Trung Quốc có thể làm gì với luật chống trừng phạt mới?
Với luật chống trừng phạt vừa đuợc thông qua, Trung Quốc có thể từ chối cấp thị thực, trục xuất và đóng băng tài sản của các cá nhân và thực thể nước ngoài.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Ảnh: Xinhua).
Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) ngày 10/6 đã thông qua luật chống trừng phạt, và luật này có hiệu lực ngay tức thì.
Luật mới này có tên “Đạo luật chống lại lệnh trừng phạt nước ngoài” được đánh giá là công cụ mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Trung Quốc để đáp trả các lệnh trừng phạt của nước ngoài, sau khi Bộ thương mại hồi tháng 1 ban hành “quy chế ngăn chặn” yêu cầu các công ty Trung Quốc phải báo cáo về sự hạn chế của nước ngoài đối với các hoạt động kinh doanh, thương mại nhằm vào các công ty này. Tháng 9/2020, Trung Quốc cũng công bố danh sách các thực thể không đáng tin cậy đối với doanh nghiệp nước ngoài.
Trung Quốc nỗ lực ban hành luật này nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada quanh những chính sách của Bắc Kinh về Hong Kong và người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Theo giáo sư luật Tian Feilong từ Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, dự thảo luật này được công bố lần đầu tiên vào tháng 4, sau khi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Còn các cuộc thảo luận về dự luật này bắt đầu từ năm 2020 khi ông Donald Trump là tổng thống Mỹ. Nhưng Trung Quốc đã tạm dừng để chờ xem người kế nhiệm Joe Biden sẽ có cách tiếp cận như thế nào. “Ban lãnh đạo trung ương đã bàn từ năm ngoái và chờ xem các chính sách của ông Biden về Trung Quốc”, ông nói.
Các chuyên gia cho rằng, luật chống trừng phạt vừa được Quốc hội Trung Quốc thông qua là cơ sở pháp lý quan trọng chống lại các lệnh trừng phạt của nước ngoài thông qua các biện pháp như từ chối cấp thị thực, trục xuất và đóng băng tài sản…
Báo SCMP dẫn lời ông Tam Yiu-chung, đại biểu duy nhất của Hong Kong trong Ủy ban thường vụ quốc hội, cho biết theo luật mới, Hội đồng Nhà nước và các cơ quan trực thuộc sẽ chịu trách nhiệm điều phối những biện pháp trả đũa.
“Những biện pháp này có thể được áp dụng cho các tổ chức và cá nhân, cũng như mở rộng cho vợ/chồng, người thân của các tổ chức, cá nhân đó”, ông Tam nói.
Theo ông, điều 6 của luật mới, các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh có thể bao gồm việc từ chối đơn xin thị thực hoặc nhập c ảnh vào Trung Quốc. Nếu người đó có thị thực, giới chức nước này có thể tuyên bố tài liệu không hợp lệ và trục xuất họ.
“Tài sản của cá nhân có thể bị phong tỏa hoặc tịch thu và các tổ chức ở Trung Quốc có thể bị hạn chế thực hiện giao dịch với cá nhân hoặc tổ chức nằm trong mục tiêu nhắm đến”, ông Tam nói thêm.
Cũng theo luật này, không ai trong nước có quyền giúp các nước khác thực hiện các biện pháp chống Trung Quốc. Thay vào đó, người dân phải giúp chính quyền thực hiện các biện pháp trả đũa, ông Tam cho biết và nhấn mạnh, các cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của nước ngoài có thể đòi yêu cầu bồi thường tại các tòa án ở Trung Quốc.
Nhưng vấn đề theo ông Tam Yiu-chung là không rõ luật mới có áp dụng cho hai đặc khu Hong Kong và Ma Cao hay không. “Để luật được áp dụng ở Hong Kong, nó cần phải được đưa vào Phụ lục III của Luật cơ bản… Nhưng luật mới không đề cập đến cách luật sẽ được áp dụng bên ngoài Trung Quốc đại lục. Tôi không nói là luật này không thể được áp dụng ở Hong Kong nhưng có thể giới chức đại lục cần thêm thời gian để nghiên cứu chi tiết thực tế “, ông Tam nói.
Trong khi đó, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc Greg Gilligan cho rằng, rất khó để bình luận về luật này cho đến khi có thông tin chi tiết.
Sau khi luật được thông qua, người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lật Chiến Thư cho biết: “Trung Quốc sẽ không từ bỏ lợi ích hợp pháp của mình. Và đừng ai nên ảo tưởng về việc buộc Trung Quốc nuốt trái đắng làm tổn hại đến lợi ích của chính chúng ta”.
Trong khi đó, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, việc thông qua luật mới cho thấy quyết tâm của chính phủ nước này trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích cốt lõi, đồng thời sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ với các nước khác.
Trung Quốc - G7 chỉ trích lẫn nhau
G7 cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong, trong khi Bắc Kinh "cực lực lên án" tuyên bố này.
"G7 đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ chống lại Trung Quốc và công khai can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay.
Ông Uông cũng cho rằng hành động của G7 đã "hủy hoại một cách vô cớ các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh năm ngoái. Ảnh: VCG .
Tuyên bố được đưa ra sau khi ngoại trưởng các nước G7, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản, hối thúc Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế và quốc gia. Nhóm bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước những gì họ cho là vi phạm nhân quyền và ngược đãi nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, phía tây Trung Quốc, và ở Tây Tạng.
Nhóm này cũng kêu gọi chấm dứt việc nhắm mục tiêu vào những người biểu tình ở Hong Kong.
Tại cuộc họp báo, ông Uông lặp lại quan điểm của Trung Quốc rằng đó là những vấn đề nội bộ của nước này và G7 cần làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu thay vì gây "mâu thuẫn và bất đồng" trong cộng đồng quốc tế.
"Chúng tôi kêu gọi các quốc gia liên quan đối mặt với các vấn đề của riêng họ và ngừng truyền bá khái niệm an ninh quốc gia cũng như các hoạt động sai lầm khác", ông Uông nói.
Hội nghị ngoại trưởng các nước G7 diễn ra tại London, Anh tuần này sau hơn hai năm gián đoạn vì Covid-19. Hội nghị lần này bàn về "an ninh thời Covid-19", trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức vào tháng 6 ở Cornwall, Anh với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều lãnh đạo thế giới khác.
Trung Quốc chỉ trích quốc hội Canada Trung Quốc cho biết nước này lên án và bác bỏ việc quốc hội Canada thông qua kiến nghị nói Bắc Kinh phạm tội "diệt chủng" người Duy Ngô Nhĩ. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng Trung Quốc "lên án mạnh mẽ hành động chính...