Trung Quốc có thể sắp triển khai tên lửa hạt nhân vươn tới Mỹ
Chuyên gia quân sự Mỹ lo ngại trong năm nay Trung Quốc sẽ triển khai tên lửa DF-41 với khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân, tầm bắn có thể vươn tới bất kỳ khu vực nào ở Mỹ.
Tên lửa đạn đạo Trung Quốc đặt trên xe phóng di động. Ảnh: AFP
Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang họp với lãnh đạo các nước ở Washington về an ninh hạt nhân, giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 (Đông Phong-41) mang nhiều đầu đạn hạt nhân trong năm 2016, theo Finacal Times.
“Với một số vụ thử được báo cáo trong thực tế, Trung Quốc rất có thể sẽ đưa DF-41 vào biên chế cho lực lượng tên lửa chiến lược của nước này”, Richard Fisher, chuyên gia thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế, cho biết.
Không giống những loại tên lửa đạn đạo trước đó, DF-41 có thể được bắn từ bệ phóng di động. Với tầm bắn hơn 14.000 km, DF-41 có thể vươn tới bất cứ đâu trên đất Mỹ.
Cho đến năm 2008, Trung Quốc được cho là chỉ có 20 đầu đạn hạt nhân. Nhưng theo Fisher, hiện nước này sở hữu 200-400 đầu đạn hạt nhân. Nhưng con số này vẫn thua xa Mỹ, nước đang sở hữu 4.760 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, ông Fisher cảnh báo Trung Quốc sẽ nhanh chóng tăng số lượng đầu đạn hạt nhân ngang với Mỹ.
Video đang HOT
Quân đội Trung Quốc gần đây đã đạt được một số tiến bộ. Tên lửa DF-21D, “sát thủ tàu sân bay” có thể gây nguy hiểm cho tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương. Loại mới hơn của dòng tên lửa này là DF-26 cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
“Họ thay đổi đầu đạn chứ không đổi tên lửa. Đây là tính năng chuyển đổi nhanh chóng giữa đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường”, chuyên gia Andrew Erickson, nhận định trên tờ China Youth Daily.
Erickson cũng nhận định tên lửa DF-26 không cần yêu cầu nghiêm ngặt về nơi phóng, do đó đáp ứng yêu cầu triển khai nhanh chóng, cơ động và có thể bắn từ bất cứ đâu.
Chuyên gia này cho rằng DF-26 sẽ được triển khai ở Biển Đông, nơi Mỹ đã có hoạt động tuần tra gần các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép.
Quân đội Trung Quốc cũng đang phát triển J-20, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5. Nếu thành công, Bắc Kinh sẽ là quốc gia thứ hai sở hữu thế hệ chiến đấu cơ tối tân này, sau Mỹ.
Văn Việt
Theo VNE
Tận thấy quá trình khởi động tên lửa hạt nhân
Để phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, người chỉ huy phải tiến hành thao tác kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như xác thực giọng nói, mã số, thẻ xác thực và các quy tắc phức tạp khác.
Titan II là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, gắn đầu đạn hạt nhân lớn nhất của Mỹ. Nó có sức công phá và khả năng hủy diệt gấp 650 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945. Chuck Penson, chuyên viên lưu trữ tại Bảo tàng tên lửa Titan ở thị trấn Sahuarita, bang Arizona, cho biết: "Mục đích của dự án chế tạo tên lửa Titan II là đe dọa đối phương, khiến họ phải lo sợ nếu phát động cuộc tấn công chống Mỹ".
Bảng hiệu cảnh báo nguy hiểm trên cửa an toàn vào hầm chứa tên lửa đặt. Titan II được lưu giữ suốt từ những năm 50 đến giữa thập niên 60 trong một hầm ngầm dưới lòng đất ở bang Texas. Hiện tại, người ta vẫn giữ tên lửa tại đây nhưng đã gỡ bỏ các bộ phận kích nổ
Hầm chứa được gắn các tấm cách âm. Nếu không có chúng, sóng âm từ vụ phóng có thể khiến tên lửa rung chuyển và vỡ thành nhiều mảnh trước khi rời hầm.
Trung tâm điều khiển bao gồm thiết bị điện tử, công tắc, nút điều chỉnh. Nó nằm cách xa vị trí tên lửa. Ngoài việc giữ bí mật quân sự, việc xây dựng cơ sở nằm sâu dưới lòng đất giúp hệ thống vẫn an toàn nếu kẻ thù tấn công nước Mỹ bằng bom.
Trước khi bước vào phòng điều khiển, hệ thống loa trong phòng âm thanh báo động. Tiếp đó, người chỉ huy sẽ thấy một thông điệp, hàng loạt những con số ngẫu nhiên và xác nhận giọng nói. Hoạt động này chỉ thành công nếu người thực hiện là tổng thống Mỹ.
Nếu vượt qua khâu đầu tiên, người chỉ huy sẽ được nhận những thẻ xác thực. Mỗi thẻ có hai chữ cái. Thẻ đúng là thẻ chứa hai chữ trùng với hai chữ cái đầu trong thông điệp bí mật được phát qua loa. Cánh cửa phòng điều khiển mở ra.
Sau đó, để khởi động tên lửa, người chỉ huy phải nhập đúng một mã gồm 6 chữ cái trên một dãy các bánh xe xoay. Nếu không biết mã chính xác, việc kết hợp các chữ cái có thể tạo ra 17 triệu kết quả.
Sau khi chèn chuỗi mã, người chỉ huy đếm ngược tới khi khóa phóng mở. Họ giữ khóa trong 5 giây khi một ô có ánh sáng màu xanh lá cây xuất hiện với dòng chữ "sẵn sàng phóng". Khi xoay khóa, hệ thống phóng tên lửa sẽ khởi động. Lúc này, không ai có thể ngăn hoặc trì hoãn một vụ phóng tên lửa diễn ra
Tuy nhiên, Mỹ chưa từng sử dụng Titan II để ngăn chặn một cuộc tấn công nào nhằm vào nước này. Tên lửa Titan II thực hiện rất nhiều sứ mệnh cho Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
TheoTPO
Quy trình phức tạp để khởi động tên lửa hạt nhân Để phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, người chỉ huy phải tiến hành thao tác kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như xác thực giọng nói, mã số, thẻ xác thực và các quy tắc phức tạp khác. Titan II là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, gắn đầu đạn hạt nhân lớn nhất của Mỹ. Nó có sức công...