Trung Quốc công khai ủng hộ Huawei kiện chính phủ Mỹ
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, những hành động gần đây nhằm vào một số người và các công ty Trung Quốc là “cố tình chèn ép chính trị”.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả lời trong buổi họp báo bên lề kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (tức quốc hội) khóa 13. Ảnh: AP.
Khi nhắc tới các hành động của chính phủ Mỹ với Huawei và giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn Mạnh Vãn Châu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhận định đây là “những động thái chính trị có chủ đích để hạ gục họ (Huawei)”, theo Nikkei Asian Review.
“Chúng tôi ủng hộ công ty và cá nhân bị nghi ngờ tìm kiếm sự bồi thường hợp pháp để bảo vệ lợi ích của chính họ, (ủng hộ việc họ) không chấp nhận trở thành nạn nhân như những con cừu im lặng”, ông Vương nói trong một cuộc họp báo hôm 8/3.
“Những gì chúng ta phải bảo vệ ngày hôm nay không chỉ là quyền và lợi ích của một công ty, mà còn là lợi ích phát triển hợp pháp của một quốc gia và người dân. Chúng tôi hy vọng các bên sẽ tuân thủ quy tắc, vượt qua rào cản định kiến và tạo sân chơi bình đẳng cho mọi quốc gia nhằm tao một môi trường lành mạnh cho tất cả người dân trên thế giới có thể tương tác với nhau”, ông Vương Nghi nói.
Đây la lân đâu tiên chinh phủ Trung Quôc công khai lên tiêng ung hô cuôc chiên phap lý giữa Huawei vơi chinh phu Mỹ.
Video đang HOT
Bình luận được đưa ra chỉ môt ngay sau khi tâp đoan viên thông Huawei cua Trung Quôc xac nhân họ đang theo đuôi vụ kiên nhằm vao chinh phu My vì điều luât câm sử dụng sản phẩm cua Huawei.
Huawei tổ chức buổi họp báo công bố quyết định kiện chính phủ Mỹ. Ảnh: AP.
“Quốc hội Mỹ đã nhiều lần không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để lập luận cho các biện pháp hạn chế họ đặt ra đối với các sản phẩm của Huawei”, Reuters dẫn lời ông Guo Ping, chủ tịch luân phiên của Huawei.
Trong đơn kiện của mình, Huawei tuyên bố Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia vi phạm Hiến pháp Mỹ khi nhắm vào một cá nhân hoặc một nhóm để trừng phạt mà không cần xét xử.
Vụ kiện đánh dấu một căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Mỹ – hai nước đánh thuế nhập khẩu đối với số hàng hóa trị giá hàng tỷ USD của nhau từ giữa năm 2018.
Hiện tại, bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc Tài chính Huawei, bị quản thúc tại Canada sau khi bị bắt giữ vào tháng 12-2018 vì nghi ngờ vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Phiên tòa xem xét tiến trình dẫn độ bà Meng sang Mỹ đang được tiến hành.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo Doisong&phapluat
Bị cấm sản phẩm, Huawei kiện chính phủ Mỹ
"Gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Huawei đang kiện chính phủ Mỹ, chống lại một đạo luật cấm các cơ quan liên bang mua sản phẩm của công ty này.
Theo CNN, đây là động thái mạnh mẽ nhất của Huawei để chống lại tuyên bố của Mỹ rằng các công nghệ của nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh Trung Quốc là mối đe dọa an ninh toàn cầu.
Phó chủ tịch Huawei Guo Ping phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 7/3 tại trụ sở của công ty ở Thâm Quyến. (Ảnh: AP)
Hôm 7/3, lãnh đạo Huawei cho biết đã đệ đơn kiện yêu cầu tòa án liên bang Mỹ lật lại một phần của điều khoản trong Đạo luật ủy quyền quốc phòng, được ký bởi Tổng thống Donald Trump vào tháng 8/2018. Huawei cáo buộc một phần của luật vi phạm Hiến pháp Mỹ khi chỉ ra một cá nhân hoặc nhóm để trừng phạt mà không cần xét xử.
"Lệnh cấm này không chỉ bất hợp pháp, mà còn hạn chế Huawei tham gia cạnh tranh công bằng, cuối cùng gây hại cho người tiêu dùng Mỹ", Phó Chủ tịch Huawei Guo Ping nói tại cuộc họp báo tại trụ sở của công ty tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Luật này đặc biệt cấm các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng công nghệ từ Huawei và ZTE (cũng là công ty Trung Quốc).
"Quốc hội Mỹ đã nhiều lần không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào giải thích cho các hạn chế của mình đối với các sản phẩm của Huawei", ông Guo nói. "Chúng tôi buộc phải thực hiện hành động pháp lý này như biện pháp phù hợp cuối cùng." - Phó chủ tịch Huawei Guo Ping phát biểu tại cuộc họp báo hôm 7/3 tại trụ sở của công ty ở Thâm Quyến.
Động thái tại tòa của Huawei đưa mâu thuẫn với chính phủ Mỹ lên tầm cao mới. Là một trong những công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, nhân tố chính trong việc triển khai mạng không dây 5G siêu nhanh trên toàn cầu, công ty nhiều năm bị Washington nghi ngờ có liên quan đến hoạt động do thám của chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, Huawei tự mô tả mình là công ty thuộc sở hữu của nhân viên và phủ nhận rủi ro bảo mật của các sản phẩm.
Paul Triolo, chuyên gia về các vấn đề công nghệ toàn cầu tại công ty tư vấn Eurasia Group cho biết: "Việc này ít có khả năng giúp Huawei có được quyền tiếp cận mới vào thị trường Mỹ. Nhưng nó là dấu hiệu biểu tượng có thể ảnh hưởng đến những bên liên quan khác trên toàn thế giới khi xem xét hạn chế hoặc cấm công ty này." Chính phủ ở các quốc gia như Đức và Anh đang cân nhắc các lệnh hạn chế đối với thiết bị Huawei, trong khi đó Australia đã cấm công ty cung cấp công nghệ cho mạng 5G vào năm 2018.
Ngoài các lệnh cấm, Huawei đang phải đối mặt với cáo buộc cố gắng vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, cùng với giám đốc tài chính Meng Wanzhou (Mạch Vãn Chu), hiện đang tại ngoại chờ dẫn độ theo yêu cầu của Mỹ tại Canada. Các cáo buộc này cũng bị phủ nhận.
Theo VTC News
Huawei xác nhận đâm đơn kiện chính phủ Mỹ vi phạm hiến pháp Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ trong nỗ lực đảo ngược lệnh liên bang cấm sử dụng các thiết bị viễn thông của công ty. Huawei xác nhận đệ đơn kiện chính phủ Mỹ. Ảnh: SCMP. Theo SCMP, Huawei xác nhận thông tin này hôm 7.3 từ công ty ở Thâm...