốc cải tiến thành xe tăng Type 59 và máy bay chiến đấu J-7, rồi họ bán cho các khu vực ở châu Phi.
Nhưng, tình hình hiện nay đang thay đổi. Điều tra viên Joseph Dempsey đến từ IISS đã đưa ra một báo cáo thường niên mang tên "Cân bằng quân sự" cho rằng: "Trung Quốc bắt đầu gia tăng tự phát triển trang bị và xuất khẩu cho châu Phi".
Theo dự đoán của IISS, có khoảng 2/3 quốc gia châu Phi sử dụng vũ khí do Trung Quốc tự chế tạo, đồng thời thị phần đang tiếp tục tăng lên.
10 năm gần đây, các nước châu Phi bắt đầu mua sắm trang bị của Trung Quốc bao gồm 10 quốc gia, trong đó có Ghana, Sierra Leona, Angola, Nigeria.
Máy bay huấn luyện K-8 do Ai Cập và Trung Quốc hợp tác sản xuất.
Joseph Dempsey cho rằng: "Trung Quốc đang phát triển những vũ khí chuyên dùng cho xuất khẩu, chứ không dùng ở trong nước". Bởi vì, có quốc gia châu Phi đã sử dụng trang bị chưa từng nhìn thấy ở Trung Quốc.
Joseph Dempsey nói rằng: "Trung Quốc là một trong những số ít quốc gia chế tạo trang bị mới hướng tới thị trường này với giá cả hợp lý. Trang bị của Trung Quốc có thể có tính năng không cao bằng Âu-Mỹ, nhưng lại thích ứng với môi trường của châu Phi".
Máy bay huấn luyện K-8 do Tập đoàn hàng không Hồng Đô có trụ sở ở Nam Xương chế tạo, hiện đang phục vụ trong không quân các nước như Ai Cập, Zimbabwe. Các loại xe bọc thép do Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc chế tạo cũng được quân đội các nước châu Phi quan tâm.
Sức hút của trang bị Trung Quốc tăng mạnh do nó đi kèm với các dự án đầu tư và thương mại, nhưng mặt khác, do đã mất đi độ minh bạch, các nhà phân tích rất khó nắm được sự thay đổi của lực lượng quân sự ở châu Phi. Joseph Dempsey cho rằng: "Trước khi vũ khí mới thực sự lộ diện, cơ bản không nắm được các dấu vết liên quan".
Hiện nay, Trung Quốc đang tìm mọi cách để thúc đẩy xuất khẩu vũ khí để kiếm tiền, từ đó nuôi sống ngành công nghiệp quân sự của họ, thúc đẩy hiện đại hóa Quân đội Trung Quốc cũng như từng bước giúp Trung Quốc thúc đẩy lợi ích và ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới.
Theo Danviet
Vì sao Trung Quốc đồng ý trừng phạt Triều Tiên? Theo giới phân tích việc Bắc Kinh chấp thuận các đề nghị trừng phạt Triều Tiên do Mỹ đưa ra là một sự tính toán liên quan đến hệ thống lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc. Ngày 28.2, Trung Quốc đã bày tỏ sự nhất trí với Hàn Quốc về tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ các lệnh trừng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Phương Mỹ Chi tranh cãi vì diễn diễu binh nhưng không tổng duyệt, nhờ người thế?
Sao việt
20:28:19 30/04/2025
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025
Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin nổi bật
19:56:39 30/04/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 tháng tới công việc của bạn có gì mới?
Trắc nghiệm
19:18:19 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025