Trung Quốc “cột chặt” Campuchia như thế nào

Theo dõi VGT trên

Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) nhắc lại một thực tế: Năm 1988, ông Hun Sen đã gọi Trung Quốc là “nguồn gốc của mọi tội lỗi” ở Campuchia. 12 năm sau, Trung Quốc lại trở thành “người bạn đáng tin cậy nhất của Campuchia”, theo lời ông Hun Sen. Điều gì có thể lí giải cho sự thay đổi thái độ này?

Trung Quốc cột chặt Campuchia như thế nào - Hình 1

Ông Hunsen và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Vào tháng 6/2016, Trung Quốc buộc ASEAN phải rút lại tuyên bố mạnh mẽ về tranh chấp Biển Đông, gây khó chịu cho nhiều nước đối tác trong khu vực. Điều này cũng từng xảy ra vào năm 2012. Một vài ngày sau đó, Trung Quốc đã cam kết khoản tiề.n 600 triệu USD cả viện trợ lẫn cho vay với Campuchia. Thủ tưởng Hun Sen tuyên bố cáo buộc chính phủ của ông bị mua chuộc là hoàn toàn không công bằng với Campuchia: “Tôi sẽ không cho phép bất kỳ ai xúc phạm đến dân tộc Khmer chúng tôi. Tôi không ủng hộ cho bất kỳ nước nào cả”.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc chắc chắn cho rằng Campuchia tôn kính Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc ở Campuchia, bà Bố Kiến Quốc, đã ca ngợi “lập trường trung lập và công bằng của Campuchia về vấn đề Biển Đông”. Bà bổ sung rằng: “Không chỉ chính phủ mà còn hàng triệu nhân dân Trung Quốc đán.h giá cao lập trường của Thủ tướng Hun Sen”.

Với cách tiếp cận nhanh chóng của ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, suy nghĩ phổ biến là Campuchia sẽ lại một lần nữa giành được sự ca ngợi của Trung Quốc nhờ vào việc ngăn chặn bất cứ phong trào đoàn kết nào về vấn đề Biển Đông. Trong những tháng gần đây, chính phủ Campuchia đã giành cho Trung Quốc nhiều lời tán đương. Vào ngày 3/8, Phó Thủ tướng Hor Namhong đã tuyên bố rằng sự phát triển của Campuchia “không thể tách rời khỏi viện trợ của Trung Quốc”. Người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Phay Siphan nhiệt tình nói : “Nếu không có viện trợ của Trung Quốc, chúng tôi sẽ chẳng đi đến đâuƠ”. Những lời nhận xét này là minh chứng rõ ràng cho thấy quan hệ Trung Quốc và Campuchia đã gần gũi đến mức nào.

Nhưng Diplomat chỉ ra rằng không phải lúc nào cũng như vậy. Tạp chí Nhật Bản nhắc lại một thực tế như sau: Năm 1988, ông Hun Sen đã gọi Trung Quốc là “nguồn gốc của mọi tội lỗi” ở Campuchia. 12 năm sau, Trung Quốc lại trở thành “người bạn đáng tin cậy nhất của Campuchia”, theo lời ông Hun Sen. Điều gì có thể lí giải cho sự thay đổi thái độ này? Trung Quốc đã làm cách nào để biến mình từ “con rắn vườn Eden” của Campuchia trở thành người hướng dẫn đáng tin cậy của nước này?

Để lí giải điều này cần nhìn lại lịch sử. Năm 1958, 5 năm sau khi Campuchia giành được độc lập, Hoàng thân Norodom Shihanouk đã chính thức thiết lập quan hệ với đảng cộng sản Trung Quốc (ông Shihanouk lên ngôi năm 1941 và cai trị đến tận năm 1970). Viện trợ bắt đầu chảy vào Campuchia và được Shihanouk sử dụng để đảm bảo tính trung lập của đất nước này giữa Mỹ và Liên Xô, cùng với đối tác của Liên Xô là Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi từ bỏ viện trợ của Mỹ vào năm 1963, ông Shihaouk đã tiến gần hơn tới Trung Quốc và khối chủ nghĩa xã hội hơn là “trung lập”. Campuchia cung cấp một cơ sở vững chắc cho Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Tất nhiên địa chính trị là điều kiện của mối quan hệ này, nhưng một yếu tố nữa chính là những mối quan hệ cá nhân. Một bài viết sâu sắc của cựu thư ký riêng của ông Shihanouk, Julio A.Jeldres, xuất bản năm 2012, đã kể về mối quan hệ giữa các lãnh đạo Campuchia và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, bắt đầu từ sau cuộc gặp đầu tiên năm 1955. Diplomat nhấn mạnh rằng những lời ngon ngọt luôn là trật tự của thời đại và “ông Shihanouk thật sự bị ấn tượng bởi sự giúp đỡ của ông Chu Ân Lai, điều khiến ông Shihanouk cảm thấy một nước Campuchia nhỏ bé cũng sánh vai với Trung Quốc vĩ đại và ông Shihanouk và ông Chu Ân Lai cũng ngang hàng với nhau”, Jeldres viết. Không thể co.i thườn.g tầm quan trọng của cộng đồng người Hoa ở Campuchia. “Quan hệ giữa cộng đồng người bản ngữ và cộng đồng người Hoa ở Campuchia tốt đẹp hơn ở bất kỳ nước Đông Nam Á nào”, William E.Willmott viết như vậy vào năm 1967, trong cuốn “Người Hoa ở Campuchia.”

Tuy nhiên sự nổi dậy của chính quyền Khmer Đỏ lại gây ra vấn đề. Vì sự ủng hộ của Trung Quốc với chế độ này, ông Shihanouk đã bắt đầu cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, Nhưng hai nước đã phục hồi quan hệ sau một cuộc đảo chính chống lại Shihanouk vào năm 1970, ông ta trở thành gương mặt đại diện của chính quyền Khmer Đỏ ở Trung Quốc. Khi chế độ Pol Pot sụp đổ năm 1979, 4 năm sau khi tiếm quyền, sau khi được Việt Nam giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, Campuchia không thể tránh khỏi vòng xoáy chiến tranh lạnh.

Mỹ và Trung Quốc đã phản đối chính phủ do Việt Nam ủng hộ và ông Hun Sen lãnh đạo kể từ năm 1985. Thay vào đó, họ ủng hộ Liên minh chính phủ Campuchia Dân chủ, một “chính phủ lưu vong” bao gồm những thành phần không có vẻ gì là cùng một phe: Khmer Đỏ, Đảng bảo hoàng Funcinpec, Mặt trận giải phóng quốc gia nhân dân Khmer, một lực lượng phản đối Việt Nam và phản đối đảng cộng sản. Trung Quốc muốn một chính phủ được điều hành bởi Shihanouk, người bạn cũ của nước này. ASEAN năm 1985 (bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) vẫn ở trong tình trạng đoàn kết với Mỹ. Liên Xô ủng hộ Việt Nam, do đó ủng hộ cho chính quyền Hun Sen.

Trung Quốc cột chặt Campuchia như thế nào - Hình 2

Hai cha con ông Hunsen

Trung Quốc cột chặt Campuchia như thế nào - Hình 3

Video đang HOT

Vợ chồng ông Hunsen

Nhưng ngay sau đó bắt đầu có những rạ.n nứ.t. Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan năm 1988 đã từ bỏ hướng đi cũ của ASEAN để ủng hộ cho chính quyền Hun Sen. Điều này được ủng hộ bởi sự bình thường hóa quan hệ Liên Xô- Trung Quốc. Sau đó, ngày 26/9/1989, quân đội Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế rút khỏi Campuchia và hai năm sau, bốn phe Campuchia (chính quyền Hun Sen cộng với ba thành phần của Liên minh chính phủ Campuchia Dân chủ) đã gặp nhau tại Paris để kết thúc cuộc nội chiến Campuchia.

Một lực lượng chuyển tiếp do Liên hợp quốc lãnh đạo đã giám sát sự chuyển đổi của Campuchia từ một nước xã hội chủ nghĩa trên danh nghĩa sang một nước dân chủ trên danh nghĩa và hoạt động bắt đầu tổ chức bầu cử. Tuy nhiên, ông Hun Sen đã gây ra một sự om sòm vào cuộc bầu cử năm 1993, Đảng Funcinpec và lãnh đạo, hoàng tử Norodom Ranariddh đã giành chiến thắng, còn Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen đứng thứ hai. Một sự dàn xếp đã diễn ra để ông Hun Sen và Ranariddh đều là Thủ tướng và đảng CPP và Funcipec cùng chia sẻ quyền lực trong chính phủ. Điều này là sự lựa chọn tốt nhất lúc bấy giờ và như nhà ngoại giao Mỹ Timothy Carney từng nói thì “mọi người về cơ bản đều mệt mỏi sau tất cả mọi việc và muốn dàn xếp sao cho người dân Campuchia có thể sống yên ổn”.

Những năm đầu của mối quan hệ Trung Quốc- Campuchia diễn ra năm 1996 và 1997, Vào 18/7/1996, ông Hun Sen được mời đến thăm Trung Quốc theo nghi lễ viếng thăm cấp nhà nước. Trung Quốc thậm chí phái một chiếc máy bay đến tiếp đón riêng để gây ấn tượng với Thủ tướng Campuchia. Trước khi cất cánh, ông thông báo rằng chuyến thăm này sẽ chấm dứt “mối nghi kỵ của quá khứ”. Trong suốt 5 ngày tiếp theo, ông Hun Sen đã gặp Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng và ký một thỏa thuận mới về thương mại và đầu tư và thành lập một hiệp ước tạo điều kiện cho các thành viên của CPP và đảng cộng sản Trung Quốc gặp mặt.

Nhưng ý nghĩa nhất là Trung Quốc không mời các lãnh đạo Đảng Fucinpec tham dự đoàn đại biểu Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Điều này không phải là ngẫu nhiên. Trung Quốc đã lập luận rằng Hun Sen là người giúp Trung Quốc có thể hợp tác với Campuchia (cũng trong năm 1996, Hun Sen đã giám sát việc đào tẩu của chế độ Khmer Đỏ Ieng Sary báo hiệu sự kết thúc của chế độ này, và Campuchia đã chính thức cắt đứt quan hệ với Đài Loan, kẻ thù lâu đời của Trung Quốc).

Phấn chấn bởi chuyến thăm Trung Quốc và có lẽ cũng tự tin dưới ô bảo hộ của nước này, trong tháng 7/1997 ông Hun Sen đã phát động một cuộc chiến quyền lực chống lại Đảng Funcinpec, lật đổ các chính trị gia của đảng này khỏi chính quyền đang cùng chia sẻ quyền lực lúc đó. Các nhà tài trợ phương Tây đã cắt mọi loại viện trợ trừ viện trợ nhân đạo và trừng phạt sự tiếp quản của CPP. ASEAN đã đình chỉ tư cách thành viên của Campuchia trong khối. Tuy nhiên Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội này, hỗ trợ tài chính cho Campuchia. Những sự kiện năm 1997 đã khiến ông Hun Sen tự tin rằng Trung Quốc sẽ ủng hộ chính phủ của mình khi các nước phương Tây rút chân, cho dù hết sức dè dặt và Trung Quốc cũng sẽ tăng cường viện trợ để làm như vậy.

Trung Quốc cột chặt Campuchia như thế nào - Hình 4

Quan hệ Campuchia-Trung Quốc ngày càng nồng ấm

Trong quan hệ với Mỹ, chính quyền Hun Sen nghĩ muốn nghĩ rằng họ đang sống có trước có sau. Chính quyền Mỹ cũng có những vấn đề trong lập trường với Campuchia: chính quyền Obama (giống như chính quyền trước đây) đã dao động giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lý tưởng. Khi tổng thống Obama thăm Phnom Penh tháng 11/2012, các chính trị gia Mỹ đã thúc giục ông công khai giải quyết các vụ xâm hại nhân quyền khi gặp ông Hun Sen.

Hiện nay, sau sự việc bắt giữ các nhà lập pháp đối lập và các công nhân xã hội dân sự và việc giế.t nhà bình luận chính trị Kem Ley, Mỹ vẫn chống lại việc giữ một vị thế quan trọng trong chính quyền Hun Sen. Có ý kiến cho rằng Mỹ ưa thích một nước Campuchia ổn định hơn là một Campuchia dân chủ nhưng hỗn loạn, điều tương tự cũng được bày tỏ trong đầu những năm 1990. Ý kiến khác lại cho rằng Mỹ đã chống lại việc áp đặt lệnh trừng phạt lên Campuchia vì sợ rằng nó buộc Phnom Penh lại gần hơn với Trung Quốc. Ông Hun Sen biết rõ điều này và điều khiển nó theo lợi ích riêng của mình, Diplomat đán.h giá.

Theo Viettimes

Thủ tướng Hun Sen lên Facebook: "Không ngại dùng vũ lực"

Thủ tướng Hun Sen không chỉ tỏ rõ ý định ngăn cản phe đối lập hô hào biểu tình vào ngày 16-9, mà còn thể hiện bằng việc điều động quân đội vào thủ đô Phnom Penh.

Thủ tướng Hun Sen lên Facebook: Không ngại dùng vũ lực - Hình 1

Thủ tướng Hun Sen - Ảnh: Reuters

Lãnh đạo các lực lượng quân đội, cảnh sát và đội cảnh vệ thiện chiến của Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố thể hiện lòng trung thành với chính phủ, sẵn sàng đậ.p tan mọi cuộc biểu tình "bất hợp pháp" theo lời kêu gọi của phe đối lập.

Đặt cược vào Kem Sokha

Trong diễn biến mới nhất, phe đối lập có vẻ xuống nước trước các động thái huy động và phô trương lực lượng của chính quyền Thủ tướng Hun Sen trước trụ sở của phe đối lập vào ban đêm.

Theo báo chí Campuchia ngày 14-9, phe đối lập giờ đây tuyên bố sẽ tiến hành biểu tình nếu bên chính phủ bắt giữ ông Kem Sokha - phó chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập.

Ông Sokha đã bị tòa sơ thẩm Tòa án Phnom Penh xét xử vắng mặt hôm 9-9 về tội "chống lệnh triệu tập của tòa".

Hôm đó, tòa quyết định tuyên phạt ông Sokha 5 tháng tù giam vì trốn tránh thẩm vấn trong điều tra cáo buộc mu.a dâ.m. Ngoài ra, ông này còn bị buộc nộp phạt 800.000 riel (200 USD).

Bên phe đối lập, với sự hậu thuẫn của cả các quan chức Liên Hiệp Quốc, đại diện Mỹ và Pháp, cho rằng phiên tòa này mang động cơ chính trị.

Vì lẽ đó, ông Sokha không ra tòa và trú ngụ trong trụ sở của CNRP tại Phnom Penh từ ngày 26-5-2016 để tránh bị bắt giữ.

Sau phán quyết của tòa, hôm 11-9 đích thân ông Sokha đã xuất hiện tại trụ sở của đảng để phát đi lời kêu gọi biểu tình.

Chủ tịch CNRP Sam Rainsy, người hiện đang sống lưu vong ở Paris (Pháp) để tránh án tù 11 năm đã tuyên, cũng lên tiếng kêu gọi các thành viên của đảng và người ủng hộ xuống đường biểu tình.

Thủ tướng Hun Sen lên Facebook: Không ngại dùng vũ lực - Hình 2

Ông Kem Sokha - người đang bị chính quyền đòi bắt - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Hun Sen không nhượng bộ

Theo báo The Phnom Penh Post, ngày 13-9 tướng Hing Bun Heang - tư lệnh cảnh vệ Thủ tướng Hun Sen - khẳng định đơn vị của ông sẽ tiếp tục bao vây trụ sở phe đối lập vì "có quyền bảo vệ an ninh đất nước".

Ông cũng chỉ trích kế hoạch biểu tình của CNRP đang gây "mất an ninh" và "bất ổn" cho đất nước.

Trong khi đó, lực lượng quân đội và cảnh sát cũng tuyên bố sẵn sàng theo lệnh của Thủ tướng Hun Sen ngăn chặn kế hoạch biểu tình được CNRP kêu gọi.

Ông Chum Socheat, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, khẳng định bộ này đã cảnh báo người dân tránh xa bất kỳ cuộc tụ tập biểu tình nào và binh sĩ quân đội đã sẵn sàng hành động ngăn chặn "mọi cuộc biểu tình bất hợp pháp". "Chúng tôi phải bảo vệ chính phủ" - ông Socheat nhấn mạnh.

Một thông cáo trước đó của Bộ Quốc phòng Campuchia cũng cho biết quân đội nước này sẵn sàng "hi sinh mọi thứ" để bảo vệ quốc gia.

Trong một trả lời phỏng vấn với báo chí Campuchia, tướng Kun Kim, phó tổng tư lệnh quân đội Hoàng gia Campuchia, cho rằng lời kêu gọi biểu tình của CNRP là chống lại luật pháp.

Ông nhấn mạnh: "CNRP không có quyền kêu gọi nhân dân như thế. Đó là kiểu biểu tình để bảo vệ cho một người có hành động sai trái (ám chỉ ông Kem Sokha)".

Tướng Khieu Sopheak, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Campuchia, cũng cho rằng lời hiệu triệu của CNRP kêu gọi biểu tình là một hành vi phạm tội có thể bị đưa ra trước tòa.

Tướng Sopheak khẳng định: "Bên cảnh sát chúng tôi cũng sẽ hành động (khi có biểu tình), nhưng tôi không thể tiết lộ kế hoạch".

Người phát ngôn của Chính phủ Campuchia Phay Siphan lên tiếng nhấn mạnh rằng kế hoạch kêu gọi biểu tình là một kiểu "nổi loạn".

Tối 12-9, Thủ tướng Hun Sen đã đăng đàn trên tài khoản Facebook của mình rằng "không ngại dùng vũ lực" để ngăn chặn biểu tình của phe đối lập, dù là biểu tình mang tính chất hòa bình.

Để khẳng định cho cảnh báo của ông Hun Sen, các đơn vị quân đội Hoàng gia Campuchia đã được điều động vào tối 13-9 hướng đến trụ sở của CNRP ở thủ đô Phnom Penh.

Theo báo chí Campuchia, những chiếc xe quân đội chở binh sĩ đã dừng lại khoảng 30 phút trước tòa nhà trụ sở của CNRP nhiều tối liền.

Báo chí Campuchia mô tả rằng xe của quân đội Campuchia sau khi dừng lại trước trụ sở CNRP còn chạy qua lại trước nơi này trong những giờ sau đó. Những chiếc tàu chở binh sĩ cũng neo bên sông Bassac gần trụ sở phe đối lập.

Một chuyên gia của Việt Nam chuyên nghiên cứu về Campuchia nhận định với Tuổ.i Trẻ rằng tình hình hiện nay quả thật khó đoán.

Nhưng theo ông, thế giằng co, thử sức nhau như thế này cũng thường xảy ra trước mùa bầu cử ở Campuchia, với cuộc bầu cử cấp phường xã vào giữa năm sau và bầu cử Quốc hội vào năm 2018.

Theo Tuổ.i Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người
11:10:53 05/10/2024
'Cặp đấu' Harris-Trump tất bật tại các bang chiến trường trong chặng nước rút trước Ngày Bầu cử
17:40:18 05/10/2024
Quan chức cấp cao EU nói về về khả năng Nga can dự vào xung đột Trung Đông
14:04:21 05/10/2024
Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc
05:53:42 06/10/2024
Các nhà hoa học khiến hạt giống bí ẩn 1.000 năm tuổ.i nảy mầm
15:02:28 06/10/2024
Căng thẳng thương mại Nga - Kazakhstan nổi lên liên quan đến vận chuyển ngũ cốc
20:21:03 05/10/2024
Kế hoạch hai mũi nhọn của Tổng thống Biden nhằm bảo vệ Ukraine khi hết nhiệm kỳ
20:29:14 05/10/2024
Xung đột Nga-Ukraine: Moskva huấn luyện cựu binh để trở lại chiến trường
19:23:42 05/10/2024

Tin đang nóng

Nam ca sĩ Việt có con với fan khiến vợ suy sụp: Cuộc sống hiện tại thay đổi 180 độ
20:01:32 06/10/2024
Cái giá phải trả của Hồ Ngọc Hà khi chia tay với Đức Trí
20:13:16 06/10/2024
Mẹ Kasim Hoàng Vũ bất lực bật khóc: "Nó nằm đó rồi, không biết tình hình sống chế.t ra sao"
19:45:48 06/10/2024
Midu đón sinh nhật bên hội bạn thân, nhưng bị ông xã Minh Đạt giật spotlight vì 1 hành động
17:31:18 06/10/2024
Quyên Qui sốc vì không được hẹn hò với Wukong
19:27:48 06/10/2024
Phản ứng trái chiều khi anh tài b.ị ch.ê EQ thấp, gây tranh cãi nhất show Chông Gai bị loại
20:52:45 06/10/2024
Jiyeon (T-ara) vỡ mộng, buồn bã tiết lộ góc khuất hôn nhân với chồng cầu thủ
17:25:39 06/10/2024
Con dâu tình nguyện hiến gan cứu sống bố chồng 17 năm trước, giờ ra sao?
19:11:32 06/10/2024

Tin mới nhất

700 người căng mình suốt 15 giờ chữa cháy rừng ở Hải Dương

18:10:57 06/10/2024
Lực lượng chức năng đã huy động 700 người cùng nhiều xe chuyên dụng, xử lý đám cháy lớn tại núi An Phụ (phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Chủ trương chống nhập cư đang lan rộng tại các nước EU

18:08:00 06/10/2024
Vào năm 2015, khi hơn 1,3 triệu người đổ về châu Âu (EU), chủ yếu là chạy trốn khỏi cuộc chiến tàn khốc ở Syria, phản ứng của Thủ tướng Đức Angela Merkel là Wir schaffen da

Vụ án bí ẩn tại Mexico: 43 sinh viên mất tích đã 10 năm

17:52:13 06/10/2024
Vụ mất tích 43 sinh viên xảy ra cách đây đúng 10 năm, và hiện vẫn là một vụ án bí ẩn, chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng, cũng như cơ quan chức năng chưa thể mang lại công lý cho họ.

LHQ kêu gọi chấm dứt 'bạo lực và đổ má.u' ở Gaza và Liban

17:49:12 06/10/2024
Lời kêu gọi được ông Guterres đưa ra 2 ngày trước khi đán.h dấu tròn một năm nổ ra cuộc xung đột ở Gaza và hiện chiến sự đang lan rộng ra toàn khu vực.

Hàng loạt binh sĩ Ukraine đầu hàng, cựu quan chức NATO nêu nhận định nóng

17:48:14 06/10/2024
RT dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ngacho biết, có tới 83 binh lính Ukraine đã đầu hàng trên khắp các mặt trậntrong tuần qua. Các quan chức cho biết thêm rằng 44 binh sĩ đã đầu hàng trong chiến dịch mới đây ở pháo đài Ugledar.

Israel không kích đền thờ Hồi giáo ở Gaza, ít nhất 18 người t.ử von.g

17:47:14 06/10/2024
Cuộc tấ.n côn.g diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Israel và Hamas sắp tròn 1 năm. Các nhâ.n chứn.g cho biết số thương vong có thể còn tăng vì đền thờ Hồi giáo này hiện là nơi trú ẩn cho những người phải di dời.

Trung Quốc và Triều Tiên thắt chặt quan hệ hữu nghị song phương

17:45:15 06/10/2024
Trong thông điệp của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ ra rằng 75 năm trước, Trung Quốc và Triều Tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ song phương, có ý nghĩa mang tính thời đại.

Tổng thống Zelensky sẽ họp với lãnh đạo Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine

17:42:17 06/10/2024
Trên mạng xã hội, nhà lãnh đạo Ukraine nêu rõ ông đang chuẩn bị tham dự cuộc họp lần thứ 25 của nhóm, dự kiến được tổ chức vào ngày 12/10 tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức.

Thấy gì từ việc Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân?

17:24:11 06/10/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa thông báo những thay đổi được đề xuất đối với học thuyết hạt nhân của đất nước mình.

Israel né.m bo.m nhà thờ Hồi giáo và trường học tại Dải Gaza

17:20:33 06/10/2024
Hãng thông tấn Wafa của Palestine đưa tin, cuộc không kích của Israel nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo và một trường học đang được dùng làm nơi trú ẩn gần bệnh viện Al-Aqsa ở Deir al-Balah thuộc miền Trung Dải Gaza.

Hơn 10% số người cao tuổ.i ở Nhật Bản đối mặt với tương lai cô độc

15:16:17 06/10/2024
Trước tình hình này, Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ chăm sóc tư nhân và soạn thảo hướng dẫn liên quan để tránh các vấn đề tiềm ẩn.

Bão nhiệt đới Milton dự báo sẽ mạnh lên thành siêu bão hướng về phía Florida (Mỹ)

15:10:31 06/10/2024
Tuy nhiên, các khu vực trong đất liền như dãy núi North Carolina, nơi chịu thiệt hại nặng nề vì lũ lụt do bão Helene, có thể không bị ảnh hưởng trong lần này.

Có thể bạn quan tâm

NSND Kim Xuân tiết lộ lý do hợp tác với Phạm Thoại

Sao việt

23:28:27 06/10/2024
NSND Kim Xuân cho biết mình không đán.h giá một người thông qua những lời kể, vì vậy, Kim Xuân không e dè khi hợp tác với Phạm Thoại.

Nhóm thí sinh 'thất vọng' trước cách chấm điểm của giám khảo Diệp Lâm Anh

Tv show

23:22:19 06/10/2024
Trưởng nhóm Mai Thiên Quân tỏ ra thất vọng khi nhận số điểm thấp sau phần thi của nhóm SSWARRIORZ. Cô tỏ ra khó hiểu trước cách chấm điểm từ giám khảo Diệp Lâm Anh.

Những 'nhân tố bí ẩn' sắp xuất hiện trong 'Độc đạo'

Phim việt

22:52:15 06/10/2024
Phim Độc đạo đang bước vào giai đoạn cao trào với sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật mới đầy bí ẩn, khiến khán giả không ngừng tò mò và gây ra nhiều tranh cãi.

Một ngày làm việc bình thường của Kylie Jenner

Sao âu mỹ

22:49:19 06/10/2024
Kylie Jenner vừa chia sẻ một video lên Instagram cho khán giả thấy cuộc sống đời thường của cô diễn ra như thế nào.

Mỹ nhân 'mặt mộc đẹp nhất làng giải trí': U40 sống hạnh phúc bên chồng diễn viên

Sao châu á

22:26:58 06/10/2024
Sở hữu cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc ở hiện tại, ít ai biết rằng mỹ nhân không tuổ.i Han Ga In từng đối diện với tuổ.i thơ bị bạ.o hàn.h, thiếu bóng dáng người cha.

Khoe lịch sử đấu, Đại Cao Thủ khét tiếng của Tốc Chiến VN khiến cộng đồng mạng "nuốt giận vào trong"

Mọt game

22:23:00 06/10/2024
Trong các trận xếp hạng quan trọng ở Tốc Chiến, việc người chơi chỉ biết dựa hơi đồng đội, chiến đấu tệ hại với các chỉ số bết bát mà vẫn dành được chiến thắng không phải chuyện hiếm.

Hồ Ngọc Hà xinh đẹp, liveshow Đức Trí nhiều điểm sáng vẫn gây tiếc nuối

Nhạc việt

22:07:59 06/10/2024
Live concert Đức Trí 2024 - Có đôi lần mắc một số điểm trừ nhưng đọng lại cho người nghe những cảm xúc đẹp, trong lành và đầy ắp hoài niệm.

Phan Mạnh Quỳnh bất ngờ đóng vai Nguyễn Nhật Ánh trên màn ảnh rộng

Hậu trường phim

21:38:43 06/10/2024
Ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh thu hút sự chú ý khi xuất hiện trong buổi giới thiệu phim Ngày xưa có một chuyện tình - tác phẩm chuyển thể từ truyện Nguyễn Nhật Ánh.

Bị ba la mắng, một bệnh nhi 13 tuổ.i tại Biên Hòa uống cùng lúc 12 viên thuố.c paracetamol

Sức khỏe

21:07:36 06/10/2024
Khoảng 1 tiếng sau khi uống thuố.c, bệnh nhân kêu đau bụng, được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân được rửa dạ dày, truyền dịch. Hiện, bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi.

G-Dragon khởi động chiến dịch trở lại

Nhạc quốc tế

20:44:42 06/10/2024
Thủ lĩnh BIG BANG sẽ xuất hiện trong chương trình You Quiz On The Block của tvN mở màn cho chiến dịch trở lại đang rất được mong đợi.

Lý do Văn Quyết được gọi trở lại đội tuyển Việt Nam

Sao thể thao

20:09:56 06/10/2024
Đỗ Hùng Dũng vừa giải thích một phần lý do HLV Kim Sang-sik gọi Văn Quyết trở lại đội tuyển Việt Nam trong tháng 10/2024.