Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm
Trung Quốc vạch ra kế hoạch 5 năm để phát triển thành một cường quốc, nhưng không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế tổng thể.
Phiên họp toàn thể thứ 5 của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 hôm nay bế mạc sau 4 ngày họp kín tại Bắc Kinh. Các cuộc thảo luận tập trung vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc về Phát triển Kinh tế, Xã hội quốc gia và Các mục tiêu Dài hạn đến năm 2035.
Theo thông cáo được đăng trên các phương tiện truyền thông nhà nước sau kỳ họp, các lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh phát triển “chất lượng cao” hơn là tốc độ tăng trưởng, đề cao sự cần thiết hình thành “mô hình phát triển mới” dựa trên nền tảng tiêu dùng nội địa mạnh mẽ.
Hội nghị toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 19 tại Bắc Kinh từ ngày 26/10 đến 29/10. Ảnh: Xinhua.
Hội nghị ước tính tổng sản phẩm quốc nội sẽ vượt 100 nghìn tỷ nhân dân tệ (14,9 nghìn tỷ USD) trong năm nay. Ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc muốn phát triển đất nước thành cường quốc tập trung vào tiêu dùng nội địa và tự lực công nghệ, nhưng trái với thông lệ, họ không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế tổng thể.
Lãnh đạo Trung Quốc cũng cảnh báo về một môi trường quốc tế “ngày càng phức tạp” và bất ổn ngày càng gia tăng. Nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm 6,8% trong quý đầu tiên vì sự bùng phát Covid-19, nhưng đã phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát và dường như nền kinh tế lớn duy nhất đạt tăng trưởng trong năm nay.
Thông cáo cũng cho biết Trung Quốc hiện đặt mục tiêu trở “nền kinh tế phát triển vừa phải” đến năm 2035 và và đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân đầu người sớm hơn 15 năm.
Có những kỳ vọng cho rằng cuộc họp sẽ làm rõ chi tiết về cam kết bất ngờ của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Trung Quốc sẽ đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030, nhưng thông cáo chỉ đề cập ở mức độ hạn chế về vấn đề này. Theo đó, các lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi thúc đẩy nhiều hơn phát triển carbon thấp, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và ưu tiên bảo tồn. Trung Quốc chiếm 1/4 lượng khí nhà kính trên trái đất và phụ thuộc mạnh vào than để thúc đẩy phát triển.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sẽ được trình lên quốc hội Trung Quốc để chính thức thông qua.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt áp lực quốc tế, gồm cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ và nghi ngờ đối với các thương hiệu Trung Quốc như TikTok và Huawei ở nước ngoài. Giám đốc của công ty chiến lược thị trường toàn cầu Axi, Stephen Innes, cho rằng “mối đe dọa liên tục từ các lợi ích phương Tây do chính quyền Mỹ dẫn đầu” đang khiến Trung Quốc hướng tới tiêu dùng nội địa.
Video đang HOT
Capital Economics cảnh báo nếu không nuôi dưỡng các nguồn tăng trưởng mới trong nước, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể chậm lại 2% vào năm 2030.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh: 'Công dân đám mây' thông thạo nhiều ngoại ngữ càng tốt
Sinh viên - những 'công dân đám mây', cần thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và càng nhiều ngoại ngữ càng tốt.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại lễ khai khóa sáng nay - NGỌC DƯƠNG
Đó là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào thế giới tri thức của nhân loại và làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa.
Đây là một trong những nội dung nhắn nhủ của Phó thủ tướng-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh - diễn giả khách mời đặc biệt trong Lễ khai khóa ĐH Quốc gia TP.HCM, sáng nay 3.10. Với chủ đề "Tiên phong-dẫn dắt- nâng tầm quốc tế", bài phát biểu của Phó thủ tướng đã gửi tới thế hệ trẻ những thông điệp mới mẻ về hình ảnh 'công dân đám mây' tương lai.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh là diễn giả khách mời đặc biệt của lễ khai khóa năm nay - NGỌC DƯƠNG
Phải là 'người định hình tương lai của đất nước'
Trong bài phát biểu của mình, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh vai trò của thế hệ trẻ trong hội nhập quốc tế. Ông nói: "Thế hệ trẻ, trong đó có thế hệ trẻ Việt Nam, đang có nhiều vận hội, lựa chọn, thuận lợi chưa từng có".
Phó thủ tướng phân tích, thế giới hiện có khoảng 1,8 tỉ thanh niên, là số lượng thanh niên đông đảo nhất lịch sử. Trong khu vực Đông Nam Á, 65% dân số dưới 35 tuổi. Nước ta là một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất thế giới và đang ở thời kỳ dân số vàng, chưa bao giờ chúng ta có lực lượng thanh niên đông đảo như hiện nay, với 24 triệu thanh niên trong và ngoài nước.
Có thể nói, kỷ nguyên số là kỷ nguyên của tuổi trẻ. Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, tầng lớp thanh niên đang và sẽ hưởng thụ những cơ hội, lợi ích ngay khi các xu thế mới, những dịch chuyển lớn trên toàn cầu diễn ra.
Phó thủ tướng thực hiện nghi thức đánh trống khai khóa - NGỌC DƯƠNG
Do đó, ông mong muốn thế hệ trẻ phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành thế hệ công dân Việt Nam đầy đủ tri thức, hoài bão và trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.
"Trước hết, thời đại ngày nay và thời kỳ phát triển mới đòi hỏi thanh niên, đặc biệt các sinh viên ĐH, không chỉ là 'chủ nhân tương lai' mà phải là 'người định hình tương lai của đất nước', ông nói.
Điều đó, theo ông, phải thể hiện trước hết ở việc tuổi trẻ Việt trở thành động lực, nhân tố then chốt trong phát triển đất nước, hình thành tư duy công dân ASEAN và công dân toàn cầu, thúc đẩy cách tiếp cận mới trong mọi lĩnh vực, hình thành văn hóa hội nhập của đất nước.
Ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh: "Là những công dân thế hệ Z - công dân đám mây, đa năng, các sinh viên cần phải trở thành người lãnh đạo, người chủ về công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, đi đầu phát triển và ứng dụng công nghệ".
Muốn vậy, sinh viên cần tích luỹ và trang bị cho bản thân kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với thực tiễn của cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao khả năng thích nghi của bản thân trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay. Trong đó có ngoại ngữ thông thạo, nhất là tiếng Anh và càng nhiều ngoại ngữ càng tốt, là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào thế giới thi thức của nhân loại và làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa.
Ông cho rằng, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng thời gian tới không thể thiếu vai trò nòng cốt và sự dấn thân của sinh viên để nâng tầm vị thế, hình ảnh Việt Nam đổi mới, phát triển và năng động.
"Tương lai phát triển của đất nước ngày mai sẽ hiển hiện rõ từng ngày qua nỗ lực học tập và rèn luyện của các em hôm nay. Đất nước đặt niềm tin vào các em", Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gửi gắm sinh viên trong lễ khai khóa.
Bốn yêu cầu với giáo dục ĐH
Không chỉ với thế hệ trẻ, theo Phó thủ tướng, thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới với giáo dục ĐH.
Hơn 600 sinh viên xuất sắc ĐH Quốc gia TP.HCM tham dự buổi lễ - NGỌC DƯƠNG
Một là nhu cầu tất yếu phải gắn nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục ĐH nói riêng với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0.
Hai là đòn bẩy để tạo chuyển biến căn bản là chú trọng phát triển toàn diện thế hệ trẻ trên cả 3 phương diện: kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, hình thành và nuôi dưỡng xã hội học tập mở, học tập suốt đời.
Theo đó, cần trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất cần có của thế hệ trẻ Việt thời kỳ hội nhập để trở thành công dân toàn cầu, công dân ASEAN. Đó là lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm và đam mê, trí thức chuyên môn, ngoại ngữ và hiểu biết pháp luật, xã hội, văn hóa trong và ngoài nước; các kỹ năng công nghệ, kỹ năng nghề và cả kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, ứng xử văn hóa, văn minh; tác phong làm việc hiện đại, kỷ cương, chuyên nghiệp; nâng cao thể chất, sức khỏe.
"Nhiều nghiên cứu dự báo khoảng 60-80% ngành nghề trên thế giới hiện nay sẽ thay đổi trong khoảng 10 năm tới, với nhiều việc làm mới giá trị cao hơn được tạo ra, đòi hỏi kỹ năng, tri thức gắn với quá trình số hóa, tự động hóa và liên kết sâu rộng. Do đó, chúng ta cần chủ động từng bước bổ sung tri thức, kỹ năng mới, thiết yếu trong thế kỷ 21 vào chương trình đào tạo và đào tạo lại hiện nay", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Ba là cần tiếp tục tranh thủ và thúc đẩy hợp tác quốc tế, liên kết giáo dục ĐH với các nước trên nền tảng công nghệ số, chủ động tiếp thu và nâng cao nội lực phù hợp với tiêu chí, chuẩn mực chung.
Sau bài phát biểu, Phó thủ tướng tiếp tục giải đáp một số băn khoăn của sinh viên về xung quanh vấn đề hội nhập quốc tế, công dân toàn cầu... - NGỌC DƯƠNG
Bốn là có cách tiếp cận mới về phát triển nguồn nhân lực trẻ một cách dài hạn, đa chiều, đa ngành, nhằm thu hút được các đối tác tham gia công tác giáo dục ĐH. Kinh nghiệm một số nước là đẩy mạnh phối hợp 'bộ tứ' giữa các cơ quan nhà nước với các trung tâm đào tạo, doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trong hình thành, triển khai chính sách kế hoạch đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu của thị trường, xã hội và yêu cầu mới về phát triển.
Cũng trong lễ khai khóa, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng hội nhập quốc tế và hợp tác là xu thế tất yếu và chủ đạo trong bối cảnh thế giới ngày nay. Trong quá trình hội nhập của đất nước, hội nhập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi nó là những nhân tố chủ yếu tạo nên những lợi thế cạnh tranh trong nhiều mặt, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngành ngoại giao tiên phong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa Sáng 24-8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội thảo khoa học "75 năm ngoại giao Việt Nam: Bài học kinh nghiệm và định hướng". Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá những thành tích Việt Nam đạt được trong chặng đường 75 năm trưởng thành và phát...