Trung Quốc có thể dùng tàu sân bay để tuần tra Biển Đông
Kế hoạch “khiêu khích” này có thể triển khai sau khi tàu sân bay thứ 2 của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đi vào vận hành hoàn toàn, IHS Jane’s dẫn lời chuyên gia cho biết.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Trả lời phỏng vấn IHS Jane’s, giáo sư Chu Shulong, giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói: “Đối với các vùng biển phía Bắc, Hoàng Hải và Hoa Đông, Trung Quốc không cần dùng tới tàu sân bay. Bởi các máy bay đồn trú ở đất liền của Trung Quốc có thể tiếp cận các khu vực như quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku)”.
Tuy nhiên, ông Chu nhấn mạnh: “Nếu Mỹ đưa tàu và máy bay tới Biển Đông, thì hiện tại Trung Quốc không có năng lực trên không để đối phó với thách thức như vậy. Thách thức này trong tương lai sẽ xảy ra rất thường xuyên”.
Ông này nói thêm rằng, các chiến đấu cơ của Trung Quốc dù ở căn cứ không quân gần nhất trên đảo Hải Nam cũng phải mất 1 giờ để tiếp cận các khu vực ở Biển Đông”.
Do đó, ông cho rằng, Trung Quốc có thể triển khai tàu sân bay tuần tra Biển Đông sau khi tàu sân bay thứ 2 của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đi vào vận hành hoàn toàn.
Video đang HOT
Tàu sân bay thứ 2 và là tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc hiện đang được đóng tại xưởng ở tỉnh Liêu Ninh. Trong khi đó, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên là Liêu Ninh được mua từ Ukraine năm 1998 và được trang bị thêm sau đó.
Hiện Trung Quốc tiếp tục các hoạt động bồi đắp trái phép đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Để thách thức tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở đây, cuối năm ngoái, Mỹ đã điều một tàu khu trục tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép. Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris, hôm 27/1 cho biết, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông thách thức Trung Quốc.
Tự do hàng hải là vấn đề nền tảng với Mỹ, do đó sắp tới Mỹ sẽ không chỉ tăng cường các đợt tuần tra mà các cuộc tuần tra thậm chí sẽ “phức tạp” hơn, ông Harris nói.
Đề cập đến cam kết an ninh ở khu vực, ông Harris nói: “Tất cả khí tài mới và chiến lược sẽ được đưa đến Thái Bình Dương”. Những khí tài mà ông Harris đề cập đến có thể kể như các chiến đấu cơ F-35, tàu sân bay hạt nhân DD-1000, trực thăng tấn công V-22 Osprey và P-8A Poseidon.
Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nhưng kịch liệt phản đối hoạt động bồi đắp trái phép của Trung Quốc ở đây. Washington lo ngại Bắc Kinh đang thực hiện ý đồ quân sự hóa ở Biển Đông.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Đô đốc Mỹ: Sắp có thêm nhiều đợt tuần tra ở Biển Đông
Tự do hàng hải là vấn đề nền tảng với Mỹ, do đó sắp tới Mỹ sẽ không chỉ tăng cường các đợt tuần tra mà các cuộc tuần tra thậm chí sẽ "phức tạp" hơn, Đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương Harry Harris cho biết hôm qua 27/1.
(Ảnh minh họa: AFP)
Phát biểu hôm qua tại Viện nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington hôm qua, ông Harris nói: "Tôi tin rằng các hoạt động của tàu khu trục USS Lassen đã thách thức phần nào các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc (ở Biển Đông). Các bạn sẽ còn thấy nhiều hơn nữa".
Trước buổi thuyết trình này, ông Harris nói, các dự án của Trung Quốc ở Biển Đông đang biến các bãi đá thành đảo nhân tạo trái phép "có khả năng hỗ trợ đáng kể cho các lực lượng quân sự", trong đó bao gồm các cảng nước sâu. Ông cho biết, trong vòng 18 tháng, Trung Quốc đã cải tạo trái phép khoảng 1.200 hecta bãi đá.
Ông cho biết thêm, mùa thu năm ngoái, tại cuộc gặp gỡ với các quan chức quân đội Trung Quốc, ông đã nói rằng Mỹ coi các dự án cải tạo và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là hành động "khiêu khích".
Ông nói, Bắc Kinh đã đóng góp đáng kể trong hoạt động tuần tra ở khu vực Sừng châu Phi, sơ tán dân khỏi Yemen và các khu vực khác, và đó là điều "không hề tệ". Tuy nhiên, ông Harris nhấn mạnh, điều đáng lo ngại là cách mà Trung Quốc sử dụng sức mạnh của họ. Ông lấy ví dụ về sự trỗi dậy của Trung Quốc đó là việc nước này đóng tàu tuần duyên lớn hơn 25% so với tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Arleigh Burke để triển khai tới Biển Đông và biển Hoa Đông.
Vị Đô đốc này khẳng định Mỹ vẫn giữ ưu thế trội hơn so với Trung Quốc cả về thiết bị và quân sỹ. Tuy nhiên, ông hối thúc giới chức Mỹ phải tiếp tục duy trì ưu thế này trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục chi mạnh tay cho hiện đại hóa quân đội.
Đề cập đến cam kết an ninh ở khu vực, ông Harris nói: "Tất cả khí tài mới và chiến lược sẽ được đưa đến Thái Bình Dương". Những khí tài mà ông Harris đề cập đến có thể kể như các chiến đấu cơ F-35, tàu sân bay hạt nhân DD-1000, trực thăng tấn công V-22 Osprey và P-8A Poseidon.
"Chúng ta có những đồng minh, những bằng hữu mà Trung Quốc không có", ông Harris nói thêm khi muốn đề cập đến hợp tác an ninh giữa Mỹ với Úc, Singapore, Philippines và Nhật Bản.
Minh Phương
Theo Dantri/USNI News
Cụ ông cắt vụn 140.000 tệ để dạy con Cụ ông 85 tuổi người Liêu Ninh đã cắt vụn 140.000 tệ (hơn 21.000 USD) để dạy con trai và con dâu rằng nỗi ám ảnh của xã hội đối với đồng tiền là vô nghĩa. Số tiền hơn một trăm nghìn tệ bị ông Trần cắt vụn. Ảnh: Shanghaiist Theo Shanghaiist, hơn ba tháng trước, ông Trần bán căn nhà ở thành...