Trung Quốc công bố tỷ lệ tác dụng phụ ở vaccine Covid-19 thấp
Ngày 28/5, lần đầu tiên CDC Trung Quốc công bố dữ liệu về phản ứng phụ của vaccine nội địa, cho thấy lợi ích vaccine lớn hơn rủi ro.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, trong 265 triệu liều được triển khai từ giữa tháng 12/2020 đến cuối tháng 4, có 31.500 trường hợp gặp tác dụng phụ, tương đương khoảng 12 ca trên 100.000 liều.
“Tỷ lệ gặp phản ứng phụ có hại sau khi tiêm vaccine Covid-19 thấp hơn mức trung bình của các vaccine khác vào năm 2019. Đánh giá hiện cho thấy phản ứng bất thường nghiêm trọng trên toàn cầu cực kỳ hiếm. Lợi ích của vaccine cao hơn nhiều so với rủi ro”, CDC cho biết.
Theo CDC, phổ biến nhất là các phản ứng nhẹ bao gồm sốt trên 38,6 độ C và sưng tại chỗ tiêm, chiếm hơn 80%. Các trường hợp còn lại là “phản ứng bất thường” gồm phát ban dị ứng, sưng mặt và sốc phản vệ.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại quận Hải Điền, Bắc Kinh, hồi tháng 1. Ảnh: Xinhua.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y khoa Lancet hồi tháng 4 về tác dụng phụ của các loại vaccine Covid-19 trên 600.000 người, dưới 1/4 số người tiêm gặp các tác dụng phụ hệ thống như đau đầu, mệt, sốt, tiêu chảy, lạnh run, đau cơ, buồn nôn và hay gặp ở người tiêm vaccine AstraZeneca hơn Pfizer.
Cứ ba người tiêm thì có hai người có tác dụng phụ tại chỗ như đau tại nơi tiêm, sưng, ngứa, sưng hạch nách, tấy đỏ và thường gặp ở vaccine Pfizer hơn. Các tác dụng phụ hệ thống hay tại chỗ của vaccine Covid-19 đa phần chấm dứt sau một đến hai ngày.
Chứng đông máu và giảm tiểu cầu là một tác dụng phụ nghiêm trọng song hiếm gặp, có thể xảy ra trong vòng hai tuần sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Theo số liệu từ Anh, tỷ lệ đông máu kèm giảm tiểu cầu trong những người tiêm vaccine AstraZeneca là khoảng một trên 250.000 người tiêm. Số liệu từ Đức là một trên 100.000 người. Con số này thấp hơn nhiều tỷ lệ cục máu đông sau dùng thuốc tránh thai (một trên 1.000 người mỗi năm).
Chiến dịch tiêm chủng ở Trung Quốc khởi đầu chậm chạp do công chúng do dự chủng ngừa. Tuy nhiên, chương trình đã tăng tốc trong tháng 5, với gần 585 triệu liều được triển khai, tính đến ngày 27/5.
Trung Quốc sử dụng 7 loại vaccine nội địa, trong đó vaccine Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp trong tháng 5.
Báo cáo của CDC Trung Quốc đưa ra sau khi hãng Sinopharm công bố kết quả nghiên cứu thử nghiệm giai đoạn ba trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, hôm 27/5. Theo đó, vaccine Covid-19 Sinopharm sản xuất ở cơ sở Bắc Kinh có hiệu quả 78,1% khi chống lại các ca nhiễm có triệu chứng và 73,5% với những ca không triệu chứng. Hơn 200 triệu liều vaccine Sinopharm đã được tiêm khắp thế giới.
Chuyên gia Ấn Độ nói về nguy cơ lây lan từ thi thể bệnh nhân Covid-19
Hàng loạt thi thể nghi của bệnh nhân Covid-19 bị thả trôi sông hoặc chôn sơ sài ở các bãi sông của Ấn Độ giữa những lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Nhiều thi thể chôn trong các mộ cát ven sông ở Ấn Độ lộ ra sau trận mưa lớn (Ảnh: AP).
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) cho thấy, nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 từ thi thể bệnh nhân Covid-19 là rất khó xảy ra.
"Virus corona không còn hoạt động trong khoang miệng và mũi khoảng 12-24 giờ sau khi bệnh nhân Covid-19 qua đời", Sudhir Gupta, trưởng phòng khoa học pháp y và chất độc của AIIMS, cho biết.
Chuyên gia này nói thêm: "Khoảng 100 thi thể đã được xét nghiệm Covid-19 lại trong khoảng 12-24 giờ sau khi bệnh nhân qua đời, kết quả là âm tính. Do người chết không còn hoạt động hô hấp nên không còn nguy cơ phát tán virus, do vậy nguy cơ lây lan virus cho người khác là không đáng kể".
Ông Gupta cho rằng, người dân không nên quá hoảng loạn và bỏ rơi thi thể người thân vì lo sợ nhiễm bệnh. Ông khuyến cáo, người dân vẫn có thể làm các nghi thức mai táng cho người thân qua đời vì Covid-19 mà không cần mặc quần áo bảo hộ, nhưng vẫn nên đeo khẩu trang, găng tay.
Ấn Độ là tâm dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới với tổng cộng gần 28 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 322.000 người đã tử vong. Làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát kể từ cuối tháng 3 đến giữa tháng này khiến Ấn Độ lao đao, ở giai đoạn đỉnh dịch, mỗi ngày nước này ghi nhận hơn 400.000 ca mắc và hơn 4.000 ca tử vong. Vì nhiều lý do, trong đó có việc các lò hỏa táng quá tải, chi phí hỏa táng đắt đỏ và tập quán, nhiều người đã thả thi thể người thân qua đời vì Covid-19 trên dòng sông Hằng linh thiêng hoặc chôn cất sơ sài trên các bãi sông.
Hiện tượng nguy hiểm "đánh gục" nhiều bệnh nhân Covid-19 trẻ tuổi ở Ấn Độ Làn sóng lây nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ gần đây một phần do biến chủng B.1.617. Đồng thời, một hiện tượng nguy hiểm đang khiến nhiều người trẻ ở nước này nhanh chóng bị "đánh gục" khi mắc bệnh. Ấn Độ trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 tồi tệ gần đây (Ảnh: Reuters). Wall Street Journal đưa tin, làn sóng bùng phát...