Trung Quốc cử ‘đặc nhiệm vịt’ qua Pakistan chặn dịch châu chấu
Một đội quân vịt đặc biệt của Trung Quốc đang chờ được triển khai sang nước láng giềng Pakistan để đối phó bầy côn trùng phá hoại mùa màng đang đe dọa an ninh lương thực khu vực.
Ông Lu Lizhi, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Khoa học Nông nghiệp Chiết Giang, cho biết ít nhất 100.000 con vịt dự kiến sẽ được đưa sang Pakistan vào nửa cuối năm nay để chống lại đợt bùng phát châu chấu sa mạc.
Việc sử dụng vịt mang lại hiệu quả đáng kể, ít tốn kém và gây tổn hại cho môi trường hơn nhiều so với thuốc trừ sâu”, ông Lu, người phụ trách dự án song song với một trường đại học ở Pakistan, nói với tờ Ningbo Evening News.
“Một con vịt có thể ăn hơn 200 con châu chấu mỗi ngày, trong khi gà chỉ ăn được 70 con”, ông Lu nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với hãng tin Bloomberg hôm 27-2, viện dẫn kết quả các cuộc thí nghiệm nhằm kiểm tra khả năng tìm kiếm và săn mồi của vịt.
Một cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành ở khu vực Tân Cương, miền tây Trung Quốc, trước khi những con vịt “đặc nhiệm” được đưa sang Pakistan, theo ông Lu.
Trẻ em đuổi cố đuổi châu chấu ở huyện Okara, thuộc tỉnh Punjab của Pakistan. Ảnh: THE STAR
Những bầy châu chấu sa mạc đã “xâm lăng” hàng loạt quốc gia từ Đông Phi đến Nam Á, phá hoại mùa màng và đồng cỏ với tốc độ kinh hoàng.
Dịch châu chấu, cùng với mưa trái mùa và tình trạng hạt giống chất lượng thấp, đã tấn công những vụ mùa chính ở các khu vực sản xuất lớn nhất của Pakistan. Những con côn trùng phá hoại này cũng đã di cư vào Ấn Độ.
Video đang HOT
Vấn đề trên sẽ rất quan trọng đối với Trung Quốc, vốn có chung biên giới trên bộ với Pakistan và Ấn Độ, nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công của “giặc châu chấu”.
Tuy nhiên, Trung Quốc có một lá chắn là dãy núi Himalaya – một “hàng rào” giữa tiểu lục địa Ấn Độ và Cao nguyên Tây Tạng.
Một nhóm chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc đã đến Pakistan đầu tuần này để giúp kiểm soát đợt bùng phát châu chấu khi chúng di chuyển về phía đông, theo một bản tin được đăng trên website của tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Karachi.
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của một cuộc tấn công từ “giặc” châu chấu, châu Phi là nơi có thể tham khảo.
Chi phí đối phchâu chấu sa mạc ở phía đông Lục địa Đen đã tăng gấp đôi. lên 128 triệu USD, với ngày càng nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thuộc Liên Hiệp Quốc (FAO).
Tình hình vẫn cực kỳ đáng báo động ở khu vực Sừng châu Phi, trong khi đã có một sự di chuyển đáng kể của bầy côn trùng phá hoại này trên Bán đảo Ả Rập đến cả hai phía của Vịnh Ba Tư, cơ quan trên cho biết thêm.
TRÙNG QUANG
Theo plo.vn
Tại sao nước biển Hồng Hải có màu đỏ
Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi tương tự như vì sao nước biển màu xanh? Sóng thần từ đâu đến? Biển Hồng Hải có màu đỏ?
Theo sách "10 vạn câu hỏi vì sao", thực ra, biển không hề có màu xanh, nước biển cũng không có màu xanh (nước biển không màu). Màu xanh của biển là do khúc xạ ánh sáng, dưới sự tác động của ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt biển.
Nguyên nhân tạo nên sóng thần.
Sóng thần là hiện tượng nước biển dâng cao đột ngột do động đất, núi lửa, bão tạo ra. Căn cứ nguyên nhân trên, người ta chia sóng thần thành 3 loại: Sóng thần do động đất; sóng thần do núi lửa; sóng thần do bão gây ra.
Ở biển Chết con người không thể bị nhấn chìm.
Theo sách "10 vạn câu hỏi vì sao", ở Biển Chết, con người không bị chìm. Nguyên nhân là nước ở đây có tỷ lệ muối cao gấp 8 lần những biển khác, khiến tỷ trọng của nước biển nặng hơn người. Do đó, con người rơi xuống biển này sẽ nổi như một chiếc phao.
Nước biển Hồng Hải có màu đỏ.
Theo sách "10 vạn câu hỏi vì sao", biển Hồng Hải nằm giữa châu Phi và bán đảo Ả Rập. Khí hậu ở đây rất nóng, khô, nước biển bốc hơi nhanh, khiến Hồng Hải trở thành biển có nhiệt độ cao nhất thế giới, trong nước có hàm lượng muối rất cao. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho tảo biển sinh sôi phát triển, làm cho nước biển càng trở nên đỏ hơn.
Đại dương lớn nhất Trái Đất.
Theo World Atlas, có diện tích hơn 160 triệu km2, Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất trên Trái Đất, tiếp theo lần lượt là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Đại Dương sâu nhất thế giới.
Theo sách "10 vạn câu hỏi vì sao", đại dương sâu nhất thế giới là Thái Bình Dương. Nơi sâu nhất trên Thái Bình Dương đạt tới 11.022 m (tại rãnh Mariana). Theo các nhà khoa học, nếu mang ngọn núi cao nhất thế giới (Everest) đặt xuống chỗ này, ngọn núi vẫn ngập dưới biển hơn 2.000 m.
Theo các nhà khoa học, biển Azov ở phía Tây Nam nước Nga nông nhất thế giới. Nước biển ở đây quanh năm có màu vàng, trải dài khoảng 360 km, rộng 180 km, toàn bộ diện tích mặt biển đạt 39.000 km2, độ sâu trung bình của biển chỉ 7 m, nơi sâu nhất là 14 m.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Những loài chuột "độc lạ" nhất thế giới Chuột là loài gặm nhấm được biết đến nhiều nhất bởi vì chúng có mặt ở tất cả những nơi con người sống. Số lượng chuột còn nhiều hơn cả dân số loài người. Nhiều người thắc mắc, không biết những "con vật không dễ chịu" này có gì đặc biệt? Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, chúng ta cùng khám phá...