Trung Quốc có thể sắp cấp phép vaccine Covid-19 dạng hít
Nhà phát triển vaccine Covid-19 dạng hít đầu tiên trên thế giới cho hay Ad5-nCoV an toàn và có thể sắp được Trung Quốc cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Nhà phát triển CanSinoBio Trung Quốc hôm 22/9 cho hay Ad5-nCoV dạng hít khí dung đang tiến triển tốt, hướng tới được cấp phép sử dụng khẩn cấp và sớm đưa ra sử dụng rộng rãi bởi tính an toàn, đáp ứng miễn dịch mạnh, hiệu quả tốt như mũi tiêm tăng cường.
Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine Ad5-nCoV dạng hít. Ảnh: CCTV .
Ad5-nCoV có thể tạo ra phản ứng miễn dịch tế bào mạnh tương đương mũi tiêm bắp. Khi sử dụng Ad5-nCoV làm liều tăng cường, kháng thể IgG gia tăng gấp 7-8 lần so với dùng vaccine bất hoạt thông thường.
Ad5-nCoV, còn gọi là vaccine Adenovirus, là ứng viên vaccine Covid-19 đầu tiên của Trung Quốc được thử nghiệm trên người vào tháng 3/2020. Vaccine do CanSinoBIO và các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc cùng phát triển. Các chuyên gia khuyến nghị vaccine dạng hít là một ứng viên đầy hứa hẹn để bổ sung liều vaccine bất hoạt tăng cường.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I cho thấy sử dụng vaccine dạng hít khí dung làm liều tăng cường sau 28 ngày từ lần đầu tiêm bắp “tạo phản ứng kháng thể trung hòa và IgG mạnh”, theo báo cáo thử nghiệm công bố trên tạp chí Lancet hôm 20/9.
Video đang HOT
Thử nghiệm cũng cho thấy hai liều Ad5-nCoV dạng khí dung được dung nạp tốt, không gây bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Theo các nhà phát triển, tiêm kết hợp vaccine bất hoạt với Ad5-nCoV đem lại kháng thể trung hòa cao chống lại chủng nCoV gốc, cũng như các biến chủng Alpha, Beta, Gamma và Delta.
Thử nghiệm trên động vật cho thấy sử dụng Ad5-nCoV làm liều tăng cường sau khi tiêm hai mũi vaccine bất hoạt cho hiệu quả tốt, cao hơn so với sử dụng vaccine công nghệ mRNA làm mũi tăng cường. Các loại vaccine bất hoạt và vaccine tiểu đơn vị cho hiệu quả thấp hơn đáng kể nếu dùng làm mũi tiêm nhắc lại so với Ad5-nCoV và mRNA, với lượng kháng thể chênh lệch gần 10 lần.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng mới nhất cho thấy trẻ em 6-17 tuổi sử dụng giảm liều Ad5-nCoV cho kết quả an toàn tốt, tỷ lệ phản ứng phụ thấp hơn so với người lớn.
Nếu Ad5-nCoV dạng hít khí dung được cấp phép sử dụng khẩn cấp, nó sẽ là loại vaccine đầu tiên trên thế giới đạt ba khả năng miễn dịch ở thể dịch, tế bào và niêm mạc, theo Tao Lina, một chuyên gia trong ngành vaccine tại Thượng Hải.
Vaccine dạng hít có thể kích thích phản ứng miễn dịch trong màng nhầy đường hô hấp, giúp giảm đau và dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là với trẻ em và người dễ bị tổn thương, vì nó tránh làm sưng và đau vùng tiêm. Ngoài ra, liều lượng dạng hít chỉ bằng 1/5 liều lượng dạng tiêm, giúp tiết kiệm vaccine và giảm áp lực sản xuất.
Trung Quốc gửi vaccine cho cả hai phe Myanmar
Trung Quốc gửi vaccine Covid-19 cho chính quyền quân sự Myanmar, nhưng đồng thời cũng cung cấp cho các nhóm nổi dậy chống đối quân đội.
Trung Quốc đã chuyển gần 13 triệu liều vaccine cho chính quyền của các tướng lĩnh lật đổ cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi hồi tháng 2. Cuộc đảo chính khiến cả Myanmar và hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này rơi vào hỗn loạn.
Chính quyền quân sự dường như bất lực trong ngăn chặn virus lây lan. Trung Quốc cũng được cho là đã âm thầm chuyển hàng nghìn liều vaccine, nhân viên y tế và vật liệu xây dựng cho các trung tâm cách ly, nhiều nhóm nổi dậy cho biết.
Naw Bu, phát ngôn viên Quân đội Độc lập Kachin (KIA), cho biết nhân viên Chữ thập Đỏ Trung Quốc "đôi khi đến giúp chúng tôi ngăn chặn đại dịch Covid". "Nhưng họ không ở lại đây", Naw Bu nói. "Họ chỉ đến một lúc rồi quay về".
Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở Yangon, Myanmar đầu năm nay. Ảnh: AFP .
KIA, với hàng nghìn thành viên, đang kiểm soát lãnh thổ trên những ngọn đồi giàu ngọc bích phía bắc Myanmar. Đây là một trong hơn 20 nhóm phiến quân dân tộc thiểu số Myanmar đang kiểm soát các vùng lãnh thổ biên giới xa xôi, đã chiến đấu với nhau và với quân đội về buôn bán ma túy, tài nguyên thiên nhiên và quyền tự trị.
Naw Bu cho biết khi sóng lây nhiễm thứ ba tràn qua vùng đất thấp Myanmar vào tháng 7, KIA đã tiêm chủng cho 10.000 người trong khu vực họ kiểm soát bằng vaccine Trung Quốc. Nhân viên y tế Trung Quốc cũng đi qua biên giới, sang Myanmar để giao khẩu trang, dung dịch rửa tay.
Phát ngôn viên nhóm phiến quân thuộc đảng Tiến bộ Bang Shan cho biết nhóm cũng đã tiêm vaccine cho 1.000 người ở các khu vực do lực lượng này kiểm soát và đặt thêm nửa triệu liều.
"Người láng giềng tốt" Trung Quốc cũng cam kết cung cấp vaccine cho Quân đội Giải phóng Quốc gia Taang đóng trên lãnh thổ gần đó, phát ngôn viên Tar Phone Kyaw nói.
Trong khi đó, tại thị trấn biên giới Muse, những người đàn ông làm việc tại một trung tâm kiểm dịch mới có sức chứa lên tới 1.000 giường. Trung tâm do các thương nhân muốn khôi phục kinh doanh với Trung Quốc xây dựng. Công nhân là người Myanmar, nhưng vật liệu xây dựng đều do chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cung cấp.
Những viện trợ trên không được đề cập trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở những nơi khác thuộc châu Á và trên khắp châu Phi.
"Trung Quốc sẽ luôn cung cấp sự trợ giúp và hỗ trợ cần thiết cho người dân Myanmar theo nhu cầu của họ trong cuộc chiến chống dịch bệnh", một phát ngôn viên đối ngoại Trung Quốc cho biết khi được hỏi liệu Bắc Kinh có đang giúp đỡ các nhóm nổi dậy chống Covid-19.
Enze Han, phó giáo sư về hành chính công thuộc Đại học Hong Kong, cho biết việc các cơ quan chức năng qua biên giới giúp đỡ là điều "dễ hiểu". "Nếu Trung Quốc muốn bảo vệ đất nước khỏi Covid-19, họ cần tạo ra một vùng đệm", ông nói.
David Mathieson, một nhà phân tích từng làm việc tại Myanmar, giải thích rằng nếu các cuộc đụng độ lớn giữa phiến quân và quân đội nổ ra, như năm 2017 khiến hàng nghìn người chạy sang Trung Quốc, đó sẽ là "tình huống xấu nhất" đối với Bắc Kinh.
Trung Quốc lơ là một dịch bệnh khác đang xảy ra Trung Quốc có thể tự ca ngợi thành tích chống dịch COVID-19 nhưng nước này lại khá im ắng về cuộc chiến chống dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát. Một trang trại nuôi lợn tại tình Hà Bắc (Trung Quốc). Ảnh: AP Trong một hội thảo cách đây 2 năm, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã khuyến khích...