Trung Quốc – “Cường quốc” béo phì
Theo tờ Want China Times, kinh tế tăng trưởng nhanh giúp người dân Trung Quốc giàu lên nhưng cũng “góp phần” phá vỡ vòng eo của người dân nước này. Trung Quốc đang là nước đứng thứ 2 thế giới về bệnh béo phì chỉ sau Mỹ.
Một nghiên cứu mới đây của Viện Đánh giá sức khỏe thuộc Đại học Washington, Mỹ cho hay đang có sự tăng trưởng đột biến ở những người béo phì tại Trung Quốc trong vòng 30 năm qua khi có tới 46 triệu người Trung Quốc trưởng thành bị béo phì và 300 triệu người khác bị thừa cân. Theo báo cáo, có hơn 28% đàn ông Trung Quốc và 27% phụ nữ nước này bị mắc căn bệnh “quá khổ” này.
Trung Quốc là nước có nhiều người béo phì nhiều thứ 2 trên thế giới.
Không giống như các nước phương Tây, khi người ta đổ tội cho khoai tây chiên và đồ ăn nhanh là “hung thủ” gây ra tình trạng béo phì, tại Trung Quốc, thức ăn nhiều dầu mỡ và thói quen ăn mặn lại là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên. Các món như lẩu hay thịt nướng thường xuyên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người dân nước này. Nhịp sống bận rộn cũng khiến dân Trung Quốc có xu hướng ăn hàng nhiều hơn là tự nấu đồ ăn tại nhà.
Bian Ke, ông chủ đang điều hành một nhà hàng đông khách đã được 30 năm tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên cho hay, dân Trung Quốc đang giàu lên nên có xu hướng thay đổi khẩu vị sang các loại thức ăn cao cấp hơn.
Video đang HOT
“Những loại thực phẩm cao cấp như gan ngỗng, trước nay vốn được coi là món ăn của các đại gia nay được nhiều người ưa chuộng. Những thức ăn truyền thống như gà, vịt nay được thay bằng tôm hùm, thịt bò nhập khẩu khiến người dân Trung Quốc ngày càng tăng cân”, ông Bian nhận xét.
Tỉnh Tứ Xuyên nơi đông dân nhất của vùng Tây Nam Trung Quốc, có tới 1/3 dân số được chẩn đoán là thừa cân.
Nhiều trẻ em Trung Quốc đang phải trải qua những mùa hè trong trại giảm cân.
Không chỉ người lớn, trẻ em Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với một “tuổi thơ béo phì” khi có tới 23% trẻ nam dưới 20 tuổi bị thừa cân và con số này ở các bé gái là 14%. Vấn đề này trở nên trầm trọng với chính sách một con của Trung Quốc – chính sách đã khiến hàng trăm triệu đứa trẻ luôn được cha mẹ chiều chuộng quá mức. Có nhiều phụ huynh coi việc cho con cái ăn nhiều là thể hiện sự giàu có và trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên, cứ mỗi độ hè về, các phụ huynh Trung Quốc lại phải cho con em mình tham gia vào các trại hè “giảm béo, ép cân” với hy vọng có thể giúp con cái họ lấy lại vóc dáng chuẩn để chuẩn bị cho những thách thức trong cuộc sống hiện đại. Những đứa trẻ thừa cân đến đây đều phải tham gia vào các chế độ tập luyện nghiêm ngặt bao gồm bơi lội, chạy bộ, nâng tạ và tập thể dục dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên.
Béo phì cũng không tha cho cả các sĩ quan quân đội nước này. Mới đây, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố quy chế xét thăng quân hàm sĩ quan dựa vào cân nặng hòng làm giảm các sĩ quan bụng phệ, thừa cân trong quân ngũ.
Theo Dantri
Pháp chào bán tàu đổ bộ lớp Mistral cho Trung Quốc?
Trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 10.5 dẫn nguồn từ mạng Duowei News của người Trung Quốc ở nước ngoài cho hay trong chuyến thăm Thượng Hải của lực lượng đặc nhiệm hải quân Pháp từ ngày 9 đến 15-5, Pháp dự kiến sẽ chào bán các tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của họ cho Trung Quốc.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp
Theo trang tin trên, Pháp có thể dạm bán 2 tàu đổ bộ lớp Mistral cho Trung Quốc thay vì giao cho Nga.
Hôm 9-5, lực lượng đặc nhiệm hải quân Pháp do chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral mang tên Dixmude dẫn đầu cùng tàu hộ tống lớp La Fayette, Aconit, đã cập cảng Thượng Hải bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 7 ngày.
Dixmude là chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral thứ 3 và cuối cùng được thiết kế cho hải quân Pháp. Đây là lần đầu tiên một chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral đến thăm một cảng của Trung Quốc.
Nga đã ký kết một hợp đồng với Pháp để mua 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị phía Pháp tuyên bố hủy bỏ do căng thăng giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện tại của Ukraine, cho dù 2 chiếc tàu này đã được đóng xong và chỉ chờ ngày bàn giao.
Nếu Pháp quyết định hủy bỏ hợp đồng này với Nga thì hải quân của họ cũng không thể tiếp nhận thêm 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ mới này được vì lực lượng này đã sở hữu 3 chiếc tàu như vậy.
Trước đó, giới truyền thông Pháp cho rằng, nước này đang cân nhắc thêm các lựa chọn nữa là có thể đánh chìm các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đóng cho Nga hoặc bán chúng cho một bên thứ 3.
Hai lựa chọn đầu đều ít khả thi hơn vì sẽ làm phát sinh thêm chi phí. Chỉ còn lựa chọn thứ 3 là bán cho các nước khác ngoài Nga, như Brazil, Canada, Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc hiện là thị trường tiềm năng lớn nhất của Pháp.
Mặc dù Trung Quốc đã có kế hoạch chế tạo các tàu tấn công đổ bộ của chính mình, nhưng nước này vẫn có thể sẽ mua các tàu tấn công đổ bộ Vladivostok và Sevastopol để làm mẫu cho những thiết kế để tự đóng tàu trong nước.
Theo ANTĐ
Tướng Mỹ nói gì khi Trung Quốc tăng tốc chiếm Biển Đông? Việc Trung Quốc tăng tốc Biển Đông qua hành động khai hoang và xây dựng trái phép trên nhiều hòn đảo đang xảy ra tranh chấp chủ quyền, không chỉ khiến các nước trong khu vực mà cả Mỹ vô cùng tức giận. Want China Times cho hay trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình...