Trung Quốc có thể là ‘nơi trú ẩn an toàn’ giữa khủng hoảng ngân hàng
Các nhà kinh tế tại Citi cho biết cuộc khủng hoảng ngân hàng đang diễn ra ở Mỹ và châu Âu đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào hệ thống tài chính phương Tây, có thể khiến Trung Quốc trở thành “nơi trú ẩn tương đối an toàn”.
Các nhà kinh tế nhận định nền kinh tế Trung Quốc có thể chứng kiến làn sóng mở rộng nhanh chóng trong năm nay, tạo cho nước này “hàng rào” bảo vệ tăng trưởng, trong khi các nền kinh tế ở Mỹ và châu Âu đối mặt với rủi ro gián đoạn tài chính ngày càng cao.
“Từ lâu, chúng tôi đã thảo luận về quan điểm rằng Trung Quốc có thể là hàng rào tăng trưởng lớn trong năm nay. Những căng thẳng ngân hàng toàn cầu gần đây có lẽ đã củng cố luận điểm này,” nhóm các nhà kinh tế của Citi, do Nhà kinh tế trưởng người Trung Quốc Xiangrong dẫn dầu, nhận định.
Các nhà kinh tế lập luận rằng ít nhất, Trung Quốc có thể là một nơi trú ẩn tương đối an toàn nhờ mức tăng trưởng cao, tình hình tài chính lành mạnh, kỷ luật chính sách và chu kỳ kinh tế chính trị mới.
Họ chỉ ra quyết định gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) về việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), nói rằng động thái này cho thấy “sự đảm bảo về hỗ trợ chính sách trong bối cảnh biến động toàn cầu”.
Video đang HOT
Cơ quan quản lý đã giảm tỷ lệ đối với hầu hết tất cả các ngân hàng xuống 25 điểm cơ bản vào tuần trước. Động thái này được nhiều người coi là nỗ lực đảm bảo thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
“Có lẽ từ những bài học kinh nghiệm mà Mỹ đã trải qua trong những năm gần đây, PBoC đã thận trọng hơn trong việc nới lỏng, ngay cả trong thời kỳ đại dịch và có thể nhanh chóng chuyển sang chế độ quan sát khi tăng trưởng trở lại đúng hướng”, các nhà kinh tế tại Citi cho hay.
Họ cũng lưu ý rằng việc Chính phủ Trung Quốc tái cơ cấu vào đầu tháng này là ví dụ về nỗ lực giảm bớt rủi ro tài chính.
Theo CNBC, Citi cũng dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ tăng mạnh so với đồng USD ngay sau tháng 9, điều này sẽ đưa đồng nhân dân tệ lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.
“Với những tác động ngoài ý muốn và không mong muốn từ việc tăng lãi suất mạnh đang xuất hiện ở nước ngoài, dòng vốn chảy vào Trung Quốc có thể tăng lên sau khi họ mở cửa trở lại giao dịch khi quá trình phục hồi diễn ra”, các nhà phân tích kết luận.
Nền kinh tế Trung Quốc tái mở cửa thổi bùng cơn sốt mua vàng
Kết thúc năm 2022 với xu hướng tăng kéo dài sang tháng 1/2023, nhu cầu tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng trở lại vào tháng 2, do nền kinh tế tiếp tục phục hồi thời hậu mở cửa.
Vàng miếng được sản xuất tại Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Lượng vàng xuất khỏi Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE) đã đạt tổng cộng 169 tấn trong tháng 2. Điều này phản ánh nhu cầu bán buôn mạnh mẽ và là dấu hiệu cho thấy sức phục hồi của thị trường vàng lớn nhất thế giới này.
Lượng vàng rút từ SGE trong tháng 2 tăng 30 tấn so với tháng trước và tăng 76 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Con số đó là mức tăng mạnh nhất về nhu cầu vàng bán buôn trong tháng 2 kể từ năm 2014 đến nay.
Hội đồng Vàng Thế giới đã chỉ ra hai động lực chính khiến nhu cầu vàng mạnh mẽ trong tháng 2 vừa qua tại Trung Quốc gồm: Tiêu dùng ổn định trong bối cảnh kinh tế phục hồi; Hoạt động bổ sung hàng hóa của các nhà bán lẻ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Sau nửa đầu năm 2022 yếu kém, nhu cầu vàng ở Trung Quốc tăng mạnh trong nửa cuối năm khi chính phủ bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19. Với nhu cầu phục hồi trong hai quý vừa qua, Trung Quốc đã nhập khẩu 1.343 tấn vàng vào năm 2022 - mức nhập khẩu cao nhất kể từ năm 2018. Tổng lượng vàng nhập khẩu trong năm tăng 64% so với năm 2021.
Sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế về COVID-19 đã giúp thúc đẩy sự phục hồi của thị trường vàng năm ngoái và kéo sang năm 2023. Trung Quốc đã trải qua đỉnh dịch COVID-19 vào tháng 12/2022. Ngay sau đó, các hoạt động kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này đã hồi sinh vào tháng 1/2023.
Sức phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc được chứng minh bằng việc Chỉ số quản lý mua hàng toàn diện (PMI) chính thức tăng lên 56,4 vào tháng 2. Đây là chỉ số PMI cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2017. Hoạt động sản xuất được mở rộng nhiều nhất kể từ tháng 4/2012 và chỉ số PMI dịch vụ tăng với tốc độ nhanh nhất trong 22 tháng.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã nối lại hoạt động mua vàng chính thức vào tháng 11/2022. Vào tháng 2/2023, cơ quan này lại bổ sung thêm 25 tấn vào kho dự trữ của mình. Vàng hiện chiếm 3,7% tổng dự trữ của Trung Quốc.
Trong bốn tháng qua, dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng thêm 102 tấn, dựa trên các con số được báo cáo chính thức.
Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng trên thực tế, Trung Quốc hiện nắm giữ nhiều vàng hơn nhiều so với con số chính thức tiết lộ. Nhiều người suy đoán rằng Trung Quốc có thể sở hữu hàng nghìn tấn vàng "ngoài sổ sách" tại Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE).
Nếu sự phục hồi này trên thị trường vàng Trung Quốc tiếp tục rõ rệt hơn vào năm 2023, nó sẽ thúc đẩy nhu cầu vàng toàn cầu nói chung. Nhu cầu vàng trên toàn thế giới đã tăng 18% lên 4.741 tấn vào năm 2022, mức cao kỷ lục trong 11 năm qua.
Việc mua vàng cũng được coi là phản ánh sự biến động ngày càng tăng của thị trường toàn cầu, khi những suy đoán về suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm tới ngày càng mạnh mẽ.
Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, sử dụng 1.100 tấn vào năm ngoái. Kim loại này có ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nhưng khoảng 80% vàng được sử dụng trong công nghiệp được sử dụng cho thiết bị điện tử, nhờ đặc tính dẫn điện và khả năng chống xỉn màu của nó. Trung Quốc là nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, cung cấp 36% tổng sản lượng hàng năm.
Điện Kremlin nói lệnh trừng phạt của phương Tây có lợi cho hệ thống tài chính Nga Điện Kremlin cho rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang giúp hệ thống tài chính của Nga tránh được ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ. Theo RT, trong ngày 14/3 (giờ địa phương), phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, nhờ có các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, hệ thống...