Trung Quốc có thể xây thêm nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài
Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định Trung Quốc nhiều khả năng thiết lập thêm căn cứ quân sự tại Pakistan.
Binh sĩ trên tàu chiến Trung Quốc tại Djibouti. Ảnh: Reuters
Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ trình quốc hội ngày 6/6 cho biết Trung Quốc có thể sẽ xây dựng thêm nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài, sau khi Bắc Kinh hoàn tất việc xây dựng cơ sở tại Djibouti, theo Reuters.
Lầu Năm Góc nhận định Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm cách mở thêm căn cứ tại những quốc gia có quan hệ gần gũi lâu dài và có cùng lợi ích chiến lược với nước này, điển hình như Pakistan, thị trường xuất khẩu vũ khí chính của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Trong khi đó, vị trí Djibouti ở rìa tây bắc Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo ngại quốc gia này sẽ trở thành một mắt xích trong vành đai bao vây quân sự của Trung Quốc tại khu vực cùng với Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka.
Báo cáo cũng đề cập đến những phát triển của quân đội Trung Quốc trong năm 2016, với chi tiêu quốc phòng ước tính lên đến hơn 180 tỷ USD, cao hơn con số 140 tỷ USD do Bắc Kinh công bố.
Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá Trung Quốc gần đây đã đạt được nhiều bước tiến trong lĩnh vực biển và vũ trụ, điển hình như việc phóng thành công vệ tinh lượng tử và chế tạo thành công tàu sân bay nội địa đầu tiên.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Việt Nam lên tiếng về việc Nga cân nhắc trở lại Cam Ranh
Việt Nam tái khẳng định chính sách không cho nước khác đặt căn cứ quân sự, sau khi truyền thông Nga đưa tin Moscow cân nhắc trở lại cảng Cam Ranh, Khánh Hoà.
Tàu ngầm của Việt Nam, đặt hàng Nga đóng, về cảng Cam Ranh cách đây hai năm. Ảnh: Nguyễn Đông
"Lập trường nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Tất cả các luận điểm tôi đã nêu là không thay đổi", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay trả lời câu hỏi về việc truyền thông Nga cho biết nước này đang cân nhắc việc trở lại cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Cảng Cam Ranh từng là địa điểm Liên Xô (sau này là Nga) thuê làm căn cứ quân sự trong 24 năm, từ 1979 đến 2002.
Năm 1965, sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho phép Mỹ sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự. Đến năm 1972, Mỹ bàn giao căn cứ này cho quân đội Sài Gòn.
Gần đây các tàu hải quân của một số nước đã đến giao lưu với hải quân Việt Nam tại Cam Ranh. Khu trục hạm USS John S. McCain và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Mỹ hồi đầu tháng 10 lần đầu tiên ghé thăm Cam Ranh.
Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết thời gian qua quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam với Nga cũng như với các đối tác lớn khác trên thế giới đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ.
"Việt Nam luôn thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển hợp tác với tất cả các đối tác trên cơ sở cùng có lợi, vì hoà bình , ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và trên thế giới", ông Bình nhấn mạnh.
Việt Anh
Theo VNE
Mỹ không có kế hoạch rời căn cứ quân sự ở Qatar Quân đội Mỹ không có ý định bỏ căn cứ không quân phục vụ chiến dịch chống IS ở Qatar, bất chấp căng thẳng ngoại giao trong khu vực. Máy bay ném bom B-52 của Mỹ tại căn cứ không quân al-Udeid, Qatar. Ảnh: AP Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ hôm nay tuyên bố không có kế hoạch rời khỏi căn cứ...