Trung Quốc cố ý gây sự và bất chấp luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Từ đầu tháng 7 đến nay, Trung Quốc lại gây chuyện ở khu vực Biển Đông khiến Việt Nam và thế giới phải lên tiếng thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đòi phía Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động đó.
Bởi chúng không chỉ vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng luật pháp quốc tế mà còn gây lo ngại thật sự về an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông.
Việt Nam đề nghị mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Trung Quốc thậm chí còn mâu thuẫn với tinh thần và lời văn của những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc về thúc đẩy phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung cũng như về định hướng cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến khu vực Biển Đông mà hai bên vẫn còn bất đồng quan điểm.
Cho tới nay, Trung Quốc đã nhiều lần đưa tàu thuyền vũ trang cũng như không vũ trang vào khu vực thuộc chủ quyền quốc gia và quyền tài phán của Việt Nam được xác định và quy định theo luật pháp của Việt Nam, theo luật pháp quốc tế và theo Công ước của LHQ về luật biển. Lần này, Trung Quốc đưa tầu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cùng một số tầu có vũ trang và không vũ trang vào hoạt động dài ngày ở bãi biển Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 (UNCLOS), các quốc gia ven biển có vùng nội thuỷ, sau đó là vùng lãnh hải 12 hải lý, sau đấy và vùng tiếp giáp 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa 350 hải lý. Từ ranh giới giữa vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế trở ra được coi là không phận quốc tế, nhưng ở trên biển thì lại được quy định đặc biệt và cụ thể trong UNCLOS.
Theo UNCLOS, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có các quyền về chủ quyền cụ thể về thăm dò và khai thác, về quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nơi đây phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia khác trên thế giới khi đi vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển chỉ có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không và tự do đặt đường ống dẫn dầu hay đặt dây cáp ngầm ở vùng thềm lục địa.
Soi vào những quy định rất cụ thể và rõ ràng này thì chẳng hề khó khăn gì đối với người bình thường thôi chứ chưa nói đến đối với các chuyên gia về luật pháp quốc tế để thấy tàu thuyền Trung Quốc không phải không hiểu biết về luật pháp quốc tế nói chung và về UNCLOS nói riêng mà chủ ý vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS, không phải lần đầu tiên mà có hệ thống và bài bản cũng như gây sự như thế không phải là biện pháp duy nhất và cách thức duy nhất của Trung Quốc trong việc theo đuổi và thực hiện những mưu tính chiến lược và sách lược ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Tham vọng của Trung Quốc ở khu vực này biểu lộ rất rõ và Trung Quốc cũng không hề che đậy bởi mọi biện luận của Trung Quốc đều không có cơ sở, đều luôn phi lý và bên ngoài không thể chấp nhận được. Dù vậy, Trung Quốc hành xử rất nhất quán và kiên định, càng ngày càng quyết liệt và tinh vi. Một trong những cách thức được Trung Quốc thực hiện thường xuyên nhất là xua tàu đánh cá và tầu thăm dò tài nguyên đi trước, được hộ tống bởi tàu thuyền có vũ trang và khi cần thì tất cả đều cùng nhau xung trận. Tàu Hải Dương 8 là động thái mới đây nhất và chắc chắn sẽ không phải cuối cùng của Trung Quốc.
Ở đây có thể thấy Trung Quốc càng đuối về pháp lý quốc tế thì càng cố tình bất chấp pháp lý quốc tế. Trung Quốc duy trì việc gây chuyện ở khu vực Biển Đông để nuôi cuộc tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu vực, để tạo tiền lệ và sự đã rồi ở khu vực và dùng chúng để chống chế với tình trạng bị phản đối và cô lập trên thế giới vì vi phạm và bất chấp luật pháp quốc tế ở khu vực. Trung Quốc chủ ý làm cho khu vực này luôn bắt an và bất ổn vì như thế mới có lợi nhất cho Trung Quốc trong việc duy trì và thúc đẩy tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực, vì như thế giúp Trung Quốc phân rẽ nội bộ Asean và đánh tỉa từng bên bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trực tiếp.
Trung Quốc thừa biết rằng tất cả các bên này đều không thể đối phó và đáp trả Trung Quốc như Mỹ có thể và đang đối phó và đáp trả Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông cho thấy DOC hay rồi đây cả COC thuần tuý không thôi chưa thể đủ để buộc Trung Quốc chấm dứt những hoạt động phi pháp, xâm hại trực tiếp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông. Một khi Trung Quốc luôn sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế như thế thì DOC hay cả COC nữa đâu có thể là trở ngại đáng kể gì đối với tham vọng của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Việt Nam có quan hệ hợp tác tốt với Trung Quốc và luôn mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Nhưng chuyện nào ra chuyện đấy. Việt Nam không thể không thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ và kiên quyết khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị bên ngoài xâm hại, khi hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông bị đe doạ và làm cho trở nên tồi tệ đi. Trung Quốc phải chấm dứt ngay mọi hành động đi ngược lợi ích chính đáng của các nước trong khu vực và của các đối tác bên ngoài ở khu vực này, chấm dứt ngay và hoàn toàn mọi hành vi vi phạm UNCLOS và bất chấp luật pháp quốc tế ở khu vực này.
Theo Danviet
Nắng nóng tiếp tục hoành hành ở miền Trung, có nơi 40 độ C
Biển Đông không có bão, thuận lợi để ra khơi
Thời tiết nắng nóng tiếp tục hoành hành ở miền Trung, có nơi 40 độ C
Trong 7 ngày tới trên Biển Đông không có bão và áp thấp nhiệt đới, do vậy gió mùa tây nam cũng sẽ suy yếu dần, thuận lợi cho tàu thuyền ra khơi sau những ngày mưa gió biển động.
Miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi rãnh thấp gió mùa nên vùng núi tiếp tục có mưa vừa mưa to trên diện rộng, đợt thời tiết xấu này còn kéo dài đến thứ năm tuần sau (25.7) do điều kiện hội tụ gió và nhiễu động trên cao, mưa tập trung nhiều từ tối đến đêm về sáng nên cần đề phòng mưa to gây lũ quét và sạt lở ở các tỉnh vùng núi.
Trong khi đó ở vùng đồng bằng trung du mưa giảm đáng kể, trời sẽ oi bức nắng nóng trở lại do chịu ảnh hưởng bởi áp thấp nóng từ phía tây mở rộng và lấn sang. Đợt nắng nóng này tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng trong hai ngày cuối tuần cho đến thứ hai, sau đó thời tiết chuyển xấu, mưa tăng dần và có nơi mưa to, đề phòng giông sét kèm theo lốc gió giật có thể xảy ra.
Nắng nóng nhất là các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, do chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiệu ứng phơn nên có nhiệt độ cao nhất hầu hết từ 36 - 38oC, có nơi 39 - 40oC và đợt nóng này kéo dài cho đến cuối tuần, ban đêm trời cũng hầm hập nóng đem đến cảm giác khó chịu và dễ bị bệnh.
Các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên xen kẽ nắng nóng gay gắt là những cơn mưa giông trên diện hẹp vào chiều tối. Tuy nhiên, do mưa không đều nên không giảm nhiệt mà còn tăng thêm cảm giác oi bức do độ ẩm có xu hướng tăng dần. Sau nhiều đợt nắng nóng kéo dài gay gắt, miền Trung rất dễ có các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như sét, lốc xoáy, mưa đá và gió giật. Ngoài ra tình hình khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng thêm nghiêm trọng và nguy cơ xảy ra cháy rất cao.
Tây nguyên và Nam bộ mưa có xu hướng sẽ giảm dần do gió mùa tây nam suy yếu, thời tiết sáng nắng đến trưa, mưa tập trung vào chiều tối. Miền Đông sẽ có mưa nhiều hơn miền Tây, có nơi mưa to. TP.HCM cũng có lúc mưa to gây tình trạng ngập cục bộ vào giờ cao điểm lúc chiều tối. Miền Nam đang trong thời kỳ cao điểm của giông sét và gió giật khá nguy hiểm. Nhiệt độ Nam bộ dao động 25 - 33oC, độ ẩm cao hơn 90% và nắng thiếu hụt so với trung bình, không có oi nóng.
Theo dự báo trong tháng 7 mực nước sông Cửu Long ở vùng đầu nguồn dao động theo triều và ở mức thấp hơn so với cùng thời kỳ năm 2018, không có lũ sớm đầu mùa nên thuận lợi cho việc xuống giống lúa và hoa màu vụ ba. Trong 7 ngày tới triều xuống và mưa hơi giảm, bà con cần tranh thủ xuống giống ngay nhằm đảm bảo lịch thời vụ.
Bên cạnh đó, thời gian qua do mưa ẩm nhiều và sương mù xuất hiện khá thường xuyên nên cần chú ý phòng ngừa bệnh đạo ôn lá trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh và bệnh đạo ôn cổ bông ở giai đoạn đòng trổ. Ngoài ra, thời gian tới ốc bươu vàng sẽ tiếp tục gây hại trên cây lúa nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Theo Thanhnien
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về vấn đề Biển Đông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định chắc chắn Việt Nam sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông cũng như thách thức về an ninh khác khi tổ chức các hội nghị quốc phòng quân sự ASEAN 2020. Bên lề hội nghị triển khai thực hiện đề án tổ chức các hội nghị quốc phòng - quân...