Trung Quốc có thể đã đưa tên lửa chống hạm tới Hoàng Sa
Các nhà phân tích quân sự cho rằng hình ảnh mới hé lộ cho thấy Trung Quốc đã triển khai một hệ thống tên lửa chống hạm phi pháp tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hình ảnh Trung Quốc phóng tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 được cho là diễn ra ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: SCMP
Hình ảnh do một nhà phân tích quân sự đăng lên mạng xã hội Weibo hôm 20/3 cho thấy vụ phóng tên lửa hành trình chống hạm YJ-62, với vòm radar ở hậu cảnh. Chuyên gia phân tích nói địa điểm được cho là đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bắc Kinh đã lắp đặt tên lửa đất đối không phi pháp trên đảo này.
Tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly cho biết bức ảnh đồng nhất với hình ảnh từ một tạp chí quân sự Trung Quốc.
SCMP dẫn lời các chuyên gia cho hay dựa trên đánh giá địa hình, tòa nhà ở hậu cảnh bức ảnh, vụ phóng diễn ra ở đảo Phú Lâm.
Thông tin này được đưa ra sau khi Fox News tháng trước viện dẫn hình ảnh vệ tinh, cho rằng hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc đã được thiết lập phi pháp trên đảo.
Một vị đại tá đã về hưu của Hải quân Trung Quốc nói nước này trước đó đã lên kế hoạch triển khai YJ-62 tại đảo Phú Lâm. “Hồng Kỳ-9 (HQ-9) và YJ-62 có những chức năng bổ sung cho nhau, khi loại đầu là tên lửa chống máy bay, còn loại kia chống hạm”, chuyên gia này cho biết. Ông ngang nhiên nói thêm rằng việc triển khai này là cần thiết vì Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ gửi thêm tàu tới Biển Đông.
Video đang HOT
Tên lửa YJ-62. Ảnh: SCMP
Liang Guoliang, chuyên gia quân sự ở Hong Kong, nói việc thiết lập YJ-62 trên đảo Phú Lâm nhằm thực thi chiến lược quân sự Trung Quốc. Ông Liang cho rằng với tầm phóng khoảng 300 km, tương đương 200 hải lý, nó có thể bảo vệ cái gọi là vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc mà không ảnh hưởng đến chiến dịch tự do hàng hải.
Ông nói thêm chức năng khác của đảo Phú Lâm là làm lá chắn bảo vệ cho căn cứ hải quân Yulin ở Tam Á, đảo Hải Nam, cách đó 300 km.
Antony Wong Dong, nhà phân tích ở Macau, cho rằng tầm phóng của YI-62 còn xa hơn HQ-9. “Đây là mối đe dọa lớn với an ninh hàng hải của Việt Nam và là sự vi phạm hoàn toàn luật quốc tế”, ông nói.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012. Sau khi Trung Quốc triển khai phi pháp tên lửa HQ-9 ra Phú Lâm, trong vụ việc được hé lộ tháng trước, Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối Bắc Kinh vi phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, và cho lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc. Việt Nam tuyên bố hành động đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Vị trí đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đồ họa: Guardian
Trọng Giáp
Theo VNE
Học giả TQ dọa đưa tên lửa chống hạm ra Biển Đông
Theo các học giả Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh hoạt động quân sự và đưa tên lửa chống hạm ra Biển Đông, nếu căng thẳng với Mỹ tiếp tục gia tăng.
Theo các học giả Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh hoạt động quân sự và đưa tên lửa chống hạm ra Biển Đông, nếu căng thẳng với Mỹ tiếp tục gia tăng.
Fox News đưa tin Trung Quốc dường như đã triển khai hệ thống tên lửa đất-đối-không tiên tiến ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tuần qua. Tin Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không ở Biển Đông đã được các quan chức ở Mỹ và Đài Loan xác nhận.
Fox News đưa tin Trung Quốc dường như đã triển khai hệ thống tên lửa đất-đối-không Hongqi-9tiên tiến ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Việc triển khai cái gọi là hệ thống tên lửa phòng khôngtiên tiến Hongqi-9 (tương đương với S-300) xảy ra sau khi một tàu khu trục của Hải quân Mỹ đi vào vùng biển trong vòng 12 hải lý của Triton, một hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm cách đây hơn 40 năm.
Nhà nghiên cứu cao cấp Li Jie của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc cho biếtTrung Quốc đã có kế hoạch phòng thủ trong khu vực và sẽ thực thi kế hoạch này, nếu bị Mỹ thúc ép hơn nữa.
Ông Li Jie nói: "Không kích là mối đe dọa lớn nhất (đối với các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông) và phòng không là ưu tiên chính vào thời điểm hiện nay. Việc triển khai tên lửa chống hạm sẽ tùy thuộc vào diễn biến tình hình. Điều này phụ thuộc ...mức độ khiêu khích của Mỹ và các nước tuyên bố chủ quyền khác cũng như nhu cầu của chúng ta".
Tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Trung Quốc đã thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm để quản lý Biển Đông.
Xu Guangyu, một nhà nghiên cứu về hưu của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị Trung Quốc cho biết sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm cuối cùng sẽ là ngang hàng với sự hiện diện quân sự ở các khu đô thị. Đảo Phú Lâm hiện chưa có đủ cơ sở hạ tầng tiên tiến để trở thành một căn cứ vĩnh viễn, nhưng tình hình sẽ dần dần được cải thiện.
Học giả Xu Guangyu nói: "Có hai điều chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Đó là việc cất hạ cánh thường xuyên của máy bay quân sự và các cuộc tập trận chung giữa lực lượng không quân và hải quân (Trung Quốc ở Biển Đông".
Xue Li, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Trung Quốc cảm thấy tự tin hơn về các hành động đối với quần đảo Hoàng Sa so với quần đảo Trường Sa có sự tranh chấp của các nước ven Biển Đông.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố "Trung Quốc có quyền hợp pháp để triển khai (vũ khí khí tài) để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia".
Minh Châu (Theo SCMP)
Theo_Kiến Thức
Tên lửa chống hạm khiến nhóm tàu sân bay Mỹ yếu thế Tên lửa chống hạm nhiều tầm bắn của Trung Quốc được các chuyên gia cảnh báo rằng khiến nhóm tàu sân bay Mỹ bị đe dọa. Tên lửa chống hạm nhiều tầm bắn của Trung Quốc được các chuyên gia cảnh báo rằng khiến nhóm tàu sân bay Mỹ bị đe dọa. Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) mới đây đã phát...