“Trung Quốc có thể tấn công Kobe đầu tiên nếu nổ ra xung đột với Nhật”
Nếu nổ ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật, thành phố lớn thứ 6 của Nhật, Kobe, có thể là mục tiêu tấn công đầu tiên của quân đội Trung Quốc, tạp chí Shukan Gendai tại Tokyo nhận định hôm 18/6.
JS Mochisio – một tàu ngầm lớp Oyashio của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.
Tạp chí Shukan Gendai cho hay, Kobe có thể là mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc vì thành phố này là nơi đặt 2 hãng đóng tàu ngầm lớn của Nhật, Mitsubishi và Kawasaki.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, chuyên gia quân sự Nhật Bản Mitsuhiro Sera nói với Shukan Gendai rằng các máy bay chiến đấu của không quân hoặc hải quân Trung Quốc thường bay cách máy bay Nhật ít nhất 800 m mỗi khi đối đầu nhau trên Hoa Đông. Tuy nhiên, các quy tắc đã thay đổi và các máy bay Trung Quốc gần đây đã bay rất gần các máy bay Nhật trong khu vực.
Video đang HOT
Theo ông Sera, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tấn công nơi ít được dự đoán nhất, và Kobe là mục tiêu tiềm tàng.
Một quan chức giấu tên của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cũng ủng hộ nhận định của ông Sera, nói rằng ông sẽ chọn tấn công Kobe nếu ông là tướng Trung Quốc.
Mitsubishi và Kawasaki chế tạo tàu ngầm cho lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tại các nhà máy đặt tại Kobe.
Các tàu ngầm có thể đóng một vai trò quan trọng trong một chiến dịch hải quân giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng, nếu Trung Quốc tấn công 2 nhà máy này, điều đó sẽ khiến Nhật Bản gặp nguy hiểm.
Theo Dantri
Myanmar muốn mua và sản xuất tiêm kích JF-17 Trung Quốc
Không quân Myanmar đang muốn mua mẫu tiêm kích đa năng giá rẻ JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất.
Theo tờ Wantchinatimes đưa tin hôm 16/6 cho hay, lực lượng Không quân Myanmar sẽ là khách hàng tiếp theo sau Pakistan, mua các máy bay chiến đấu phản lực đa năng JF-17 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô của Trung Quốc chế tạo.
Hiện tại, Không quân Myanmar có khoảng 23.000 binh sĩ (gồm phi công và đơn vị bảo đảm kĩ thuật) với 10 căn cứ lớn được phân bố trên khắp đất nước. Về mặt trang bị, nước này sở hữu 32 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29B cùng với một số lượng nhất định MiG-29SE do Nga sản xuất và 25 tiêm kích J-7M của Trung Quốc, 21 chiếc cường kích Q-5 cũng do Trung Quốc chế tạo và 16 máy bay huấn luyện các loại.
Myanmar cũng sở hữu 9 trực thăng tấn công đa năng Mi-35 và hơn 90 máy bay trực thăng vận tải các loại. Có một đặc điểm dễ nhận thấy rằng Không quân Myanmar sở hữu một số lượng lớn các máy chiến đấu do Trung Quốc chế tạo.
Tiêm kích đa năng giá cực rẻ JF-17.
Được biết, ngoài việc mua mới các máy bay JF-17, Không quân Myanmar còn tìm cách mua lại giấy phép sản xuất dòng máy bay này từ Trung Quốc hoặc Pakistan để sản xuất trong nước.
JF-17 là mẫu máy bay chiến đấu liên doanh giữa Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô với Tổ hợp hàng không Pakistan. JF-17 có khả năng mang các tên lửa không đối không từ tầm ngắn tới tầm xa như PL-5EII, PL-9C và PL-12; tên lửa không đối đất và cả tên lửa chống hạm - điều này sẽ giúp Không quân Myanmar tăng cường khả năng tác chiến trên biển.
Tuy do Trung Quốc và Pakistan chế tạo nhưng JF-17 vẫn có thể tương thích với các hệ thống chiến đấu của Châu Âu. Hiện nay trên thế giới chỉ có Không quân Pakistan đang sử dụng JF-17 trong biên chế của mình (khoảng 54 chiếc).
Với giá thành thấp cùng với chính sách xuất khẩu khá dễ dàng, JF-17 trở thành một trong những mặt hàng vũ khí xuất khẩu chính của Trung Quốc đối với các quốc gia đang phát triển không thể chi nhiều cho việc mua sắm các máy bay chiến đấu đắt tiền của Châu Âu hay của Nga.
Theo Kiến Thức
Thế giới 24h: Nóng vùng trời Hoa Đông Máy bay Trung Quốc lại bị tố bay sát máy bay Nhật Bản trên vùng trời biển Hoa Đông; Nhật và Australia khai mạc hội nghị an ninh cấp cao... là các tin nóng. Nổi bật Theo Kyodo, hôm 11/6, hai chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay áp sát một cách bất thường hai máy bay của Lực lượng...