Trung Quốc có thể dùng Biển Đông để giấu tàu ngầm
Ráo riết cải tạo các bãi đá trên Biển Đông, Trung Quốc dường như muốn biến vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới này thành pháo đài kiên cố của riêng mình để triển khai tàu ngầm hạt nhân, răn đe Mỹ và các nước trong khu vực.
Một tàu ngầm Trung Quốc neo tại căn cứ hải quân Ngong Shuen Chau của Hong Kong. Ảnh: AFP
Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang mở rộng phi pháp cùng công trình mà Bắc Kinh xây dựng trên các thực thể này khiến Mỹ và các nước láng giềng trong khu vực buộc phải nâng cao cảnh giác tối đa suốt nhiều tháng qua. Bất chấp sự phản đối từ quốc tế, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đẩy mạnh thực hiện kế hoạch của mình.
Sự bất ổn trên mặt biển rất đáng lo ngại nhưng những gì xảy ra dưới lòng đại dương cũng là điều khiến các chuyên gia quân sự phải lưu tâm, theo phòng nghiên cứu quốc tế của nhà xuất bản McClatchy. Trung Quốc hiện sở hữu đội tàu ngầm nguyên tử đang phát triển, được đầu tư mạnh, sở hữu nhiều vũ khí hiện đại. Âm mưu tăng cường hiện diện trên Biển Đông của nước này được cho là nhằm tạo ra một vùng an toàn ở các khu vực nước sâu. Nơi đây sẽ trở thành những “pháo đài” giúp đội tàu ngầm Trung Quốc tự do hoạt động mà không bị phát hiện.
Pháo đài ngầm
“Biển Đông sẽ là địa điểm lý tưởng để Trung Quốc giấu tàu ngầm”, ông Carl Thayer, chuyên gia an ninh giàu kinh nghiệm, giảng viên Đại học New South Wales, Australia, nhận xét. Theo ông, đáy biển ở đây rất sâu. Thêm vào đó, những hẻm núi dưới nước tại khu vực này còn là nơi trú ẩn tương đối tốt cho tàu ngầm.
Trung Quốc tuần trước thông báo sắp ngừng cải tạo các bãi đá ở Biển Đông nhưng tuyên bố này không được các quan chức Washington đón nhận nồng nhiệt. Nhiều người vẫn hoài nghi về mưu đồ thật sự của Bắc Kinh đằng sau sự thay đổi giọng điệu đột ngột.
Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề về Đông Á và Thái Bình Dương, cảnh báo Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, thậm chí cả căn cứ quân sự, trên những đảo nhân tạo mà nước này cải tạo trái phép. Động thái này “rất đáng lo ngại”, ông đánh giá.
“Khả năng quân sự hóa những tiền đồn này đi ngược lại mục tiêu giảm căng thẳng trên biển”, Russel hôm 18/6 nói trong một cuộc họp báo ở Washington. “Đó là nguyên nhân vì sao chúng ta không ngừng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc cải tạo, dừng xây dựng cơ sở hạ tầng và chắc chắn là không được tiếp tục quân sự hóa những tiền đồn trên Biển Đông”.
Theo ông Thayer, đối với Bắc Kinh, Biển Đông có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Vùng biển này bao bọc sườn phía nam Trung Quốc, nơi Bắc Kinh đặt căn cứ tàu ngầm Tam Á trên đảo Hải Nam. Quân đội Trung Quốc đã xây dựng những cơ sở nằm sâu dưới mặt nước để có thể neo đậu tàu ngầm của họ một cách thầm lặng. Trong các tàu ngầm này có những mẫu được trang bị tên lửa đạn đạo.
Bắc Kinh năm 2014 nắm trong tay 56 tàu ngầm, bao gồm 5 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc cũng sở hữu ít nhất ba tàu ngầm hạt nhân có khả năng khai hỏa tên lửa đạn đạo. Họ đang lên kế hoạch bổ sung 5 chiếc tương tự vào đội tàu ngầm của mình, theo một báo cáo được đưa ra hồi năm ngoái của Lầu Năm Góc.
Video đang HOT
Một quan chức hải quân Mỹ hồi tháng 4 cho hay Lầu Năm Góc đang theo dõi “rất sát sao” động thái của các tàu ngầm tên lửa đạn đạo Trung Quốc. “Việc một quốc gia phát triển vũ khí nguyên tử và triển khai những nền tảng vũ khí có thể ảnh hưởng tới Mỹ luôn là điều khiến chúng tôi lo lắng”, đô đốc William Gortney, lãnh đạo Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD), nói.
Trung Quốc vài thập kỷ gần đây ráo riết gây dựng khả năng răn đe hạt nhân để chạy đua với Mỹ và Nga. Chương trình tàu ngầm cũng là một phần quan trọng của kế hoạch trên. Vì tàu ngầm có thể hoạt động bí mật hơn nên chúng ít có nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công nếu so với các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đất liền hay máy bay ném bom hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo JL2 trang bị cho tàu ngầm của Trung Quốc hiện chưa thể vươn tới Mỹ từ Biển Đông. Nhưng Trung Quốc đang ôm tham vọng cải thiện tầm hoạt động của mẫu tên lửa này trong những năm sắp tới. Lý do này khiến giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang coi Biển Đông như một “pháo đài” tương lai cho tàu ngầm hạt nhân.
Tàu ngầm Trung Quốc hiện tại được nhận xét là hoạt động tương đối ồn nên dễ bị phát hiện. Nhược điểm này khiến tàu của Bắc Kinh khó có thể âm thầm lẻn vào vùng biển phía tây Thái Bình Dương. Nhưng nếu Trung Quốc thành công trong việc nâng cao tầm bắn của tên lửa, họ sẽ không cần thiết phải đưa tàu ngầm ra khỏi Biển Đông để khai hỏa đến Mỹ, tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với Washington.
“Kết luận của tôi lúc này là Trung Quốc sẽ áp dụng chiến lược xây pháo đài ngầm ở Biển Đông”, Bernard D.Cole, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, bình luận. Sự thành bại của chiến lược này phụ thuộc nhiều vào quá trình nâng cấp tầm bắn của tên lửa đạn đạo tàu ngầm, ông cho biết thêm.
Về địa lý, Trung Quốc giáp vùng biển Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông. Điều này có nghĩa, để tới Thái Bình Dương, tàu của Bắc Kinh phải đi qua eo biển tương đối hẹp bao quanh bởi Nhật Bản, Philippines, Singapore, Malaysia và Indonesia. Nhiều quốc gia trong số này có mối quan hệ thân thiết với Mỹ đồng thời thường xuyên tiến hành tập trận chung tại các vùng biển trên.
Brad Glosserman, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Honolulu, nhận định một trong những lý do khiến Trung Quốc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền với hầu hết các bãi đá ngầm, đá trên Biển Đông là mong muốn đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực.
Theo Washington Post, Trung Quốc “quan ngại nhất” việc tình báo Mỹ thu thập thông tin tại Biển Đông. Nếu Bắc Kinh có thể đánh bật các tàu, máy bay do thám của Washington ra xa bằng cách tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông thì bước tiến này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để các tàu ngầm Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.
Tàu ngầm Trung Quốc thực tế không phát huy giá trị nếu xảy ra tranh chấp với các nước láng giềng, nhưng lại có ý nghĩa trong trường hợp đối phó với cuộc tấn công từ Mỹ.
Trung Quốc rõ ràng đang theo đuổi chiến thuật dựng “thành trì” và Biển Đông là “pháo đài” kiên cố nhất để nước này phát triển tàu ngầm hạt nhân, nhà phân tích Tong Zhao từ Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua tại Bắc Kinh bình luận.
Vũ Hoàng
Theo McClatchy/ Washington Post
Sự giả dối của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc luôn cố đóng vai "nạn nhân" ở Biển Đông, nói một đằng nhưng làm một nẻo, vì vậy không thể tin những gì quan chức nước này phát biểu.
Trung Quốc nói "kiềm chế" nhưng vẫn ồ ạt bồi đắp, xây dựng ở Biển Đông. Ảnh:CSIS
Nhà phân tích Graeme Dobell của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng, với chủ đề Biển Đông, mỗi lần Bắc Kinh phát biểu thì lại là những phàn nàn về sự bất công nào đó đang áp đặt cho Trung Quốc "bất chấp quyền và lợi ích không thể chối cãi" của nước này. Ngôn từ kiểu một nạn nhân như "mọi người xúm vào để chống lại nước Trung Quốc tội nghiệp nhưng rồi Bắc Kinh sẽ vượt lên chiến thắng dù những vết thương lòng lịch sử vẫn nhức nhối."
Graem Dobell dẫn ví dụ về trường hợp đáp lại các ý kiến của Mỹ về tự do hàng hải và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, chuyên gia Trung Quốc Yanmei Xei cho rằng Bắc Kinh "không xem hành động của Hải quân Mỹ là nhằm vào việc duy trì luật pháp quốc tế. Thay vào đó, Trung Quốc cho rằng Washington chủ yếu là muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh."
Bắc Kinh thường tự hào tuyên bố về sức mạnh của mình, nhưng trong rất nhiều thông điệp khi cần thể hiện ra, nước này lại cư xử như kiểu các thiếu nữ: "sao mọi người quá đáng với em thế?"
Những tuyên bố sáo rỗng
Một ví dụ nữa về khác biệt giữa lời nói và việc làm là Bắc Kinh luôn nhắc những điệp khúc về hòa bình, ổn định đầy hoa mỹ, bất chấp thực tế các nước trong khu vực sục sôi phản đối những hành động ngang ngược của nước này.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 5/2015, trưởng đoàn Trung Quốc là Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã phát biểu: "Chúng tôi hy vọng các nước liên quan sẽ làm việc cùng nhau trên cùng quan điểm để xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác."
Câu này đã được Graem Dobell châm biếm diễn giải là: "Chúng tôi chắc chắc sẽ tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo. Hàng núi cát tiếp tục được hút và bồi đắp. Quý vị hãy quen dần với chuyện đó đi. Hãy chấp nhận thực tế mới và những việc đã rồi của chúng tôi. Nhân tiện thì tôi muốn nói là hỡi nước Mỹ, đây là kiểu đối trọng của chúng tôi với vùng biển Carribean."
Còn với kết luận của Đô đốc Tôn "chúng tôi hy vọng rằng tất cả các nước trên thế giới có tinh thần cùng chiến thắng, hợp tác để tất cả cùng chiến thắng, sẽ củng cố đối thoại và tham vấn, có những nỗ lực kiên định để bảo vệ hòa bình và ổn định" thì Dobell diễn giải thông điệp thực sự là: "cùng chiến thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng cả hai lần, còn tất cả cùng chiến thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng tất cả."
Một học giả khác là Giáo sư Evelyn Goh, Khoa Quan hệ quốc tế của Đại học Oxford, nhận xét nhẹ nhàng hơn rằng "với người Trung Quốc, Đối thoại Shangri-La chỉ có mục đích để nêu thực tế khó chịu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm toàn các đồng minh và bạn bè của Mỹ mà trong đó nhiều nước có nguồn lực lớn."
Cố tình hiểu khác
Nhà phân tích Graeme Dobell cho rằng trong các cuộc gặp song phương gần đây, cả hai bên Mỹ - Trung có quá nhiều điều chưa nghe nhau nói hết và dùng đầy những ẩn dụ khiến phải phỏng đoán. Đôi lúc, hai bên tưởng sẽ nói về cùng một chủ đề nhưng thực sự thì là những điều rất khác nhau hoặc có cách hiểu không giống nhau.
Với Trung Quốc, quan hệ trục với các nước lớn mới giữ vai trò trọng yếu vì tự coi bản thân Trung Quốc là một nước lớn, có tầm vóc kinh tế quan trọng. Chính vì thế, Bắc Kinh hành động với giả định rằng vấn đề các đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba trong số các vấn đề tồn tại trong "mối quan hệ kiểu siêu cường" với Mỹ.
Trung Quốc cũng áp dụng mối quan hệ nước lớn để đổi chác lợi ích. Khi Mỹ tuyên bố không tỏ thái độ với bất kỳ bên nào đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông thì Bắc Kinh hài lòng. Nhưng khi Mỹ tỏ quan ngại về tự do hàng hải ở vùng biển này thì lập tức Bắc Kinh phản ứng rồi nhanh chóng chuyển sang nhấn mạnh đến các chủ đề hợp tác được cho là quan trọng khác.
Bắc Kinh cũng giả định rằng "mối quan ngại" lớn nhất của Trung Quốc và Mỹ là xây dựng nhóm g2 (đơn giản là 2 nước) thành nhóm G2 (hai siêu cường). Giới phân tích cho rằng chắc chắn Trung Quốc sẽ nhấn mạnh "mối quan hệ kiểu siêu cường" này trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình tháng 9 tới.
Vì coi Biển Đông không phải là vấn đề cốt lõi giữa hai siêu cường nên Bắc Kinh đã không nắm bắt được tất cả những tín hiệu khác biệt đến từ Mỹ. Theo truyền thống, Hạm đội 7 Thái Bình Dương nói riêng và Hải quân Mỹ nói chung có vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ. Đó là lý do Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương luôn là người của Hải quân Mỹ.
Đối với Hải quân Mỹ, Biển Đông thực sự là vấn đề quan trọng có tính then chốt. Một trong những phát biểu của quan chức Hải quân Mỹ được chú ý nhất là của Đô đốc Harry Harris tại ASPI vào tháng 3/2015 về "thành lũy cát" của Trung Quốc.
Giới phân tích nhận định từ quan điểm mà Hải quân Mỹ thể hiện về vấn đề Biển Đông có thể thấy đánh giá của Mỹ là hoàn toàn được hiểu theo nghĩa đen. Washington có thể nhận thức về quan hệ kinh tế Mỹ - Trung nhưng không vì thế mà bỏ qua sự nghiêm trọng trong vấn đề Biển Đông, một lợi ích chiến lược to lớn không thua kém quan hệ với Trung Quốc.
Về vấn đề này, Dobell cho rằng Trung Quốc cần phải cân nhắc câu hỏi của giáo sư Nick Bisley của Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học La Trobe, Australia rằng "Tại sao Mỹ lại chấp nhận rủi ro trong quan hệ Mỹ - Trung để chỉ trích vấn đề đá, đá ngầm và đảo nhân tạo?"
Theo Nick, Trung Quốc đã "thực sự ngạc nhiên khi Mỹ tỏ thái độ cương quyết" trong vấn đề Biển Đông. Thực ra, đơn giản là Bắc Kinh đã không đánh giá đúng mức cách thức mà Mỹ cân bằng lợi ích và xác định lợi ích chiến lược. Ông cũng cho rằng Bắc Kinh nên đọc lại bài phát biểu của đô đốc Harris tại ASPI. Thời điểm đưa ra phát biểu về "thành lũy cát", Harris là tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, nhưng giờ ông đã thăng chức, thành tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương. Khi diễn giải phía bên kia đang nói gì, "điều quan trọng là cần phải nhìn nhận ai đang nói gì và họ nắm quyền lực gì để thực thi lời nói của mình", Nick gửi gắm tới Bắc Kinh.
Minh Châu
Theo National Interest
Mỹ: Trung Quốc không thay đổi được chủ quyền ở Biển Đông bằng cát Đại sứ Mỹ tại Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hôm qua khẳng định hoạt động cải tạo của Trung Quốc không làm thay đổi chủ quyền ở Biển Đông, và không thể giúp nước này hiện thực hóa yêu sách ở Biển Đông. Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian. Ảnh: AP "Không lượng cát nào có thể thay đổi...